Thứ Tư, 30 tháng 11, 2016

9 sai lầm tai hại trong bệnh suy giãn tĩnh mạch

Hiện nay bệnh suy giãn tĩnh mạch là một bệnh khá phổ biến. Tuy nhiên do người bệnh thường có các nhầm tưởng không đúng về bệnh vì vậy không hiểu rõ là mình bị suy giãn tĩnh mạch cũng như điều trị không đúng cách gây hậu quả nghiêm trọng. Dưới đây là 9 nhầm tưởng tai hại của mọi người về suy giãn tĩnh mạch.
Giãn tĩnh mạch chỉ có ở chân
Thực tế là giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở bất cứ tĩnh mạch nào trên cơ thể, bao gồm cả mặt, tay, ngực…Tuy nhiên phần lớn các trường hợp mắc phải chủ yếu gặp ở chân do hệ thống tĩnh mạch chi dưới dài hơn, phức tạp và nhất là chịu tác hại của trọng lực khi người bệnh phải đứng nhiều.

bệnh suy giãn tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch có thể điều trị khỏi
Suy giãn tĩnh mạch là một bệnh mãn tính. Tất cả những biện pháp chỉ giúp cải thiện được tình trạng suy giãn, hạn chế được các biến chứng nguy hiểm chứ không thể khôi phục những tĩnh mạch lại hoàn toàn như ban đầu.
Suy giãn tĩnh mạch luôn nhìn thấy được
Trong khi bạn có thể nhìn thấy chứng giãn tĩnh mạch ở ngay trên bề mặt của da thì chứng giãn tĩnh mạch cũng có thể xảy ra ở những tĩnh mạch sâu, ở những nơi bạn không nhìn thấy được.
Nếu bạn có rất nhiều mô mỡ giữa da và cơ, bạn có thể không nhìn thấy tĩnh mạch bị giãn. Đôi khi các tĩnh mạch nông chỉ là bề nổi của một tảng băng chìm. Có rất nhiều tình trạng sức khỏe phía sau nó.
Phẫu thuật xong là hết bệnh
Tất cả những biện pháp phẫu thuật tĩnh mạch, kể cả laser đều nhằm lấy đi tĩnh mạch nông nổi dưới da hoặc tĩnh mạch xuyên mà không can thiệp vào tĩnh mạch sâu.
Nếu chỉ phẫu thuật, thì không giải quyết được tình trạng, đa phần chỉ mang tính tạm thời vì nó không tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh và cũng không tác động vào tĩnh mạch giúp cải thiện độ đàn hồi.
Thường thì sau đó, bạn cũng phải uống thuốc, mang vớ y khoa và tập vận động bắp chân để duy trì kết quả điều trị bệnh trong dài hạn.
Bệnh chỉ gặp ở nữ giới
Giãn tĩnh mạch đúng là phổ biến ở phụ nữ hơn, tuy nhiên nam giới cũng có thể mắc bệnh này.

bệnh suy giãn tĩnh mạch

Bệnh không chỉ là tình trạng thẩm mỹ
Rất nhiều người nói lại với các bác sỹ hoặc những người khác rằng, giãn tĩnh mạch chỉ là tình trạng về thẩm mỹ, nhưng suy giãn tĩnh mạch gây nên nhiều vấn đề hơn thế. Một tỷ lệ rất lớn các người bị suy giãn tĩnh mạch sẽ phát triển những biểu hiện.
Một số bệnh nhân đau âm ỉ, cảm thấy nặng chân, chuột rút chân và sưng phù chân. Các bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch cũng thường có nguy cơ trong việc hình thành những cục máu đông hoặc huyết khối tĩnh mạch sâu có thể gây tử vong.
Một số khác thì chảy máu, da đổi màu, da dày hơn và hình thành các vết loét. Và một khi bạn đã bị tổn thương da, ban đầu nó có thể tự lành nhưng sau này nó sẽ kéo dài mãi mãi không hồi phục.
Thay đổi thói quen sống không giúp ích gì cho chứng giãn tĩnh mạch
Thói quen sống có ảnh hưởng rất nhiều tới chứng giãn tĩnh mạch, bởi béo phì sẽ làm chứng giãn tĩnh mạch nặng hơn và việc giảm cân sẽ giúp làm giảm những triệu chứng. Sống một lối sống năng động cũng sẽ giúp ích rất nhiều. Đi tất bó chặt, luyện tập sức. mạnh của bắp chân và nâng cao chân có thể cải thiện và dự phòng chứng giãn tĩnh mạch.
Chỉ có người lớn tuổi mới bị giãn tĩnh mạch
Bệnh giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở độ tuổi từ 30 tuổi trở đi. Nhưng, độ tuổi mắc bệnh đang ngày càng trẻ hóa. lối sống hiện đại ngày nay, tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ hóa, Suy giãn tĩnh mạch ngày càng xuất hiện nhiều ở người dưới 20 tuổi. Bệnh thường xảy ra ở các người làm công việc hay nghề nghiệp đòi hỏi ngồi nhiều, đứng lâu, ít vận động như giáo viên, nhân viên văn phòng, nhân viên bán hàng, tài xế, thợ làm tóc…
Bị suy giãn tĩnh mạch nhưng cứ nghĩ mình bị xương khớp
Hầu hết người bệnh bị suy giãn tĩnh mạch đều nghĩ mình đang bị những bệnh về khớp. Người bệnh dùng thuốc trị bệnh viêm xương khớp để chữa trị bệnh suy giãn tĩnh mạch một cách tùy tiện có thể giảm đau ban đầu nhưng không cải thiện được vấn đề suy giãn tĩnh mạch và có thể nặng thêm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét