Thứ Hai, 12 tháng 12, 2016

Lời khuyên dành cho những bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân không nguy hiểm đến tính mạng, chỉ gây khó chịu, đau đớn và mất thẩm mỹ, cản trở sinh hoạt. nhưng biến chứng của bệnh này là sự hình thành những cục máu đông trong lòng tĩnh mạch, những cục máu này có thể gây tắc mạch máu tại chỗ hoặc di chuyển theo dòng máu và gây tắc mạch chỗ khác, trong đó nguy hiểm nhất là tắc mạch phổi, có thể dẫn tới suy hô hấp và tử vong.
Có đến 77,6% các bệnh nhân không hiểu mình mắc bệnh. Ngoài ra, họ còn ngại đi khám, không chữa hoặc chữa trị bệnh không đúng. Điều này dẫn tới các hậu quả rất khó lường, thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Có ba biến chứng mà người mắc bệnh suy và giãn tĩnh mạch chân có thể gặp phải nếu không được chữa trị đúng cách, là huyết khối (máu đông), xuất huyết (chảy máu) và loét chân ra.

suy giãn tĩnh mạch

Dưới đây là các lời khuyến cáo dành cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch và nhận ra dấu hiệu sớm của bệnh lý này.
1. Đảm bảo khẩu phần ăn hàng ngày có đủ chất xơ như trái cây, rau quả tươi, ngũ cốc, rau củ ... tránh bị táo bón kéo dài.
2. Đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày. Nhu cầu nước mỗi ngày cho cơ thể một người lớn là 2 lít nước (bao gồm: nước uống và cả các thức ăn hoặc thức uống có nước), đặt biệt khi thời tiết nóng.
3. Cần mang kiểu giày gót thấp và đế mềm, không được mang giày cao gót. để bước đi tự nhiên bằng cả bàn chân.
4. Không được mặc các loại quần áo chật, đặc biệt là bó sát ở vùng chậu và hông.
5. Cần dùng thang bộ - không dùng thang máy
6. Ngồi đúng tư thế - giảm tối đa lực ép lên mặt dưới đùi – không ngồi đong đưa chân - cần ngồi tư thế chắc chắn: chân chạm đất, để mặt dưới đùi vừa chạm ghế hoặc hổng trên mặt ghế, sao cho mặt ghế không tỳ lên mặt dưới đùi vì sẽ làm cản trở lưu thông máu tĩnh mạch chạy dọc mặt sau đùi.
7. Chạy tại chỗ. Nếu công việc của bạn buộc phải đứng liên tục thì thỉnh thoảng bạn nên cố gắng chạy tại chỗ. Bạn có thể chạy như vậy mà vẫn làm việc được, nó sẽ giúp làm giảm tải lên hệ thống tĩnh mạch của bạn.
8. Tránh khiêng, xách nặng. (Xách nặng – ví dụ như đi chợ, mua sắm – sẽ làm cho máu dồn xuống chân lớn hơn và làm cho tĩnh mạch càng bị quá tải. Cố gắng tránh xách nặng – hãy để tất cả lên xe đẩy.

suy giãn tĩnh mạch

Ai dễ bị Suy tĩnh mạch?
- Những người làm việc phải đứng hoặc ít đi lại như: Nhân viên văn phòng, giáo viên, nhân viên y tế, nhân viên bán hàng, công nhân, cảnh sát....
- Mang giày cao gót và làm việc trong văn phòng nhiều giờ liền.
- Thường xuyên ngồi xe, tàu, máy bay...
- Nữ giới mang thai có nguy cơ suy tĩnh mạch sau sanh từ 3-5 năm.
- Nữ giới tuổi mãn kinh.
Những thói quen không đúng khi bắt đầu bị suy tĩnh mạch.
- Thoa dầu nóng
- Ngâm chân nước nóng, ngâm nước muối – nước khoáng nóng.
- Châm cứu, chích lể lấy máu, đắp, phun thuốc đông y...
Những thói quen này không hiệu quả hoặc làm nặng thêm tình trạng giãn tĩnh mạch.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét