Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

7 vị thảo dược chữa viêm đường tiết niệu hiệu quả

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm đường tiết niệu như là: Thấp nhiệt đường tiết niệu hoặc thấp nhiệt ở bàng quang gây ra viêm nhiễm. Ăn, uống các đồ chứa chất kích thích, cay nóng làm nhiệt dồn xuống bàng quang, dẫn tới gây ra ứ đọng lâu ngày làm “hóa hỏa” gây hiện tượng tiểu ra máu.
Nhịn tiểu lâu khiến tái hấp thu nhiều lần chất vẩn đục, đọng lại lâu ngày, cũng là nguyên nhân gây nên bệnh. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như: Quan hệ tình dục gây ra viêm nhiễm, vệ sinh bộ phận sinh dục không đúng cách và không thường xuyên, nguồn nước bị ô nhiễm…, cũng có thể gây bệnh (nhất là đối với nữ giới).
Bệnh nhân thường có gặp các biểu hiện như: Cơ thể mệt mỏi khó chịu, có thể  bị sốt nóng, sốt rét, tiểu dắt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần, nước tiểu có màu trắng đục, vàng đục hoặc màu đỏ, có thể dính máu…
tiền liệt tuyến
Bài thuốc trị bệnh này bao gồm có 7 vị:
– Cây cối xay (còn có tên cây đằng xay, kim hoa thảo) dùng cành, lá, hoa (nếu tươi dùng 50gr, nếu khô dùng khoảng 15gr);
– Bồ công anh (còn có tên cây lưỡi bò, rau bồ cóc), nếu tươi dùng 100gr, khô dùng 20gr;
– Kim tiền thảo (còn có tên đồng tiền lông, mắt rồng) dùng dây và lá, nếu tươi thì dùng 50 – 80gr, khô dùng 15 – 20gr;
– Thèn đen (phèn đen) dùng bộ phận cành, lá, tươi dùng 80gr, khô dùng khoảng 20gr;
– Mã đề thảo (xa tiền) dùng tất cả các bộ phận của cây, tươi dùng 50gr, khô dùng 20gr;
– Rễ cỏ tranh (mạch mao căn) tươi dùng 100gr, khô dùng 25gr;
– Tỳ giải (cúc kim cang) tươi dùng 50gr, khô dùng 15gr.
Tùy vào thể trạng cũng như biểu hiện của người bệnh mà có thể gia giảm những vị thuốc cho phù hợp: Nếu viêm do sỏi (thạch lâm) thì gia thêm Hoạt thạch (30gr), lớp màng màu vàng của mề gà (kê nội kim). Nếu đi tiểu ra máu gia thêm Cỏ nhọ nồi (tươi 100gr, khô 15gr), lá cây Cách diệp (tươi 100gr, khô 20gr) rửa sạch sao đen. Nếu đau, buốt nhiều, gia thêm củ con cây nghệ (uất kim) (tươi 30gr, khô 12gr), chỉ xác (vỏ quả chấp) tươi 30gr, khô 12gr.
bai-thuoc-dong-y-chua-mat-ngu(3)
7 vị thuốc trên đã tạo thành một bài thuốc hoàn chỉnh, khi sắc thuốc cần được rửa thật sạch. Lần đầu tiên cho nước ngập thuốc, cô đặc lại còn một bát thuốc, để nguội bớt rồi uống. Lần thứ hai, đổ vào 3 bát nước, đun cạn còn một bát và uống khi ấm. Lần thứ 3, cũng cho 3 bát nước đun cạn còn một bát thuốc,rồi uống khi thuốc còn ấm.
Mỗi ngày người bệnh sắc một thang, uống khi không no không đói, uống 3 lần/ngày, mỗi lần cách nhau chừng 3 giờ đồng hồ. Tùy vào thể trạng của người bệnh mà lượng thuốc có thể ít hay nhiều, tuy nhiên thông thường chỉ cần uống từ 5 – 7 thang thuốc là người bệnh đã thấy được hiệu quả rõ rệt, bệnh tình thuyên giảm.
Để đạt hiệu quả cao hơn người bệnh kiêng các chất gây cay, nóng; các chất gây kích thích như: Rượu, bia, đồ uống có ga; các loại thực phẩm như: cà muối, dưa chua, mỡ động vật,  thức ăn chế biến quá mặn, đồ ăn sẵn… Bệnh nhân nên làm  các việc nhẹ nhàng, hạn chế tối thiểu sinh hoạt tình dục, hạn chế vận động với các bệnh nhân có tình trạng tiểu ra máu.
Tác dụng của bài thuốc là thanh nhiệt, lợi thủy, thông lâm, có thể dùng cho viêm đường tiết niệu cấp và mãn tính đều được.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét