Thứ Tư, 18 tháng 5, 2016

6 loại đồ uống cho người bị viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là một bệnh lý thường gặp hiện nay. Theo Đông y thì viêm đường tiết niệu thuộc phạm vi chứng “ngũ lâm”. Khi bị viêm đường tiết niệu người bệnh thường có các triệu chứng khác thường như: đi tiểu nhiều lần, tiểu dắt buốt, bí tiểu, muốn tiểu nhưng không tiểu được hoặc tiểu không hết, nước tiểu có màu sậm hoặc có máu, đau vùng bụng dưới từng cơn… Theo Đông y thì nguyên nhân  chính gây ra bệnh viêm đường tiết niệu đó là do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân như phòng lao quá độ, tình dục không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học… làm giảm chính khí quá mức.

Sau đây là một vài bài trà thuốc có tác dụng rất tốt để chữa viêm đường tiết niệu xin được chia sẻ với các bạn đọc.
Bài 1: Loại trà này là sự kết hợp của trà, hải kim sa, vị ngọt mát của cam thảo và vài lát gừng tươi. Nó có tác dụng rất tốt như thanh nhiệt thông lâm, lợi tiểu tiêu trướng, dùng để đặc trị chữa tiểu không thông, đái dắt, vùng bụng dưới đau tức.
Cách pha trà: Cho 30g hải kim sa tán thành bột, 15g trà. Mỗi lần pha lấy khoảng 9g bột thêm một ít gừng và cam thảo nấu nước uống. Ngày dùng khoảng 2-3 lần.
Bài 2: Sự kết hợp giữa công dụng của hạt ích mẫu với chè sẽ cho bạn một ly trà thơm ngon. Không những vậy nó còn có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, thông lâm, trị tiểu đục, tiểu ra máu, tiểu dắt, nóng buốt.
Cách pha chế: lấy 6-9 g mỗi loại hạt ích mẫu và chè(búp) vào nồi, đổ khoảng 600ml nước đun sôi trong 20 phút là được. Bệnh nhân nên uống ngày 2 lần pha, uống nóng lúc đói.
Bài 3: Nguyên liệu bao gồm: 5g chè xanh, 30-60g kim tiền thảo, 30-60g râu ngô hay còn gọi là ngọc mễ tu.
Cách pha: Cho tất 3 vị trên vào nồi đổ ngập nước rồi đun sôi tầm 10-15 phút. Sau đó chắt lấy nước đầu rồi lại đổ nước vào đun tiếp để lấy nước thứ hai. Hợp hai thứ nước lại uống dần trong ngày. Ngoài ra nếu muốn tiện hơn bạn có thể tán 3 vị trên thành bột nhỏ, khi nào cần uống thì đổ vào ấm hãm khoảng 20 phút là được.
Công dụng: Loại trà này vừa có công dụng thanh nhiệt hóa thấp vừa có tác dụng lợi niệu bài sỏi. Được dùng cho các trường hợp chữa niệu đạo, sỏi thận, sỏi túi mật.
Bài 4: Loại trà này là sự kết hợp từ 3 loại thảo dược với mật ong. Nó có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, lợi niệu tiêu thũng, mát máu giải độc dùng để chữa viêm niệu đạo, viêm thận, viêm bàng quang.
Cách pha chế: Chuẩn bị 15g cỏ seo gà, 45g ngải cứu (lấy cả rễ), 15g bạch mao căn. Tất cả trộn đều rồi cho vào nồi đun sôi tầm 15-20 phút. Sau đó lấy nước cốt hòa với 1 chút mật ong uống lúc nóng. Mỗi ngày cần uống 1 thang và chia ra làm 2 lần uống.

Bài 5: Các bạn cũng có thể sử dụng loại trà sau đây để có thể hỗ trợ điều trị bệnh viêm đường tiết niệu. Bài thuốc này được Đông y lưu truyền từ lâu và có kết quả khá tốt.
Hải kim sa 15g, chè 5g, cỏ seo gà 30g, dây mướp đắng 15g. Hải kim sa, cỏ seo gà, dây mướp đắng cho vào nồi, đổ khoảng 1 lít nước đun sôi trong vòng 15 – 20 phút,  rồi cho chè vào để sôi tiếp 2 phút là dùng được. Uống ngày 1 thang, uống dần. Hoặc có thể cho cả 4 vị tán thành bột, rồi cho vào ấm pha nước sôi hãm 15 phút là dùng được.
Công dụng: thanh nhiệt lợi thấp, tiêu viêm, giải độc. Chữa các chứng viêm đường tiết niệu, viêm thận thủy thũng và sỏi niệu đạo.
Bài 6: Loại trà này là sự kết hợp giữa vỏ trắng rễ của cây liễu, nụ hoa hòe và đường trắng. Có tác dụng rất tốt như: Thanh nhiệt lợi thấp, chữa tiểu tiện bí, đi tiểu buốt. Nhưng để phát huy hết công dụng khi sử dụng loại trà này người bệnh phải kiêng không được sử dụng rượu và các chất cay nóng. Người bị chứng hư hàn hoặc âm hư có nhiệt thì tuyệt đối không được dùng.
Cách pha chế: Dùng 60g vỏ trắng rễ cây liễu, 30g nụ hoa hòe cho vào nồi cùng 1500ml nước đun sôi, đến khi cạn còn 50ml nước thì hòa vào một lượng đường vừa đủ đun sôi kỹ lại.
Người bệnh dùng 1 ngày 1 thang thay trà uống hằng ngày.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét