Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2016

Phương pháp xoa bóp phòng bệnh phì đại tuyến tiền liệt(p2)

Trong y học cổ truyền, bệnh phì đại tiền liệt tuyến thuộc phạm vi các chứng như Long bế, Tinh long, Lâm chứng...với cơ chế bệnh sinh chủ yếu là do rối loạn công năng một số tạng phủ như phế,thận, tì, can dẫn tới hậu quả bàng quang không được khí hoá đầy đủ mà phát sinh thành bệnh. Về mặt trị liệu, ngoài việc dùng thuốc uống trong hoặc ngâm ngoài, cổ nhân còn chú ý sử dụng các phương pháp không dùng thuốc, trong đó có vấn đề tự lựa chọn và day bấm một vài huyệt vị, châm cứu nhằm dự phòng tích cực và hỗ trợ chữa trị bệnh. Sau đây, xin được giới thiệu tiếp một vài quy trình cụ thể để người bệnh có thể vận dụng mỗi khi quan trọng.


5- Day bấm huyệt Âm lăng tuyền
Dùng ngón tay cái bấm vào huyệt trong 1 phút. Vị trí huyệt Âm lăng tuyền là một điểm gặp nhau ở chỗ lõm sau bờ sau trong đầu trên xương chày với đường ngang qua lồi củ trước xương chày, phía dưới bên trong đầu gối. Đây là huyệt vị nằm trên đường kinh tì, có khá nhiều công dụng, trong đó có khả năng điều hòa Bàng quang ra thường được dùng để chữa trị một số chứng bệnh bí đái, đái khó, đái dầm, đái không tự chủ. Cổ nhân thường sử dụng phối hợp với hai huyệt Khí hải và Tam âm giao.
6- Day bấm huyệt Tam âm giao
Dùng ngón tay cái day bấm huyệt trong 1 phút sao cho đạt cảm giác căng tức. Vị trí huyệt Tam âm giao ở chỗ lõm sát bờ sau trong xương chày, trên chỗ lồi cao nhất của mắt cá trong 3 tấc. “Tam” có nghĩa là ba, “âm” trái với dương, chỗ mặt trong chân so với mặt ngoài chân, “giao” có nghĩa là chỗ gặp nhau, huyệt ở tại chỗ gặp nhau của ba đường kinh âm cho nên gọi là Tam âm giao. Đây là huyệt có liên hệ mật thiết với ba tạng Thận,Tỳ và Can. Tì và Thận lại có vai trò rất lớn trong việc khí hóa Bàng quang nên tác động vào huyệt Tam âm giao có thể trị những bệnh thuộc hệ tiết niệu và sinh dục, trong đó có các chứng trạng bí đái, đái khó, đái dầm…Trên thực tế những nhà châm cứu thường dùng Tam âm giao phối hợp với huyệt Trung cực và Thủy đạo hay Quan nguyên, Trung cực và Dương lăng tuyền để chữa trị liệu chứng Long bế.
7- Day bấm huyệt Thái khê
Dùng ngón tay cái bấm vào huyệt Thái khê trong 1 phút sao cho đạt cảm giác căng tức. Vị trí huyệt Thái khê ở điểm giữa của đường nối bờ sau mắt cá trong và mép trong gân gót, ngang với mỏm cao nhất của mắt cá trong. Đây là một trong những huyệt vị cần thiết của đường kinh Thận, có công dụng bổ thận âm, làm mạnh lưng gối, làm khỏe dương khí nhờ đó mà tăng cường chức năng khí hóa của Bàng quang giúp cho việc bài tiết nước tiểu được dễ dàng.


8- Xát cột sống thắt lưng
Dùng hai bàn tay đặt hai bên khối cơ cạnh cột sống thắt lưng xát lên xuống chừng 60 lần sao cho tại chỗ nóng lên là đạt yêu cầu. Thao tác này có tác dụng kích thích những du huyệt nằm dọc hai bên cột sống giúp cho quá trình khí hóa Bàng quang được thuận lợi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét