Thứ Tư, 15 tháng 6, 2016

Bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở bà bầu

Phụ nữ khi mang thai rất dễ bị viêm nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nguy hiểm hơn có tới 5-10% thai phụ mắc bệnh nhưng không thấy xuất hiện các biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Việc phát hiện và điều trị kịp thời có vai trò rất quan trọng, nếu để chậm trễ có thể gây ra các hậu quả đáng tiếc cho cả mẹ và thai nhi.
Nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai hay bị mắc bệnh
Đường tiết niệu của phụ nữ khi mang thai có các đặc điểm khác so với người bình thường, khối u tử cung lớn chèn ép lên bàng quang và niệu quản gây ra hiện tượng ứ đọng nước tiểu hay giãn đài bể thận do sự trào ngược của nước tiểu. Hiện tượng ứ đọng nước tiểu gây ra hiện tượng ngược dòng từ bàng quang – niệu quản. Lượng đường trong nước tiểu tăng cao, progestin và estrogen niệu tăng…dẫn đến hiện tượng bị nhiễm trùng đường tiết niệu ở bà bầu.

Ngoài ra, hiện tượng mắc bệnh còn có thể do vi khuẩn ở hậu môn, lây lan sang âm đạo và xâm nhập vào niệu đạo vốn đã rất ngắn ở phụ nữ dẫn tới bị viêm nhiễm, nhiễm khuẩn khu trú ở đây được gọi là nhiễm khuẩn niệu đạo. Vi khuẩn khi di chuyển đến bàng quang lan tới thận qua đường tiết niệu gây ra bệnh viêm thận – có thể là bể thận.
Các thể bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở nữ
Bệnh có các thể như sau:
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không có biểu hiện triệu chứng.
  • Thể viêm bàng quang.
  • Thể viêm thận – đài bể thận.
>> Tìm hiểu thêm về bệnh phì đại tiền liệt tuyến ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?
1.Thể không có biểu hiện triệu chứng
Thể bệnh mà không có biểu hiện lâm sàng, có tới 10% phụ nữ mang thai vướng mắc vào trường hợp này. Vì vậy ngay lần đi khám thai đầu tiên bà bầu nên khám và cấy nước tiểu và sau khi tới tuần thứ 12 – 16 của thai kỳ thì phải xét nghiệm lặp lại để tìm và tiêu diệt vi khuẩn.
Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng như viêm bàng quang cấp hoặc viêm đài bể thận. Thai nhi dễ bị chậm phát triển, sinh thiếu cân hoặc sinh non…

  1. Viêm bàng quang
Kèm theo hiện tượng đái dắt đái buốt, đái ra mủ cuối bãi, cảm giác nóng rát mỗi khi đi tiểu, không sốt nhưng người mệt mỏi và khó chịu. Điều trị không kịp thời có thể bị viêm thận – bể thận cấp.
  1. Viêm thận – bể thận cấp
Đây là thể nặng nhất, khởi phát đột ngột với hội chứng nhiễm khuẩn rầm rộ. Người bệnh bị sốt cao tới 39 o C – 40 o C, mạch nhanh, rét run, thể trạng suy sụp nhanh, hốc hác, người mệt mỏi, đau vùng thắt lưng bên phải là triệu chứng hay gặp, có khi cơn đau âm ỉ, cũng có những lúc đau dữ dội từng cơn, đau xuyên xuống hố chậu phải và bộ phận sinh dục.
Biến chứng gây ra nếu không được điều trị kịp thời dễ làm người mẹ bị choáng, sốc, nhiễm khuẩn làm suy tuần hoàn, suy thận cấp, suy hô hấp cấp …; thai nhi có thể bị suy thai, đẻ non… Bệnh thường gặp ở người có tiền sử bị viêm thận – bể thận do sỏi, viêm bàng quang do sỏi hoặc đường tiết niệu bị dị dạng.
>> Các triệu chứng bệnh u xơ tiền liệt tuyến

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét