Thứ Năm, 22 tháng 12, 2016

Phòng chống bệnh suy giãn tĩnh mạch chỉ cần 15 phút tập luyện hàng ngày

Không quá khó khăn để ngăn ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch chỉ cần một lối sống năng động, tích cực tập luyện thể dục 15 phút mỗi ngày.
Để giúp mọi người phòng cũng như hỗ trợ việc trị bệnh suy giãn tĩnh mạch thì chuyên gia hàng đầu thế giới cũng có cung cấp một bài tập thể dục có tác dụng triệt tiêu trọng lực và làm tăng sức mạnh cơ bắp bàn chân như sau:
Tư thế nằm
Nằm thẳng hoặc nâng chân cao 60 độ hoặc hai chân dựa vào tường góc 90 độ, thực hiện những bài tập xoay cổ chân cùng chiều và ngược chiều kim đồng hồ, gập duỗi cổ chân, dạng khép những ngón chân, mỗi động tác thực hiện tới khi mỏi thì đổi chân, thời gian tập khoảng 30 phút mỗi ngày hoặc nhiều lần trong ngày, mỗi lần 10-15 phút.

suy giãn tĩnh mạch

Tư thế ngồi
Ngồi trên ghế sao cho đùi bằng hoặc cao hơn mông để giảm thiểu áp lực tác động lên cột máu tính mạch, các bài tập cẳng bàn chân ở tư thế này tương tự như tư thế nằm.
Tư thế đứng
Đối với tư thế đứng hầu như không có tác dụng triệt tiêu trọng lực, nhưng vẫn hợp lý với người có công việc buộc phải đứng trong thời gian dài, tập luyện dạng, khép ngón chân, nhón gót chân mũi chân luân phiên, ngoài ra còn có thể kết hợp với dụng cụ hỗ trợ như cầu thang, bàn, ghế.
Cần phải kết hợp hít thở sâu nhịp nhàng trong quá trình luyện tập do hô hấp cũng là một trong ba cơ chế căn bản giúp thúc đẩy hiệu quả phòng ngừa và điệu trị bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Đi bộ
Ở tư thế đứng yên thì vàn chân tiếp xúc với mặt đấy sẽ không còn có dòng chảy tĩnh mạch.
Đi bộ, gót chân được nhấc lên cao thì máu từ tĩnh mạch phía dưới gót chân và lòng bàn chân sẽ được đẩy lên những tĩnh mạch sâu của cẳng chân. Sau đó động tác co cơ cẳng chân sẽ đẩy dòng máu về tĩnh mạch của vùng đùi, cứ như thế dòng máu sẽ chảy về tĩnh mạch cao hơn, rồi về tim.
Sự co cơ khi đi bộ sẽ giúp bơm tĩnh mạch hoạt động hiệu quả, các lực ép của cơ vào hệ tĩnh mạch sâu đo được khi đang vận động tích cực cao hơn rất nhiều so với lúc đứng yên. Từ đó giúp máu được đẩy mạnh về tim, làm giảm vấn đề ứ động cũng như áp lực trong hệ tĩnh mạch nông.

suy giãn tĩnh mạch

Trong những thực nghiệm đánh giá về sự biến đổi áp lực tĩnh mạch nông khi đi bộ, người ta luồn một kim nhựa vào lòng tĩnh mạch nông ở bàn chân của người và nối kim với 1 cột nước. Ở tư thế đứng yên, cột nữa dâng cao tới ngang tim.
Việc đi bộ giúp đẩy máu từ hệ tĩnh mạch sâu về tim tốt hơn, làm giảm áp lực của hệ tĩnh mạch nông. Nhờ đó giảm những triệu chứng và biểu hiện lâm sàng của bệnh suy giãn tĩnh mạch.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét