Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016

Nam giới cần lưu ý những gì khi bị viêm đường tiết niệu

Nam giới cần lưu ý những gì khi bị viêm đường tiết niệu?
Có rất nhiều người thắc mắc tại sao viêm đường tiết niệu của tôi đã chữa khỏi mà vẫn tái phát trở lại. Đây là tình trạng phổ biến thường gặp ở nhiều người do nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến những lưu ý khi bị bệnh. Sau đây các chuyên gia sẽ đưa ra một lưu ý khi bị viêm đường tiết niệu hi vọng giúp nam giới hiểu rõ hơn về bệnh lý này.
  1. Thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ
Nam giới khi bị viêm đường tiết niệu nên tiến hành điều trị càng sớm càng tốt. Tuy nhiên người bệnh không nên tự ý mua thuốc điều trị sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe mà phải tuân thủ hướng dẫn của bác sỹ. Trong quá trình điều trị nên tuân thủ hướng dẫn và thực hiện đúng chỉ định, như vậy bệnh mới khỏi dứt điểm, tránh tái phát trở lại.
  1. Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý
– Người bị viêm đường tiết niệu nên hấp thu chất lỏng, đặc biệt là nước mỗi ngày để cơ thể thanh lọc được những chất độc hại và vi khuẩn gây bệnh ra bên ngoài.
– Sử dụng nước ép hoa quả, nước việt quất chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp phòng tránh viêm đường tiết niệu hiệu quả.
– Bên cạnh đó sử dung thêm các loại thực phẩm giàu vitamin C như: chanh, dâu, cam, ổi… có tác dụng chống lại nhiễm trùng đường tiết niệu và ngăn ngừa bệnh tái phát.
– Nước dâu ngô, nước rau rền cơm chứa rất nhiều vitamin và nhiều chất vi lượng khác rất tốt cho việc chữa bệnh về đường tiết niệu, nam giới có thể kết hợp sử dụng các loại nước này trong bữa ăn hàng ngày.
– Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi, rau của quả vừa giúp tăng sức đề kháng vừa hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn.
– Cần uống nhiều trà, thảo dược: trà gừng, bạc hà giúp ngăn ngừa các chất độc tố và vi khuẩn gây bệnh.
– Người bị viêm đường tiết niệu ăn cháo thịt rùa, cháo chim sẻ, thịt nạc xào rau cần… cũng rất tốt.
chaocumai-1414307093728
Ngoài chế độ ăn như trên, người bị viêm đường tiết niệu nên tránh những món ăn như sau:
–  Hạn chế sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, các sản phẩm từ sữa, cafe, chè, socola…
– Không nên ăn những đồ ăn cay nóng, có chứa chất kích thích như rượu bia, đồ uống có ga.
– Hạn chế sử dụng muối trong các món ăn một cách tối đa.
Ngoài ra, nam giới nên chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng kín, quan hệ tình dục an toàn cũng là phương pháp phòng tránh viêm đường tiết niệu quả quả. Trong sinh hoạt hàng ngày nếu thấy mình có biểu hiện của bệnh, bạn nên đến các cơ sở chuyên khoa để tiến hành thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt, tránh để bệnh quá lâu sẽ kéo dài thời gian điều trị, gây biến chứng nguy hại đến sức khỏe sinh sản.

Viêm đường tiết niệu và các biến chứng cần biết

Viêm đường tiết niệu là một trong các bệnh thường gặp xảy ra trên đường tiết niệu do vi khuẩn gây ra viêm nhiễm.
Bệnh thường gặp ở nữ giới chính vì do cấu trúc cơ quan sinh dục rất phức tạp. Bệnh viêm đường tiết niệu khi không điều trị sớm sẽ làm giảm đi chức năng của bàng quang và thận ở cả nam giới và nữ giới, có thể bị tổn thương hệ tiết niệu vĩnh viễn.
Các triệu chứng của bệnh
Viêm đường tiết niệu có một vài triệu chứng chung, biểu hiện của bệnh giống nhau ở cả nam và nữ giới: là đều có triệu chứng tiểu khó, tiểu rắt, đau bụng, ậm ạch, khó chịu. Cụ thể đó là:
– Thường hay đi tiểu hoặc muốn đi tiểu, luôn có cảm giác muốn đi vệ sinh liên tục, nhưng lượng nước tiểu trong mỗi lần vệ sinh rất ít
– Hay có cảm giác đau buốt khi tiểu, giữa các lần đi vệ sinh có cảm giác như kim châm
– Đau ở vùng bụng dưới, lưng và nóng rát ở vùng bụng dưới.
– Khi sự viêm nhiễm phát triển mạnh thì sẽ tan toả đến thận và dạ con khiến bệnh nhân có các triệu chứng như đau lưng, ớn lạnh, sốt, buồn nôn và nôn.
– Tiểu rắt, tiểu ít hoặc tiểu có dính máu
Nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi gây bệnh
– Phần lớn viêm đường tiết niệu do vi khuẩn xâm nhập vào đường niệu.
– Các yếu tố thuận lợi cho viêm đường tiết niệu xảy ra là: sỏi đường tiết niệu, ứ trệ nước tiểu do u, phì đại tuyến tiền liệt, sinh hoạt tình dục với người bị bệnh đường sinh dục – tiết niệu mà không dùng phương tiện bảo vệ, mắc các bệnh như đái tháo đường, suy giảm miễn dịch, già yếu, suy kiệt… Viêm đường tiết niệu rất dễ tái phát nếu không điều trị dứt điểm, tận gốc.
viem-duong-tiet-nieu-1
Biến chứng
– Viêm đường tiết niệu không điều trị sớm sẽ làm giảm chức năng của bàng quang hoặc thận ở cả nam giới và nữ giới, thậm chí hệ tiết niệu có thể bị tổn thương vĩnh viễn: suy thận hoặc viêm cầu thận mạn tính.
Điều trị:
– Điều trị bằng kháng sinh
Cách điều trị thông thường đối với bệnh này là sử dụng kháng sinh diệt vi khuẩn. Đặc biệt là cần phải chữa trị dứt điểm và vệ sinh đúng cách nếu không bệnh tái phát lại sẽ nặng hơn và khó chữa hơn.
Ngoài ra, lưu ý với những người bị viêm đường tiết niệu do thấp nhiệt (nóng trong) thì không nên điều trị bằng kháng sinh vì bản thân người bệnh không bị nhiễm khuẩn, nếu dùng kháng sinh có thể dẫn tới bệnh ngày càng nặng hơn.
– Điều trị bằng đông y
Trong đông y, có nhiều thảo dược đã được nghiên cứu và sử dụng kết hợp để điều trị viêm đường tiết niệu an toàn và cho hiệu quả cao cho bệnh nhân. Trong đó nổi bật là Trạch tả, Kim tiền thảo, Mã đề được coi như kháng sinh tự nhiên, giúp diệt khuẩn, chống viêm lợi tiểu giúp rửa sạch vi khuẩn ở đường niệu. Vì vậy, uống thật nhiều nước kết hợp với các dược liệu trên sẽ giúp lợi tiểu, chống viêm nhiễm đường liệu hiệu quả và an toàn. Kháng sinh chỉ nên dùng trong những trường hợp nặng và nên có sự tư vấn của nhân viên y tế. Vì khi dùng không đủ liều điều trị bệnh rất dễ bị tái phát và nặng hơn.

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016

Cách chữa viêm nhiễm đường tiết niệu bằng nguyên liệu trong nhà

Khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu không được chữa trị có thể dẫn tới bệnh thận, suy thận. Nhiễm trùng đường tiết niệu thường xảy ra ở nữ giới vì niệu đạo, âm đạo và hậu môn rất gần nhau. Dưới đây là một số giải pháp tự nhiên để phòng, chữa bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu.
Nước rau mùi tây
Là một trong các phương pháp điều trị hiệu quả nhất chống lại bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu. Nước ép rau mùi tây như là một vị thuốc tẩy rửa cho thận và xả các độc tố có trong nó ra ngoài.
Nó chứa kha nhiều chất dinh dưỡng, chẳng hạn như vitamin A, C, B, natri, kali, riboflavin, thiamin. Đem vài lá rau mùi tây và đun sôi với nước. Lọc nước, để nguội rồi uống sẽ rất hiệu quả sau vài ngày.
Gừng
Gừng là một loại thảo dược rất phổ biến và có nhiều công dụng hiệu quả. Đây cũng là một cách chữa bệnh khá hiệu quả đẩy lùi viêm nhiễm đường tiết niệu. Gừng có chứa thành phần được gọi là gingerols ­ đó là một chất kháng khuẩn ức chế sự phát triển lây lan của các vi khuẩn trong thận. Để trị bệnh dứt điểm, bạn có thể dùng trà gừng hàng ngày thường xuyên hơn.
Tỏi
Tỏi là một phương thuốc tự nhiên để chữa bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu. Tỏi có chứa 1 lượng hoạt chất được gọi là allicin có tác dụng tốt trong việc chống viêm và chống nấm, kháng khuẩn. Tỏi cũng là một chất chống oxy hóa chữa một loạt các bệnh khác hiệu quả. Ăn 3-4 tép tỏi sống trong vòng vài ngày sẽ thấy hiệu quả.
Vi sinh vật Probiotics
Probiotics là loại vi sinh vật có lợi hoặc nấm men. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các vi sinh vật có lợi sẽ giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và tiêu hóa, hỗ trợ thận xử lý tốt trong việc xử lý các loại chất thải, cũng như làm giảm khả năng phát triển của sỏi thận.
Giấm táo
Mật ong và giấm táo đều rất tốt cho cơ thể. Đem trộn 2 muỗng canh mật ong với 1 muỗng canh giấm táo sẽ cho hiệu quả rất tốt với bệnh nhân bị viêm nhiễm đường tiết niệu.
Trà thảo mộc
Bất cứ loại trà thảo dược nào đều tốt cho sức khỏe của cơ thể. Hãy uống các loại trà thảo dược như trà hoa cúc, trà mùi tây,… là một cách hiệu quả trong điều trị viêm nhiễm đường tiết niệu. Bạn nên uống các loại trà này ít nhất 2 lần/ngày.
Uong-tra-thao-moc-moi-ngay-de-giam-can-hieu-qua-tai-sao-khong-2
Vitamin C
Vitamin C cực kỳ quan trọng và có lợi đối với bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu vì nó làm tăng nồng độ axit trong thận, do đó, làm cho vi khuẩn không thể phát triển.
Vì vậy, ăn cam hoặc bất kỳ trái cây họ cam nào mỗi ngày sẽ có kết quả thuận lợi. Tuy nhiên, nếu bạn không thích các loại trái cây họ cam quýt, bạn có thể uống viên vitamin C 1 lần/ngày và dùng tốt hơn sau bữa ăn sáng
Củ nghệ
Củ nghệ là một phương thuốc tự nhiên có thể chống lại bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu và thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi. Củ nghệ có chứa một thành phần được gọi là curcumin ­ là một tác nhân chống vi khuẩn, chống viêm và chống nấm tốt, giúp ức chế sự phát triển và lây lan của các loại vi khuẩn. Bạn có thể dùng bột nghệ nguyên chất với sữa.
Lô hội
Lô hội có thể được dùng nếu bạn đang bị viêm nhiễm đường tiết niệu. Nó giúp loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể thông qua cơ chế làm sạch hiệu quả. Nên uống nước lô hội 2 lần/ngày để có kết quả tốt nhất.
>> Có thể bạn chưa biết: Bệnh phì đại tuyến tiền liệt

4 nguyên nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu ở phụ nữ

Triệu chứng của bệnh là đi tiểu buốt, tiểu rát, tiểu khó, thậm chí tiểu ra máu. Nhiều chị em bị lặp đi lặp lại tình trạng này mà không thể chữa dứt điểm được.
Có 4 lý do lớn nhất khiến nữ giới dễ mắc phải và bị tái phát bệnh viêm đường tiết niệu hơn ở nam giới.
Thứ nhất, cấu tạo của đường niệu ở nữ giới ngắn và thẳng, rất gần hậu môn nên vi khuẩn E.Coli dễ dàng xâm nhập vào gây bệnh. E.Coli là loại vi khuẩn có hại thường trú trong cơ quan đường ruột, dễ gây viêm khi sinh sống trong đường tiết niệu. Đó là nguyên nhân chính gây viêm đường tiết niệu ở nữ giới.
Thứ hai, bệnh xuất phát từ những thói quen vệ sinh hàng ngày và lau chùi sau khi đi đại tiện của phụ nữ. Hầu hết chị em đều có thói quen là vệ sinh từ sau ra trước do thuận tay, nhưng điều đó là thói quen sẽ khiến vi khuẩn từ hậu môn dễ dàng xâm nhập vào đường niệu gây viêm hơn. Cách vệ sinh đúng là từ trước ra sau, từ âm đạo đến hậu môn sử dụng thêm các dung dịch rửa để đạt hiệu quả diệt vi khuẩn tốt hơn.
Thứ ba, việc sử dụng băng vệ sinh khi đến chu kỳ kinh nguyệt hoặc trong quá trình sinh nở cũng sẽ tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Vì vậy chị em nên thay băng vệ sinh liên tục ít nhất 4 tiếng một lần để đảm bảo vệ sinh.
lạm dụng vitamin e gây ảnh hưởng tới sức khỏe
Thứ tư, các thói quen như nhịn đi tiểu, ít uống nước cũng khiến cho nữ giới dễ mắc bệnh viêm đường tiết niệu. Việc nhịn tiểu làm cho nước tiểu bị ngưng đọng lại, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn E.Coli phát triển mạnh.
Để tránh bệnh tái phát, nữ giới nên chú ý đến phương thức điều trị và sinh hoạt hàng ngày. Khi bệnh tái phát đến lần thứ 3, vi khuẩn lúc này đã kháng thuốc rất mạnh. Bạn nên đến các bệnh viện làm kháng sinh đồ để tìm đúng loại kháng sinh phù hợp có hiệu lực với loại vi khuẩn gây viêm. Nữ giới nên tránh việc tự ý mua kháng sinh về tự điều trị bởi việc này có thể đỡ nhanh nhưng việc sử dụng tùy tiện sẽ gây kháng thuốc và bệnh dễ trở thành mãn tính, dễ tái phát lại, khó chữa được dứt điểm.
Bên cạnh đó, khi uống thuốc, người bệnh cần uống hết đơn, tránh trường hợp nhận thấy các triệu chứng đã giảm thì tự ý ngừng điều trị. Chính thói quen này gây ra tình trạng kháng thuốc ngày càng phổ biến hiện nay.
Chị em cần vệ sinh đúng cách như đã hướng dẫn ở trên, đồng thời cần uống đủ ít nhất 2 lít nước một ngày, tránh thói quen nhịn tiểu. Bệnh cũng có thể lây sang cho nam giới cũng như lây ngược lại, nên cần điều trị cả hai và dùng biện pháp an toàn trong sinh hoạt để phòng tránh. Kháng sinh có thể chữa lành bệnh nhưng cũng có nhiều tác động không tốt cho sức khỏe nên người bệnh cũng có thể lựa chọn các loại thảo dược để điều trị viêm đường tiết niệu.

5 phương pháp phòng tránh nhiễm trùng đường tiết niệu

Có ba dạng nhiễm trùng đường tiết niệu thường gặp như sau:
1. Nhiễm trùng tiểu có ảnh hưởng lớn đến niệu đạo và còn gây ra viêm niệu đạo.
2. Nhiễm trùng đường tiểu là nguyên nhân gây ra nhiễm trùng bàng quang và còn được gọi là viêm bàng quang .
3. Nếu bị nhiễm trùng đường tiểu sẽ ảnh hưởng đến thận và được biết đến là viêm bể thận.
Nhiễm trùng đường tiết niệu thường gặp ở phụ nữ hơn ở nam giới bởi vì vi khuẩn xâm nhập tới bàng quang phụ nữ nhanh hơn nhiều so với ở nam giới do đường niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn. Các loại vi khuẩn có một khoảng cách ngắn hơn để xâm nhập tới được bàng quang. Mà niệu đạo cũng nằm gần trực tràng của nữ giới và các loại vi khuẩn từ trực tràng sẽ dễ dàng đi vào niệu đạo và gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu, có thể là viêm đường tiết niệu .

viem-duong-tiet-nieu (1)
Các dấu hiệu cho thấy bạn có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu đó là :
– Có cảm giác nóng và rát khi đi tiểu.
– Có cảm giác muốn đi tiểu nhiều hơn bình thường.
– Dù muốn đi tiểu, nhưng không thể tiểu.
– Bị són một chút nước tiểu.
– Nước tiểu có mùi khai, màu sậm, có gợn và thậm chí có dính máu.
Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể được ngăn ngừa bằng cách làm theo một số hướng dẫn đơn giản để tránh cho các vi khuẩn di chuyển vào bàng quang. Vệ sinh kém dẫn đến ô nhiễm và cho phép các vi khuẩn đi từ niệu đạo vào bàng quang gây ra nhiễm trùng.
5 biện pháp dưới đây nhấn mạnh về vệ sinh cá nhân có thể giúp giảm ô nhiễm vi khuẩn ở vùng sinh dục:
1. Lau sạch một cách cẩn thận các khu vực phía trước và phía sau bộ phận sinh dục. Làm sạch khu vực đặc biệt này là rất quan trọng trong việc giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.
2. Tránh những kích thích xảy ra trong bộ phận sinh dục. Vi khuẩn phát triển tốt nhất tại các khu vực bị kích thích. Vì vậy, tránh kích thích ở vùng sinh dục bằng cách sử dụng xà phòng nhẹ, dầu gội nhẹ, và sữa tắm. Ngoài ra, bạn có để tránh làm sạch bộ phận sinh dục bằng khăn giấy thô.
3. Luôn giữ cho bàng quang thường xuyên rỗng. Khi còn nước tiểu trong bàng quang sẽ là cơ hội cho các vi khuẩn phát triển mạnh. Do đó, không giữ thói quen giữ lại nước tiểu trong bàng quang mà nên đi vệ sinh ngay khi buồn.


4. Không nên sử dụng đồ lót tổng hợp. Điều này có thể thúc đẩy sự phát triển của các loại vi khuẩn. Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo nên mặc đồ lót bằng vải coton sẽ thoải mái hơn.
5. Uống đầy đủ nước cần thiết cho cơ thể. Uống đủ nước có thể sẽ đẩy các loại vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu một cách hiệu quả hơn.

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2016

Nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến từ sở thích ăn thịt đỏ chiên

Ung thư tuyến tiền liệt là 1 căn bệnh phổ biến ở phái mạnh hiện nay, đứng hàng thứ 2 sau ung thư phổi. 1 nghiên cứu mới của Mỹ cho biết rằng những người đàn ông ăn nhiều hơn 6 khẩu phần thịt đỏ chiên trong vòng 1 tháng có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt đến 30% so với những người hiếm, hoặc ít khi ăn.
Tại đại học Nam California (Mỹ), các cộng sự cùng với giáo sư Mariana Stern  đã tiến hành 1 nghiên cứu trên 1.800 người bệnh nam  giới mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến có  sở thích ăn thịt đỏ chiên và 1.069 người không mắc chứng bệnh này.
Kết quả nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng qua nhiều đợt và đã được công bố trên tạp chí Carcinogenesis, khẳng định rằng  những người đàn ông sử dụng nhiều hơn 6 khẩu phần thịt đỏ chiên mỗi tháng sẽ có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt tăng đến 30% so với những người không ăn hoặc ít khi sử dụng thực phẩm đó. Bên cạnh đó, nếu bạn ăn lớn hơn 10 khẩu phần thịt đỏ trong 1 tháng dù bạn chế biến bằng cách nào như: nướng hoặc rán thì bạn vẫn làm tăng nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến của mình lên 45%.
Đi tìm thủ phạm gây ra bệnh ung thư nói chung và ung thư tuyến tiền liệt nói riêng chưa bao giờ là điều đơn giản cả.
Khi bạn rán hoặc nướng thịt  là cách chế biến thức ăn  không sạch sẽ và an toàn bởi nhiệt độ cao sẻ phá hủy HCAs heterocyclic amin và DNA như PAHs (polycyclic aromatic hydrocarbons) . Nghiên cứu cho biết rằng PAHs được tạo ra khi thịt được  trực tiếp hơ trên lửa, tạo ra khói lắng đọng chất này trên thịt, còn HCAs được tạo thành khi protein được nấu ở nhiệt độ cao trong thời gian lâu.
thịt đỏ tươi

Ăn thịt đỏ tươi nhiều dễ dẫn đến nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt
Theo các nhà nghiên cứu, rán thịt trong chảo ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra các tác nhân phá hủy HCAs , DNA được hình thành khi protein được đun ở nhiệt độ rất lớn trong thời gian đủ lâu.
Nghiên cứu này đồng thời cũng khẳng định nếu ăn thịt chế biến trong bánh humberger cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
Để tránh nguy cơ mắc bệnh cũng như sức khỏe được đảm bảo của chính bản thân mình và gia đình bạn. Chúng tôi khuyên bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm rán, chiên nướng tránh sử dụng dầu ăn nhiều lần, hạn chế hoặc giảm việc ăn đồ nướng, khi nướng thực phẩm nên được bảo vệ trong 1 lớp giấy bạc. Ngoài ra, bạn nên thay đổi thói quen sở thích của mình chuyển sang tích cực ăn những thực phẩm tươi sống, duy trì thói quen ăn nhiều hoa quả, rau xanh, ăn các thực phẩm giàu protein, thực phẩm chiết xuất đậu nành …

Phòng tránh và điều trị bệnh viêm đường tiết niệu

Để phòng tránh hiệu quả nhất chứng bệnh này cần phải thường xuyên vệ sinh cá nhân sạch sẽ để ngăn chặn các loại vi khuẩn gây viêm nhiễm xâm nhập.
Trước và sau khi quan hệ tình dục hãy nên đi tiểu để loại bỏ bớt các loại vi khuẩn có thể xâm nhập vào bên trong cơ thể. Sau khi giao hợp nên uống thật nhiều nước và đi tiểu để giảm bớt vi trùng xâm nhập vào trong bàng quang và ống dắt tiểu. Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục, thay băng vệ sinh thường xuyên trong các ngày có kinh nguyệt , thực hiện quan hệ chung thủy một vợ một chồng. Sử dụng bao cao su cũng là một biện pháp phòng tránh quan trọng khi quan hệ không rõ ràng hoặc tình một đêm.
Nên uống nhiều nước mỗi ngày ít nhất khoảng 2 lít nước mỗi ngàycó thể là nước lọc , nước râu ngô, bông mã đề … có tác dụng làm loãng nước tiểu và góp phần loại bỏ vi khuẩn ra khỏi cơ thể. Biện pháp này được coi là hữu hiệu để phòng tránh  bệnh viêm đường tiết niệu.
Không nên nhịn tiểu vì như vậy sẽ làm cho nước tiểu bị ngưng đọng, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Đồng thời làm tăng nguy cơ trương cơ, co thắt bàng quang. Khi đi tiểu thì đừng vội vã khi đi tiểu, hãy đi từ từ.
viem-duong-tiet-nieu
Tránh mặc quần áo, đồ lót quá chật sẽ khó thoát mồ hôi. Không nên sử dụng thường xuyên các sản phẩm thụt rửa không phù hợp có chứa chất kiềm, có chất sát khuẩn…
Nên bổ sung vitamin C,vì chúng ngăn ngừa viêm bàng quang. Vitamin C tăng axit trong nước tiểu, vì thế, hạn chế được sự bùng phát của các loại vi khuẩn. Đồng thời làm tăng mức độ axít trongnước tiểu, giúp giảm số lượng vi khuẩn có hại hiện diện trong hệ thống đường tiết niệu..
Nên uống một số loại nước ép như nước ép trái cây nam việt quất, nước cam nhất là trộn nước cam với nước dừa non sẽ rất lợi tiểu trong trường hợp ít đi tiểu, viêm nhiễm đường tiết niệu và các chứng đau khác do viêm nhiễm gây ra. Ngoài ra còn các loại nước chanh nho tươi , chuối, hạt dưa …
Điều trị viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu là chứng bệnh rất dễ tái phát, vì vậy khi người bệnh mắc chứng bệnh này cần phải điều trị kịp thời và triệt để, để bệnh không tái phát về sau.
Điều trị bệnh bằng kháng sinh
Viêm đường tiết niệu nếu không điều trị sớm sẽ gây ra giảm chức năng của bàng quang và thận đối với cả nam và nữ giới thậm chí nó còn gây ra rất nhiều biến chứng. Cách sử dụng thông thường đó là sử dụng các loại kháng sinh chuyên diệt vi khuẩn. Kèm theo đó là giữ gìn vệ sinh cá nhân đúng cách nếu không bệnh sẽ  càng nặng hơn, khi tái phát sẽ rất khó chữa.
Tuy nhiên cần phải lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh đó thì phải đúng cách và đủ liều, đồng thời cần điều trị theo phác đồ để tránh tình trạng vi khuẩn chưa được tiêu diệt hết, sẽ tái phát thì càng khó cho việc điều trị. Khi đó sử dụng các loại  thuốc kháng sinh liều cao hơn sẽ làm cho cơ thể người bệnh cảm thấy mệt mỏi.
Viêm đường tiết niệu nguyên nhân do thấp nhiệt thì không nên điều trị bằng thuốc kháng sinh vì bản thân người bệnh không bị nhiễm khuẩn. Do đó sử dụng kháng sinh chỉ làm người bệnh mệt mỏi và bệnh nặng hơn mà thôi.
thuoc-chua-viem-duong-tiet-nieu-o-nam-gioi1
Điều trị bằng đông y
Trong đông y, có một vài loại thảo dược có tác dụng chữa được bệnh viêm đường tiết niệu. Kim Ngân Hoa và Kim Tiền Thảo là hai loại thảo dược được sử dụng để kết hợp điều trị bệnh rất an toàn và cho hiệu quả khá cao với cơ chế “thông, xả”.
Kim Ngân Hoa là vị thảo dược được ví như thuốc kháng sinh tự nhiên, nó giúp diệt khuẩn cực hiệu quả, đặc biệt là vi khuẩn E.Coli. Đồng thời Kim Tiền Thảo còn có tác dụng làm thanh nhiệt, lợi tiết niệu, từ đó giúp đào thải vi khuẩn đã chết và vi khuẩn bám trên bề mặt đường niệu ra ngoài cơ thể.
Uống nhiều nước kết hợp với sử dụng thảo dược hiệu quả, sẽ giúp cơ thể rửa trôi mọi vi khuẩn, mảng viêm ở bàng quang, đồng thời xả sạch vi khuẩn ở đường tiết niệu một cách dễ dàng và an toàn nhất. Cách này sử dụng cũng có hiệu quả khá cao đối với bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu do thấp nóng trong người.