Thứ Tư, 15 tháng 6, 2016

Điều trị và phòng tránh nhiễm khuẩn đường tiết niệu cho bà bầu

Viêm nhiễm khuẩn đường tiết niệu là bệnh lý thường gặp ở người phụ nữ, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai. Nhiều lúc nhiễm khuẩn đường tiết niệu xảy ra rất âm thầm, lặng lẽ không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng nhưng đa số đều có biểu hiện lên chức năng tiểu tiện tùy theo vị trí nào của hệ tiết niệu như viêm bàng quang, viêm đài bể thận, viêm thận một bên có thể là hai bên. Các ổ nhiễm khuẩn có thể được phát hiện sớm trước lúc mang thai hoặc đồng thời là trong suốt thai kỳ.
Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở bà bầu
Việc điều trị cho bà bầu thường gặp nhiều khó khăn hơn, do việc coi thường bệnh nên có thể không được phát hiện sớm, sử dụng thuốc bừa bãi không theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Việc điều trị khi đó sẽ trở nên phức tạp hơn rất nhiều.


Đối với thể không có biểu hiện triệu chứng cụ thể: Bà bầu có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ,  sử dụng kháng sinh không có hại cho thai nhi, điều trị cho tới khi nhiễm khuẩn được tiêu diệt hết.
>>> Các biến chứng của bệnh phì đại tiền liệt tuyến
Thể viêm bàng quang: Thai phụ sử dụng kháng sinh đến 10 ngày, khi điều trị ngắn ngày bệnh rất dễ bị tái phát lại khi đó phải dùng kháng sinh với liều cao hơn. Kháng sinh thường dùng là ampicilin, erythromycin. Trường hợp vi khuẩn kháng thuốc (khoảng 30% E. Coli kháng thuốc) thì dùng amoxycillin + acid clavulanic hay cephalexin hay nitrofurantoin.
Thể viêm thận – bể thận cấp: Bà bầu cần phải điều trị ở bệnh viện, được thăm khám đầy đủ và đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn, kiểm tra xem hệ tiết niệu, chức năng của thận, siêu âm xem thai nhi có bị ảnh hưởng không… Muốn cho việc điều trị có kết quả tốt cần sử dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ.

Phòng bệnh hiệu quả
Để phòng bệnh hiệu quả phụ nữ đang mang thai cần chú ý những điểm sau đây:
  • Kiểm tra nước tiểu định kỳ 3 tháng một lần.
  • Không nên nhịn tiểu, đi tiểu thường xuyên khi có nhu cầu.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng âm hộ và hậu môn hàng ngày, vệ sinh từ trước ra sau.
  • Uống nước đầy đủ để đào thải các vi khuẩn có hại và độc tố ra khỏi cơ thể đồng thời phòng sỏi tiết niệu.
Khi có các biểu hiện triệu chứng cần được phát hiện sớm và tới các trung tâm y tế chuyên khoa để được điều trị bệnh kịp thời. Với viêm bàng quang cấp hay viêm đài – bể thận cấp, cần xác định là trường hợp nặng, đưa đến đúng tuyến, điều trị sớm. Trong mọi trường hợp, cần tránh dùng các kháng sinh có hại cho thai.
>> Tìm hiểu thêm về bệnh u xơ tiền liệt tuyến

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét