Thứ Tư, 8 tháng 6, 2016

Thảo dược điều trị viêm đường tiết niệu

Bệnh viêm đường tiết niệu thuộc phạm trù chứng “ngũ lâm” trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế phát sinh của bệnh khá phức tạp nhưng chủ yếu là do thận hư và bàng quang bị thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như tình dục không điều hòa, phòng lao quá độ, stress, ăn uống thiếu khoa học… Biểu hiện của bệnh là người bệnh hay đi tiểu nhiều lần, tiểu dắt buốt, bí tiểu, muốn tiểu nhưng không đi hết, có thể tiểu đục, tiểu có dính máu, bụng dưới bị đau từng cơn…  Sau đây xin giới thiệu một số loại trà dược chữa trị chứng bệnh này rất hiệu quả để bạn đọc tham khảo áp dụng.
sớm phát hiện và chữa trị kịp thời
Bài 1: Hải kim sa 15g, chè 5g, dây mướp đắng 15g, cỏ seo gà 30g. cho 3 vị hải kim sa, cỏ seo gà, dây mướp đắng vào nồi, đun sôi với 1 lít nước trong 15-20 phút, rồi cho chè vào để sôi tiếp 2 phút là được. Uống ngày 1 thang. Hoặc cho cả 4 vị tán thành bột, rồi cho vào ấm hãm với nước sôi 15 phút là có thể dùng. Công dụng: thanh nhiệt lợi thấp, giải độc, tiêu viêm. Chữa các bệnh viêm đường tiết niệu, sỏi niệu đạo, viêm thận thủy thũng.
Bài 2:
Hải kim sa 30g, gừng tươi 2 nhánh, trà 15g, cam thảo 5g. Hải kim sa và trà đem tán bột. Ngày 2-3 lần, mỗi lần lấy 9g bột hỗn hợp trên và cho thêm chút cam thảo, gừng nấu lấy nước uống. Công dụng:  thanh nhiệt thông lâm, lợi tiểu tiêu trướng. Điều trị tiểu tiện không thông, tiểu dắt, vùng bụng dưới đau tức.
>> Các biểu hiện của bệnh phì đại tiền liệt tuyến
Bài 3: Ngải cứu (cả rễ) 45g, rễ cỏ tranh 15g, cỏ seo gà 15g, mật ong 10g. Ngải cứu, rễ cỏ tranh, cỏ seo gà trộn đều cho vào nồi đổ nước vừa đủ đun sôi trong 15-20 phút, lấy nước thuốc vừa nấu được hòa mật ong uống nóng. Ngày uống 1 thang chia 2 lần trước bữa ăn. Công dụng: lợi niệu tiêu thũng, thanh nhiệt lợi thấp, mát máu giải độc. Chữa các chứng viêm niệu đạo, viêm thận, viêm bàng quang.
Bài 4: Hạt ích mẫu kết hợp chè mỗi thứ 6-9g. Cho 2 vị vào nồi, đổ 600ml nước đun sôi còn 300ml hoặc đun sôi khoảng 20 phút. Ngày sắc 2 thang, uống nóng khi đói. Công dụng: thanh nhiệt lợi thấp, thông lâm, trị tiểu đục, tiểu ra máu, tiểu dắt, tiểu nóng buốt.
Uong-tra-thao-moc-moi-ngay-de-giam-can-hieu-qua-tai-sao-khong-2
Bài 5: Vỏ trắng rễ liễu 60g, nụ hoa hòe 30g, đường trắng vừa đủ. Cho 2 vị thuốc vào nồi, đổ 1,5 lít nước đun cạn còn 500ml, cho đường trắng vào đun tiếp cho sôi. Uống ngày 1 thang thay chè. Công dụng: thanh nhiệt lợi thấp. Chữa bí tiểu, tiểu buốt… Chú ý: Người có chứng hư hàn và âm hư hữu nhiệt không dùng được. Khi uống thuốc phải tuyệt đối kiêng rượu và các chất cay nóng.
Bài 6: Kim tiền thảo 30-60g, râu ngô 30-60g, chè 5g. Cho cả 3 vị vào nồi, đổ nước ngập thuốc đun sôi 10 -15 phút, chắt lấy nước, rồi lại đổ nước vào đun tiếp như vậy. Hợp hai nước lại chia uống dần trong ngày. Hoặc các vị tán thành bột thô, cho vào ấm đổ nước sôi hãm trong 20 phút, uống trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt, lợi niệu bài sỏi, hóa thấp. Chữa các chứng sỏi niệu đạo, sỏi thận, sỏi túi mật…
>>Các triệu chứng của bệnh u xơ tiền liệt tuyến

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét