Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2016

Ngăn ngừa bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ nhỏ

Các chuyên gia cho biết rằng, có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ em như: vệ sinh cho bé gái sai cách, làm lây nhiễm vi khuẩn từ hậu môn sang niệu đạo, khi rửa hậu môn cho trẻ chúng ta có thói quen rửa từ sau ra trước thì vô tình đã đưa vi khuẩn vào niệu đạo, hoặc có thể do trẻ bị dị dạng đường tiểu, nhiều bé trai bị hẹp bao quy đầu, làm nước tiểu thường xuyên bị ứ lại gây viêm đường tiết niệu; các bé hay nằm, ngồi trên mặt đất hoặc sàn nhà có nhiều bụi bẩn; do đóng bỉm không đúng cách hoặc để lâu không thay bỉm làm cho vi khuẩn ở phân xâm nhập niệu đạo trẻ gây viêm đường tiết niệu. Vậy sau đây là cách để nhận biết và ngăn ngừa viêm đường tiết niệu ở trẻ một cách hiệu quả nhất?
dieu-tri-viem-duong-tiet-nieu-o-be
Các biến chứng nặng của viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu nếu không được phát hiện, chẩn đoán và điều trị kịp thời có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nặng như: vi khuẩn lan từ bàng quang lên thận gây tổn thương thận dẫn đến tổn thương bể thận và làm suy giảm nhanh chóng chức năng thận. Nguy hiểm hơn, đối với những bé đã mắc bệnh thận, sẽ làm tăng nguy cơ gây ra suy thận. Bệnh viêm đường tiết niệu còn dẫn đến tiểu ra máu, làm đau đớn và gây cản trở trong sinh hoạt thường ngày của bé. Bên cạnh đó, viêm đường tiết niệu có thể làm viêm nhiễm các cơ quan khác của cơ thể.
Bậc phụ huynh lưu ý khi thấy con bị sốt kéo dài không rõ nguyên nhân, sinh hoạt không giống vời thường ngày hoặc phát hiện con có một hay nhiều biểu hiện bất thường nói trên cần đưa bé đi khám bệnh để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
>> Các biểu hiện của bệnh phì đại tiền liệt tuyến
Cách ngăn ngừa bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ
Bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ có thể được phòng tránh bằng các cách đơn giản sau: chú ý thay bỉm, tả ngay sau khi trẻ đi tiểu, đi ngoài, không để vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, gây bệnh ở đường tiết niệu. Khi thay bỉm cho trẻ, cần đặc biệt chú ý xem có cặn trắng ở bỉm hay có biểu hiện gì bất thường khác. Hoặc nếu thấy trẻ hay cho tay sờ vào chỗ kín thì cha mẹ cần kiểm tra và theo dõi kĩ càng. Nếu là bé trai, khi đi tiểu bị phồng ở bao quy đầu hoặc đi tiểu khó khăn phải cho trẻ đi khám, để biết bao quy đầu có bị hẹp hay không vì hẹp bao quy đầu là một trong nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu. Khi vệ sinh cho trẻ, cần vệ sinh từ trước ra sau để không đưa vi khuẩn từ hậu môn vào đường tiết niệu.
viêm đường tiết niệu ở trẻ
Các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý cho trẻ uống đủ nước hằng ngày, làm giảm tối thiểu khả năng nước tiểu bị đặc. Trong chế độ ăn, cần tăng cường rau, hoa quả, bổ sung đầy đủ các khoáng chất và vitamin, nâng cao sức đề kháng của trẻ. Khi bé có các biểu hiện nghi ngờ tới bệnh viêm đường tiết niệu, cần cho trẻ tới khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời và đúng bệnh.
>> Tìm hiểu thêm về bệnh u xơ tiền liệt tuyến

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét