Thứ Tư, 7 tháng 12, 2016

Những triệu chứng sớm của chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Triệu chứng sớm của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân thường dễ nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh khác như: viêm tắc động mạch, thiếu Calci,…. Người bệnh thường nghĩ mình bị thiếu calci hoặc do đứng lâu nên chân mới bị tê nên không chữa bệnh trong giai đoạn sớm. Do những thuốc chữa bệnh suy giãn tĩnh mạch thường chỉ tác dụng tốt trong giai đoạn đầu, khi xuất hiện biến chứng, việc chữa trị sẽ rất khó khăn và lâu dài gây tốn kém khi chữa trị bệnh.

suy giãn tĩnh mạch

Triệu chứng sớm của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân là gì?
Biểu hiện sớm của bệnh này thường mờ nhạt, tuy nhiên nếu người bênh chú ý sẽ thấy:
Da trên cơ thể dễ bị bầm, khi gãi dễ gây xuất huyết những đốm đỏ li ti, đó là do các mao mạch bị giãn , bị tác động và vỡ gây xuất huyết. (Mao mạch là hệ thống mạch máu nhỏ nhất trên cơ thể).
Chân thường xuyên bị tê: khi ngồi hoặc đứng lâu ở một tư thế, chân dễ bị tê, tình trạng này sẽ bớt khi bạn xoay cổ chân, đung đưa chân (khi ngồi), đi lại liên tục (khi đứng).
Cảm giác như có dịch chạy trong bắp chân, dưới da chân: cảm giác này gây buồn buồn trong chân, rất khó chịu. Thường khi vẫn động chân sẽ không bớt như tê chân.
Xuất hiện mạch máu li ti nổi dưới da, đặc biệt là gần các mạch máu, mắt cá chân trong, sau đầu gối, sau bắp chân hoặc mặt trong của đùi. một số bệnh nhân còn bị giãn những mạch máu li ti trên ngực, mặt, cánh tay…
Một vài bệnh nhân còn mô tả họ bị đau râm râm (âm ỉ) vùng tĩnh mạch bị giãn, và xuất hiện vết thâm chỗ đau đó.
Chân nặng, mỏi về chiều tối, có thể sớm hơn là khoảng trưa, tình trạng này chỉ đỡ khi người bệnh suy giãn tĩnh mạch nằm nghỉ ngơi thoải mái.
Các tĩnh mạch sau đầu gối chân nổi rõ, ngoằn ngoèo, đường kính trên 3mm.

suy giãn tĩnh mạch

Biểu hiện bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
Trên đây là các biểu hiện sớm của bệnh suy giãn tĩnh mạch, nếu bạn nhận ra mình có những biểu hiện trên, nên đi khám để được chữa trị sớm, tránh các biến chứng không mong muốn (phù chân, vết chàm da (da bị sạm), lở loét chân, các vết loét trị mãi không lành, nguy hiểm nhất là thuyên tắc mạch phổi dễ gây tử vong).
Ngăn ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch chân như thế nào?
Việc tốt nhất bạn có thể làm đó là phòng ngừa bệnh, để không phải lo lắng cho đôi chân của mình cũng như lo lắng về việc phải chữa bệnh như thế nào để khỏi bệnh.
Đó là:
Cần uống đủ nước mỗi ngày
Cần ăn nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc…
Cần hạn chế ăn thịt đỏ
Nên hạn chế bia rượu, thuốc lá
Cần tập thể dục mỗi ngày
Không tập những động tác nặng (nâng, đẩy tạ), không tập những động tác gập chân quá lâu (ngồi thiền)….

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét