Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2016

Xuất tinh ngược – bệnh khó nói của nam giới

Sau khi đã “yêu nàng” xong, bạn chìm trong giây phút thăng hoa và cảm nhận thấy được “cậu nhỏ” của mình đã xuất ra hoàn toàn. Tuy vậy, thật lạ lùng, tinh binh của bạn ra rất ít, chỉ bám quanh đầu cậu nhỏ của bạn. Đó chính là hiện tượng xuất tinh ngược.
>> Tìm hiểu thêm về bệnh viêm đường tiết niệu gây ảnh hưởng tới quan hệ vợ chồng như thế nào
Liệu có phải do bạn có bị nhầm lẫn về cảm giác không? Bạn không nhầm lẫn, đó chính là hiện tượng  xuất tinh ngược .
Hiện tượng này rất ít xảy ra trong các vấn đề về xuất tinh. Tuy vậy, đây chính lại là một lý do dẫn đến hiếm muộn ở nam giới.

Xuất tinh ngược là chỉ quá trình giao hợp bình thường, có thể vẫn đạt được cao trào tình dục, đồng thời có những biểu hiện và cảm giác xuất tinh, nhưng không thấy tinh dịch ra tinh dịch. Sau khi giao hợp, đi tiểu sẽ thấy nước tiểu có lẫn những lợn cợn màu trắng đục. Hiện tượng này được giải thích như sau: Bình thường, đường xuất tinh kết hợp với niệu đạo sẽ tạo thành một kết cấu có hình dạng chữ Y. Tinh dịch sau khi từ ống dẫn tinh vào niệu đạo có thể thông cùng bàng quang.
Cấu tạo của cơ vòng ở niệu đạo và ở cổ bàng quang giống như cánh cửa, “cửa” bàng quang đóng lại thì “cửa” niệu đạo sẽ được mở ra để khi nam giới đến đỉnh chuẩn bị xuất tinh thì tinh dịch sẽ phóng ra ngoài theo con đường đó. Nhưng nếu cơ vòng ở cổ bàng quang mà mất đi chức năng co thắt, cửa niệu đạo sẽ không được mở ra thì tinh dịch sẽ không ra ngoài được nữa mà sẽ bị chạy ngược lại vào trong bàng quang, gây ra hiện tượng xuất tinh ngược.
>> Một vài biến chứng khó lường của bệnh phì đại tiền liệt tuyến mà bạn chưa biết.
Nguyên nhân gây xuất tinh ngược
Nguyên nhân gây xuất tinh ngược là bởi do thương tổn các sợi thần kinh giao cảm trung gian vùng cơ thắt tuyến tiền liệt và cổ bàng quang, khiến cho các cơ vòng ở vùng này bị mất khả năng co thắt. Có thể bắt nguồn từ bệnh tiểu đường, đái tháo đường, do phẫu thuật, thuốc men, dị tật bẩm sinh…
Một nguyên nhân nữa khá quan trọng mà rất nhiều cánh mày râu mắc phải, dẫn đến xuất tinh ngược, đó là việc kìm nén sự xuất tinh. Trong quá trình giao hợp, vì muốn duy trì khả năng cương dương được lâu, các quý ông sẽ thường cố gắng kiềm chế để không xuất tinh. Một số cặp vợ chồng lại kiềm chế xuất tinh để tránh việc thụ thai. Không còn đường nào để ra, buộc lòng những tinh binh phải tìm đường khác để xuất. Chúng sẽ đi ngược lên vào bàng quang gây ra chứng xuất tinh ngược. Nếu kéo dài tình trạng này, vô tình sẽ tạo ra thói quen di chuyển của tinh binh theo chiều ngược dòng.
Bạn nên làm gì?
Xuất tinh ngược không những gây ảnh hưởng nhiều tới đời sống tình dục và tâm lý lên được nhưng không xuất được. Đó chính lại là một nguyên nhân dẫn đến hiếm muộn. Khi tinh trùng chạy ngược vào trong bàng quang mà không được xuất ra ngoài hoặc xuất ra quá ít, khiến lượng tinh trùng yếu và ít sẽ khiến cho việc thụ thai trở nên khó khăn hơn, gây ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản.

Ngăn ngừa và phòng tránh chứng xuất tinh ngược không khó. Cố gắng duy trì trong việc kiểm soát lượng đường huyết khi mắc bệnh tiểu đường hoặc tránh xa các loại dược phẩm dễ gây xuất tinh ngược chính là cách phòng ngừa vô cùng hữu hiệu. Khi phát hiện hiện tượng xuất tinh ngược, bạn không được tự ý dùng bất cứ loại thuốc nào để điều trị. Tốt nhất, bạn nên đến các bệnh viện hoặc trung tâm uy tín để có những lời khuyên phù hợp. Không để kéo dài vì sẽ gây nên những ức chế tâm lý có hại cho sức khỏe và đời sống chăn gối của bạn.
Bên cạnh đó, dù bạn gặp bất cứ vấn đề nào về xuất tinh, điều quan trọng nhất là hãy mạnh dạn chia sẻ với bạn đời hoặc đối tác của mình nhằm tìm sự đồng cảm từ hai phía và cùng chia sẻ có những phương pháp, giải pháp khắc phục. Tâm lý ngần ngại, xấu hổ chỉ khiến vấn đề càng trở nên trầm trọng hơn.
>> Các nguyên nhân nguy hiểm gây ra bệnh u xơ tiền liệt tuyến mà bạn chưa biết

Các dấu hiệu chính bệnh của bệnh viêm đường tiết niệu

Đường tiết niệu bao gồm các bộ phận như: thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo hệ thống này có vai trò rất quan trọng trong việc đào thải ra bên ngoài cơ thể các chất lỏng dư thừa và các chất hòa tan trong quá trình lưu thông máu. Khi bị viêm đường tiết niệu, người bệnh sẽ có cảm giác rất khó chịu và đau rát khi tiểu, bệnh có thể xảy ra ở các lứa tuổi kể cả nam giới và nữ giới đều có nguy cơ mắc bệnh này, mà nguyên nhân chủ yếu gây bệnh đó là do nhiễm các loại vi khuẩn (E.coli , Staphylococcus Saprophyticus, Klebsiella, Proteus), vệ sinh không đúng cách, quan hệ tình dục không an toàn, phẫu thuật nội soi, sử dụng các dụng cụ đặt xông dẫn lưu… Một số nguyên nhân khác cũng gây ra bệnh viêm đường tiết niệu nhưng thường ít gặp hơn có thể kể đến như: bị đái tháo đường, hệ miễn dịch suy giảm, do sỏi đường tiết niệu, tuổi cao, nước tiểu ứ trệ do u, u xơ tuyến tiền liệt,…


Dấu hiệu của bệnh viêm đường tiết niệu
Những người bị mắc bệnh viêm đường tiết niệu thường có nhiều dấu hiệu lâm sàng như: tiểu nhiều lần bất thường cả ngày lẫn đêm, lượng nước tiểu khá ít và gây ra các triệu chứng tiểu đau, tiểu dắt, tiểu buốt, tiểu ra máu… ­
Đối với nam giới: Nam giới khi bị mắc bệnh viêm đường tiết niệu thường có các triệu chứng như: hay đi tiểu và luôn có cảm giác muốn đi tiểu, nhưng lượng nước tiểu khá ít; tiểu buốt, tiểu rắt, có khi tiểu ra máu, ra mủ, mỗi lần đi tiểu cảm giác đau ở vùng niệu đạo, giữa những lần đi tiểu thường hay có cảm giác như bị kim châm; hay bị đau bụng dưới, lưng, bụng dưới nóng rát; ngoài ra còn có nhiều dấu hiệu khác như ớn lạnh, sốt, buồn nôn và nôn, đau lưng.
>> Có thể bạn đã mắc phì đại tiền liệt tuyến khi cơ thể có các biểu hiện.
Đối với nữ giới: Nữ giới khi mắc bệnh viêm đường tiết niệu cũng có các dấu hiệu như nam giới: Tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu rắt, có khi tiểu dính máu và mủ, mỗi lần đi tiểu có cảm giác đau ở vùng âm đạo, âm đạo tiết ra nhiều khí hư, nước tiểu có màu trắng đục và có mùi hôi; Đau bụng dưới, đau lưng, bụng dưới nóng rát, đau vùng hố chậu; ngoài ra còn có các dấu hiệu như ớn lạnh, sốt cao, buồn nôn và nôn, đau lưng.

Trên đây là những dấu hiệu của bệnh viêm đường tiết niệu, mọi người khi thấy xuất hiện các dấu hiệu trên nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, xét nghiệm và tiến hành điều trị theo phương pháp điều trị của bác sĩ, không nên để bệnh quá lâu bệnh sẽ phát triển thành mãn tính và không chỉ gây phiền toái, khó chịu cho người bệnh mà còn có thể để lại những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu, suy thận…, bên cạnh đó, mọi người cũng không nên tự ý mua thuốc về điều trị mà không thăm khám và ý kiến của bác sĩ như vậy bệnh có thể không những không khỏi mà còn nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
>> các biến chứng nguy hiểm của bệnh u xơ tiền liệt tuyến mà bạn chưa biết ?

Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016

Nguyên nhân gây ra bệnh xuất tinh ngược

Nguyên nhân gây ra bệnh xuất tinh ngược
Nguyên do gây ra bệnh xuất tinh ngược ở đàn ông chính là do việc thương tổn các sợi thần kinh giao cảm trung gian ở cơ thắt tuyến tiền liệt và cổ bàng quang, khiến cho các cơ vòng ở vùng này bị mất khả năng co thắt, thường gặp ở các bệnh lí:
Bệnh tiểu đường: do thương tổn các nhánh thần kinh giao cảm tới cổ bàng quang nên có thể dẫn tới việc cơ vòng ở cổ bàng quang bị mất kiểm soát khả năng co thắt.
>> Bệnh viêm đường tiết niệu là gì ?
Sau các phẫu thuật cắt bỏ đại tràng, cắt bỏ u xơ tiền liệt tuyến … và một số biến chứng từ các bệnh lý như gai đôi, cột sống như thoái hóa, dị dạng, các phẫu thuật, tiểu phẫu vào vùng tiểu khung gây tắc nghẽn dẫn truyền giao cảm khiến các cơ ở cổ bàng quang sẽ bị mất khả năng co thắt.


Do thuốc: một số loại thuốc tác động làm tê liệt sợi thần kinh giao cảm cũng gây ra hiện tượng xuất tinh ngược.
Sau khi mổ nội soi vùng bàng quang, các rối loạn co thắt cơ vùng niệu đạo, các bệnh gây xơ cứng cổ bàng quang … hoặc bởi các lý do nội tiết trong bệnh khối u tuyến yên làm tăng prolactin có trong máu.
>> Các biến chứng của bệnh u xơ tiền liệt tuyến mà bạn cần biết !
Rối loạn tâm thần,tăng huyết áp … cũng có thể làm tê liệt thần kinh giao cảm.
Dị dạng bàng quang, dị dạng niệu đạo cũng là lý do gây ra xuất tinh ngược.
Hệ quả của việc xuất tinh ngược
Bởi vì tinh trùng chạy ngược vào trong bàng quang mà không được xuất ra ngoài hoặc xuất rỉ ra quá ít, khiến cho lượng tinh trùng yếu và ít dần đi, điều này khiến cho việc thụ thai trở nên gặp nhiều trở ngại và khó khăn hơn, gây ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản, nhiều người bị vô sinh cũng chính bởi vì lý do này.

Những người đàn ông mắc bệnh xuất tinh ngược khi làm xét nghiệm nước tiểu sẽ thấy xuất hiện có rất nhiều tinh trùng trong nước tiểu.
Trên đây là một vài kiến thức cần biết về bệnh xuất tinh ngược ở đàn ông. Với những kiến thức sau, hi vọng các bạn có thể nhận thức và hiểu rõ được sự nguy hiểm của căn bệnh để có cách phòng chống và điều trị xuất tinh ngược sớm nhất và phù hợp, tránh ảnh hưởng tới khả năng có con của mình.
>>Những điều bạn cần biết về bệnh phì đại tiền liệt tuyến

Tiểu buốt đau vùng bụng dưới là biểu hiện của bệnh gì ?

Tiểu buốt và đau bụng dưới là một trong các biểu hiện của tình trạng cơ thể bị mắc bệnh lý, đặc biệt là các bệnh lý viêm nhiễm có liên quan đến hệ tiết niệu. Đối với nữ giới đó có thể được coi là các nguyên nhân của một số loại bệnh sau:
Viêm niệu đạo: niệu đạo là cơ quan có chức năng bài tiết nước tiểu, nếu quá trình vệ sinh không được đảm bảo thì nguyên nhân gây ra viêm nhiễm ở cơ quan này là rất lớn. Triệu chứng chủ yếu của bệnh lý này đó là tình trạng tiểu buốt, đau và căng tức ở vùng bụng dưới, kèm thêm là các cơn đau ở vùng chậu. ­
>> Các nguyên nhân gây ra bệnh viêm đường tiết niệu.
Lậu: là một trong các bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm, sau khoảng từ 2­7 ngày kể từ khi bắt đầu bị nhiễm bệnh, người bệnh sẽ có các biểu hiện đầu tiên như tiểu dắt, tiểu buốt, đau ở vùng bụng dưới, cảm giác đau rõ nét khi người bệnh quan hệ tình dục, kèm theo triệu chứng xuất hiện như dịch mủ trắng ở vùng niệu đạo, khí hư sẽ xuất hiện nhiều và gây ra mùi hôi khó chịu. ­

Viêm bàng quang: là tình trạng bị viêm nhiễm diễn ra ở bàng quang, biểu hiện rõ ràng nhất là tình trạng tiểu dắt, tiểu buốt, người bệnh hay đi tiểu nhiều lần, đau tức ở vùng bụng dưới. ­
Sỏi niệu đạo: là tình trạng xuất hiện sỏi trong đường niệu đạo di chuyển từ bàng quang xuống gây ra chít hẹp niệu đạo, tạo cảm giác khó khăn khi đi tiểu gây tiểu buốt và tiểu dắt.
>> Tại sao lại bị bệnh phì đại tiền liệt tuyến?
Thông thường thì đối với tình trạng này, người bệnh thường có xu hướng ngại uống nước để hạn chế việc đi tiểu nhiều lần, tuy nhiên việc này còn khiến tình trạng bệnh lý có diễn biến nặng hơn vì không thường xuyên diễn ra quá trình đào thải, vi khuẩn trú ngụ trong cơ thể càng lâu, tình trạng viêm nhiễm diễn ra càng nặng.
Đối với trường hợp của trên, các chuyên gia cũng khuyến cáo cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thực hiện thăm khám và làm các xét nghiệm kịp thời để biết chính xác bệnh lý mình đang mắc phải là gì? Từ đó có phương án điều trị thích hợp nhất. Đặc biệt đối với đường tiết niệu và âm đạo của nữ giới rất gần nhau, vì vậy khiến viêm nhiễm có thể lây lan sang âm đạo, ngược dòng lên cổ tử cung gây viêm nhiễm ở hệ thống cơ quan sinh sản (viêm cổ tử cung) sẽ ngăn cản đến việc thụ thai của bạn, do đó việc thăm khám và điều trị kịp thời là vô cùng cần thiết.

Bạn hãy tìm đến phòng khám chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám, kiểm tra hiện trạng của sức khỏe, nếu mắc bệnh các bác sĩ sẽ áp dụng phác đồ điều trị phù hợp với bạn nhất để bệnh mau khỏi nhất.
>> Triệu chứng bệnh u xơ tiền liệt tuyến mà bạn nên biết !

Đi tiểu buốt có nên quan hệ tình dục ?

Tiểu buốt là tình trạng của người bệnh khi cảm thấy đau đớn và nóng rát những khi đi tiểu. Đây là một trong các biểu hiện của tình trạng bị viêm nhiễm ở đường tiết niệu (viêm đường tiết niệu) hoặc mắc các bệnh hay lây truyền qua đường tình dục (có thể là bệnh lậu).
Những bệnh lý này nếu như không được phát hiện kịp thời và tiến hành điều trị sớm thì nguy cơ ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác của hệ thống tiết niệu là điều không thể tránh khỏi. Viêm đường tiết niệu có thể dẫn đến viêm thận, bàng quang, đặc biệt là bệnh viêm bể thận (ở nữ giới hay gặp hơn nam giới) có thể ảnh hưởng xấu tới với sức khỏe người mắc bệnh.

Đối với các bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là bệnh lậu nếu như không được chữa trị sớm sẽ rất nhanh chóng biến chuyển sang giai đoạn mãn tính. Lậu phát triển rất mạnh mẽ có thể gây ra tổn thương đến các cơ quan khác như buồng trứng, vòi trứng, có thể gây nên tắc vòi trứng gây vô sinh ở nữ. Lậu ở phụ nữ mang thai nếu như không phát hiện và điều trị sớm có thể làm lây sang trẻ. Một điều nguy hiểm nữa đó chính là việc bệnh lậu có thể gây viêm khớp làm suy giảm nghiêm trọng sức khỏe của bạn.
>> Các biến chứng bệnh u xơ tiền liệt tuyến bạn cần biết !
Đi tiểu buốt có quan hệ được không?
Đối với tình trạng tiểu buốt này, chúng tôi khuyên rằng tốt nhất bạn không nên quan hệ tình dục. Việc quan hệ tình dục không những khiến cho tình trạng bệnh lý này trở nên trầm trọng hơn mà còn có thể lây bệnh sang cho chồng bạn. Nếu như bạn vô tình bỏ qua các triệu chứng của bệnh có thể khiến cho tình trạng bệnh lý diễn biến phức tạp hơn, trầm trọng hơn hoặc có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe người bệnh.

Việc bạn cần làm là tiến hành thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để xác định được chính xác mình đang mắc bệnh gì, từ đó các bác sĩ sẽ có những chỉ định điều trị thích hợp nhất.
Chú ý, trong thời gian bị bệnh bạn cần phải đặc biệt chú ý đến vấn đề vệ sinh hàng ngày, cố gắng uống nhiều nước để kích thích quá trình bài tiết, nên lựa chọn các loại quần áo thoải mái, rộng rãi, đặc biệt là sử dụng đồ lót thấm hút tốt.
Bạn có thể đến các phòng khám chuyên khoa để được thăm khám và làm xét nghiệm cũng như áp dụng phương pháp điều trị thích hợp nhất.
>> Bệnh phì đại tiền liệt tuyến gây ra một loạt các biến chứng đáng sợ mà bạn chưa biết?

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2016

U xơ tiền liệt tuyến khi nào cần mổ?

U xơ tuyến tiền liệt khi nào cần mổ?
Trong u xơ tuyến tiền liệt, tuyến tiền liệt tăng dần kích thước và chèn ép vào niệu đạo, bàng quang, gây khó khăn khi tiểu tiện. Biểu hiện là các triệu chứng tiểu ít, tiểu nhiều lần, dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu càng dễ xảy ra. Đây cũng là nguyên nhân từ u xơ tuyến tiền liệt dẫn đến con đường ung thư tuyến tiền liệt nhanh nhất.
Tuyến tiền liệt là một cơ quan nhỏ  sở hữu kích cỡ khoảng 2cm đường kính, nằm dưới bàng quang (nơi chứa đựng của nước tiểu) và bao bọc kế bên niệu đạo (là đường ống dẫn nước tiểu ra khỏi bàng quang).
Chính vì tuyến bao quanh niệu đạo nên việc bị phì đại tuyến tiền liệt sẽ gây cản trở đường tiểu từ bàng quang đến niệu đạo; khiến cho xuất hiện những biểu hiện rối loạn về tiểu tiện (đái khó, đái dắt, tia nước tiểu yếu…).
Trường hợp nặng với thể gây nên chứng mãn tính viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu thậm chí là cả suy thận. Bệnh nhân thường chỉ tới khám khi xuất hiện những triệu chứng kể trên hoặc ở những trường hợp nặng hơn.
Để có thể phát hiện ra tuyến tiền liệt một cách sớm nhất , nên áp dụng phương pháp thăm khám TTL qua đường hậu môn, ngoài ra còn với những phương pháp kiểm tra hình ảnh khác như chụp cộng hưởng, chụp cắt lớp vi tính…

Nhưng siêu âm sẽ thuận tiện và dễ phát hiện ra nhất, bệnh nhân cần nhịn tiểu để cho bàng quang được căng to thì mới có thể đánh giá tuyến tiền liệt chính xác được. Siêu âm không chỉ đánh giá về hình dạng, kích cỡ mà còn có thể đánh giá được khối lượng TTL, kích thước, tính chất (âm đồng đều hay không đồng đều…) và đo được lượng nước tiểu còn tồn dư trong bàng quang (sau khi bệnh  nhân đi tiểu hết) để đánh giá mức độ ảnh hưởng của bệnh.
>> Tìm hiểu thêm về bệnh viêm đường tiết niệu
Vậy theo dõi tuyến tiền liệt và điều trị như thế nào?
Bệnh nhân cần được kiểm tra định kỳ để xem tình trạng bệnh đã phát triển xấu đi hay không, đặc biệt buộc phải xét nghiệm PSA để xem có bị ung thư tuyến tiền liệt hay ko mà cần phải được xử lý kịp thời.
Điều trị nội khoa: Những người có triệu chứng rối loạn về tiểu tiện ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày thì cần phải bắt buộc điều trị nội khoa. Những loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là loại thuộc nhóm ức chế alpha 1 có tác dụng khiến cho giãn cơ trơn thành mạch, TTL và cổ bàng quang giúp giảm bớt tình trạng tắc nghẽn niệu đạo do phì đại TTL.

Ví dụ: alfuzosin, doxazosin, terazosin… đây là các loại thuốc ức chế alpha không chỉ giúp “tiêu” bướu mà còn giúp tiểu dễ do cổ bàng quang và niệu đạo đã được mở rộng . Thuốc này cũng làm giãn một số cơ vòng khác trong cơ thể và gây ra tác dụng phụ như giảm huyết áp.
Điều trị bằng ngoại khoa:
Phương pháp được áp dụng rộng rãi hiện nay chính là áp dụng cách cắt bỏ TTL bằng nội soi qua đường niệu đạo.
Khi TTL quá lớn, không sử dụng được phương pháp cắt nội soi thì buộc phải sử dụng đến phương pháp mổ bóc tuyến tiền liệt. Ở cách này, bác sĩ sẽ rạch một đường ở bụng hay giữa hậu môn và bìu để lấy đi mô TTL.
>> Các biến chứng của bệnh phì đại tiền liệt tuyến

Phân biệt giữa u xơ tuyến tiền liệt và viêm tuyến tiền liệt

Phân biệt giữa u xơ tuyến tiền liệt và viêm tuyến tiền liệt
U xơ tuyến tiền liệt và viêm tuyến tiền liệt đều là hai căn bệnh thường gặp khá phổ biến ở nam giới, và chúng có một số dấu hiệu tương đối giống nhau. Tuy vậy bệnh viêm tiền liệt tuyến thường mắc ở người trẻ đang trong độ tuổi sinh nở còn u xơ lại hay mắc ở những người đàn ông lớn tuổi (trên 50). Cả hai căn bệnh này đều có các biểu hiện như tiểu dắt, tiểu buốt và đi nhiều lần, nhiều người không biết thường nhầm lẫn trong việc phát hiện và chuẩn đoán bệnh.
Nếu để ý một chút chúng ta sẽ thấy ở mỗi một bệnh lại có những biểu hiện điển hình riêng, cách điều trị cũng khác biệt. Bởi vậy cần thăm khám và xác định đúng bệnh để có thể chữa trị đúng người, đúng bệnh tránh chuyện “râu ông nọ cắm cằm bà kia” gây nên những hậu quả không lường không mong muốn.


Nguyên nhân gây ra bệnh
Viêm tiền liệt tuyến là hiện tượng bị viêm nhiễm tại tuyến tiền liệt, bệnh thường gây ra bởi vi khuẩn đường tiết niệu gây nên. Có hai dạng viêm thường gặp là viêm cấp tính và viêm mạn tính.
U xơ tuyến tiền liệt là bệnh lý lành tính xuất hiện ở những người lớn, cao tuổi. Đến nay vẫn chưa có kết luận chính thức nào về nguyên do của bệnh, tuy vậy ta có thể hiểu rằng bệnh do cơ thể bị lão hóa gây nên.
Biểu hiện của bệnh
Cả hai loại bệnh đều có những biểu hiện chung như: tiểu dắt, tiểu buốt, đi tiểu nhiều lần, trường hợp nặng có thể đi tiểu ra máu.
>> Các nguyên nhân gây ra bệnh phì đại tiền liệt tuyến
Với viêm tuyến tiền liệt được chia thành hai dạng là viêm mạn tính và viêm cấp tính, ở trường hợp viêm cấp tính lý do chính gây nên bệnh là do vi khuẩn Ecoli, biến chứng thường gặp là rối loạn đường tiết niệu (tiểu dắt, tiểu buốt) và sốt. Tuy vậy, với dạng viêm mạn tính các biến chứng sẽ nặng và rõ rệt hơn ngoài tiểu dắt, tiểu buốt sẽ xuất hiện các cơn đau đột ngột ở vùng bụng dưới, tinh dịch chứa máu, đau thắt lưng, sốt nhẹ bệnh kéo dài có thể biến chứng thành viêm mào tinh hoàn và viêm bàng quang. Bệnh viêm tuyến tiền liệt có các biến chứng điển hình dễ phân biệt hơn so với bệnh u xơ tuyến tiền liệt.
Với u xơ tuyến tiền liệt bệnh không xuất phát từ vi khuẩn mà do các mô trong tuyến phình to gây chèn ép bàng quang làm tắc ống dẫn tiểu, đôi khi đi tiểu cảm thấy đau. Các triệu chứng của bệnh thường không rõ rệt, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác như viêm tiết niệu hay viêm bàng quang.

Cách điều trị
Bệnh viêm tuyến tiền liệt thường được điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm nhằm hạn chế và cắt đứt các biến chứng của bệnh. Cách điều trị ngoại khoa thường chỉ được bác sĩ chỉ định khi làm các thủ thuật như thông đường ống tắc nghẽn để cải thiện quá trình bài tiết.
Đối với u xơ tuyến tiền liệt có hai cách điều trị là điều trị ngoại khoa và nội khoa. Trường hợp sử dụng thuốc kháng sinh ức chế sự phát triển của tuyến tiền liệt bị thất bại chúng ta có thể sử dụng phẫu thuật để giảm các biến chứng bệnh như cắt bỏ tuyến tiền liệt bằng nội soi hoặc mổ hở để bóc tách khối u xơ ra khỏi cơ thể.
Nếu thấy một trong những biến chứng của bệnh giống với hai bệnh này chúng ta nên đi khám để biết được chính xác căn bệnh đang mắc phải. Việc xác định đúng bệnh sẽ giúp các bác sĩ đưa ra được liệu pháp điều trị hiệu quả và tốt nhất.
>> Viêm đường tiết niệu là bệnh gì?