Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2016

Tự bấm huyệt phòng bệnh phì đại tuyến tiền liệt(p1)



Phì đại tiền liệt tuyến hay còn gọi là u xơ tiền liệt tuyến là một bệnh lý chỉ có ở nam giới khi bước sang tuổi trung niên và cao niên, và đang có xu hướng gia tăng mạnh.
Bệnh có triệu chứng bằng những biểu hiện như rối loạn tiểu tiện như tiểu khó, bí tiểu hoặc tiểu tiện không tự chủ, tiểu nhiều lần về đêm...với mức độ tăng dần theo thời gian, cuối cùng sẽ dẫn tới suy thận nếu như không được điều trị bệnh kịp thời, đúng cách và có hiệu quả. Dưới đây, xin được giới thiệu một quy trình cụ thể để độc giả tham khảo, vận dụng khi quan trọng.


1- Xoa bụng dưới
Sử dụng hai bàn tay đặt chồng lên nhau xoa bụng dưới theo chiều kim đồng hồ với 1 lực vừa phải chừng 30 vòng sao cho tại chỗ ấm lên là được. Thao tác này với tác dụng trợ dương khí cho hạ tiêu (làm ấm lên ở vùng bụng dưới) giúp quá trình khí hoá ở bàng quang (kích thích co bóp và làm giãn cơ thắt cổ bàng quang) được thuận lợi. Nhờ đo, mà việc bài tiết nước tiểu được dễ dàng hơn.
2- Day bấm huyệt Khí hải
Sử dụng ngón tay cái hoặc ngón tay trỏ day bấm huyệt Khí hải trong 1 phút. Huyệt Khí hải ở dưới rốn 1,5 tấc trên đường trục giữa cơ thể. Theo y học cổ truyền, Khí hải là bể của sinh khí, là nguồn năng lượng quan trọng cung cấp cho sự sống, bổ thận dương, có công dụng điều khí, làm ấm hạ tiêu nhờ đó mà giúp cho chức năng khí hoá bàng quang được thực hiện. Y thư cổ Thái ngải thiên viết : “Khí hải là biển của sinh khí, nó chủ điều trị được tất cả các bệnh”.
>> Bệnh phì đại tiền liệt tuyến có nguy hiểm không?
3- Day bấm huyệt Quan nguyên
Dùng ngón tay cái hoặc ngón tay trỏ day và bấm huyệt Quan nguyên trong hai phút. Huyệt Quan nguyên ở dưới rốn 3 tấc trên đường trục giữa cơ thể. “Quan” có nghĩa là cái chốt đóng cửa, ý muốn nói là chỗ hiểm yếu ; “nguyên” có nghĩa là mới đầu, to lớn. Vì huyệt vị này là nơi chứa đựng nguyên khí, là nguồn năng lượng lớn rất cần cho sự sống cho ra được gọi là Quan nguyên. Day bấm huyệt này có tác dụng bổ thận cố bản, bổ khí hồi dương, làm ấm hạ tiêu, giúp cho quá trình khí hoá bàng quang được thuận lợi, cải thiện tình trạng rối loạn tiểu tiện.


4- Day bấm huyệt Lợi niệu
Sử dụng ngón tay cái hoặc ngón tay trỏ day bấm huyệt Lợi niệu trong hai phút. Vị trí của huyệt: ở dưới rốn 2,5 tấc hay chính là trung điểm của đường nối rốn và điểm giữa bờ trên xương mu. Đó là một huyệt mới, còn gọi là huyệt Chỉ tả, có công dụng điều trị những chứng bệnh bí đái, đái rắt, đái dầm, đi lỏng do viêm ruột... Theo kinh nghiệm của nhiều nhà châm cứu, có khi chỉ cần day bấm duy nhất huyệt vị này cũng đủ để cải thiện vấn đề rối loạn tiểu tiện, miễn sao phải xác định được chính xác vị trí của huyệt và tác động đúng cách. Nghĩa là, sau khi tìm được huyệt thì dùng ngón tay day đều theo chiều kim đồng hồ rồi hãy bấm với một lực tăng dần kết hợp với dặn tiểu tích cực. Nếu xác định đúng huyệt thì việc đi tiểu sẽ dễ dàng hơn, tia nước tiểu chảy mạnh hơn.
>> Các biểu hiện của bệnh viêm đường tiết niệu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét