Thứ Ba, 21 tháng 6, 2016

Tiểu nhiều lần và tiểu buốt là bệnh gì ở nam giới ?

Đi tiểu nhiều lần và buốt là các biểu hiện của bệnh gì ở nam giới?
Chắc hẳn trong suốt cuộc đời của mỗi người hiếm có ai tự tin khẳng định được rằng từ trước tới nay chưa từng gặp các vấn đề về sức khỏe. Nếu có, hẳn là bạn đang chịu những triệu chứng vẫn còn diễn biến âm thầm khiến cho bạn không thể nhận biết một cách cụ thể rõ ràng. Ở nam giới, mọi bất thường về vấn đề tiểu tiện là câu hỏi chiếm tỉ lệ cao nhất và cũng là nỗi lo lắng, bận tâm lớn nhất của đại đa số phái mạnh thuộc mọi lứa tuổi.
Theo các chuyên gia, đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt là các dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nam khoa rất nguy hiểm mà chúng ta tuyệt đối không thể có thái độ chủ quan.
  1. Tổng hợp các bệnh lý về đường tiết niệu ­
Viêm đường tiết niệu: Đó là do vệ sinh bộ phận sinh dục không đúng cách, quan hệ tình dục bừa bãi không an toàn có thể làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm, trực tiếp gây kích thích lên bàng quang, niệu đạo khiến người bệnh đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt. ­

Viêm bàng quang kẽ: Bệnh này thường không có các nguyên nhân rõ ràng. Bên cạnh đó là triệu chứng chung đã được nêu trên bệnh nhân nam cũng sẽ mắc phải một số biểu hiện, triệu chứng như đau vùng bụng dưới, đau vùng hố chậu, dẫn đến bị tiểu cấp, tiểu nhiều lần.
Hẹp niệu đạo: Bệnh hẹp niệu đạo có thể là do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như u xơ tiền liệt tuyến, bệnh lây truyền qua đường tình dục, do tổn thương vùng niệu đạo, viêm khung xương chậu, viêm niệu đạo mãn tính. Nam giới còn gặp phải nhiều triệu chứng đi kèm như: đi tiểu đau buốt, có xuất hiện máu trong nước tiểu và tinh dịch, dương vật bị sưng to. ­
>> Các biểu hiện của bệnh phì đại tiền liệt tuyến
Hội chứng bàng quang kích thích: Bàng quang co thắt không kiểm soát gây nên tình trạng tiểu gấp, tiểu nhiều lần ngay cả khi bàng quang ít nước tiểu. Triệu chứng kèm theo đó là hiện tượng tiểu không kiểm soát (tiểu không tự chủ). ­
Sỏi và dị vật đường tiết niệu: Sỏi hay dị vật khi di chuyển sẽ gây cọ xát, kích thích vào phần cổ bàng quang khiến nam giới đi tiểu nhiều lần, tiểu không hết,… Sỏi sẽ khiến đường tiểu bị tắc gây cảm giác đau buốt. ­

Suy tuyến thượng thận: Khi này các hormone do tuyến thượng thận tiết ra bị suy giảm rõ rệt khiến người bệnh có cơ thể mệt mỏi, ăn không ngon, sụt cân nhanh, hạ đường huyết, tiêu chảy thậm chí rơi vào trạng thái trầm cảm.
  1. Nguyên nhân do bệnh lý về tuyến tiền liệt ­
U xơ tiền liệt tuyến: Tuyến tiền liệt tăng sinh (phì đại tiền liệt tuyến, ung thư tiền liệt tuyến) gây chèn ép lên niệu đạo, kích thích vào bàng quang do đó nam giới hay có cảm giác muốn đi tiểu nhiều lần. ­
Viêm tuyến tiền liệt: Bệnh này thường xảy ra ở nam giới đang trong độ tuổi sinh sản.

Các thực phẩm có hại cho sức khỏe sinh lý nam giới

Một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và hợp lý sẽ rất tốt cho sức khỏe về lâu dài. Vì vậy, thực phẩm dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chế độ ăn hàng ngày của mỗi người. Nhưng thực phẩm có tốt cho sức khỏe hay không còn phụ thuộc vào cách chế biến hợp lý hay không; đặc biệt là đối với sức khỏe nam giới đang trong độ tuổi sinh sản. Dưới đây là một số loại thực phẩm có hại cho sức khỏe sinh lý mà nam giới cần chú ý và hạn chế sử dụng:
>> Bệnh viêm đường tiết niệu là gì?

  1. Sữa đậu nành có tác dụng tăng lượng hormon estrogen cho nữ giới và sẽ làm mất thăng bằng hormone giới tính của nam, có nguy cơ dẫn đến suy giảm chức năng tình dục ở nam giới, làm giảm đi chất lượng tinh trùng. Ngoài ra, một số thực phẩm được chế biến từ đậu nành, nam giới cũng cần hạn chế sử dụng (đậu khuôn, đậu hủ…).
  2. Rượu, bia : Trong rượu bia có chứa các chất khiến cho chất lượng tinh trùng bị giảm; khi sử dụng quá nhiều rượu bia sẽ khiến cho lượng enzim cần thiết cho thụ tinh không được sản xuất ra. Điều này ảnh hưởng lớn đến chức năng sinh sản của nam giới.
  3. Chất béo Ăn quá nhiều chất béo hoặc thịt đỏ (thịt bò, thịt xông khói, xúc xích…) có thể gây giảm khả năng tình dục của phái mạnh. Lượng chất béo bão hòa và cholesterol có trong thịt đỏ rất dễ thu hẹp các mạch máu, bao gồm cả việc cung cấp máu đến bộ phận sinh dục. (>> các triệu chứng thường gặp khi bị u xơ tiền liệt tuyến <<)
  4. Pho mát: Đây là loại thực phẩm chứa rất nhiều acid béo bão hòa và các chất béo khác. các chất béo này rất có hại cho động mạch của con người, ảnh hưởng đến ham muốn tình dục của nam giới. Đặc biệt, không được sử dụng fomat và trứng cùng một lúc.
  5. Dầu thực vật sử dụng lại: Dầu thực vật khi được chiên đi chiên lại nhiều lần sẽ bị hidro hóa rất có hại cho cơ thể người sử dụng. Hơn nữa, dầu thực vật có nguy cơ làm tăng tình trạng mắc các bệnh lý về tim mạch, thậm chí có nguy cơ gây đột quỵ rất cao. Vì vậy không nên sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần.
  6. Bột ngũ cốc: Lượng đường trong bột ngũ cốc có thể là một trong ác nguyên nhân lớn gây ảnh hưởng đến testosterone của nam giới, có thể làm giảm ham muốn tình dục ở các quý ông.
  7. Cà phê: Sử dụng quá nhiều cà phê sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tuyến thượng thận, khi chức năng của tuyến này bị giảm, có thể dẫn tới giảm nhu cầu tình dục và mất cân bằng hormone nam giới.
>> Các điều trị phì đại tiền liệt tuyến

Thứ Hai, 20 tháng 6, 2016

Xuất tinh đau buốt và có máu là bệnh gì ?

Sức khỏe sinh sản là một trong các tiêu chí quan trọng để đánh giá sức khỏe nam giới. Có rất nhiều nam giới hết sức băn khoăn và lo lắng về trường hợp xuất tinh đau buốt và có máu. Từ đó các chuyên khoa nam học cũng cho biết, xuất tinh đau buốt và có máu là một trong các biểu hiện tình trạng sức khỏe của nam giới đang có vấn đề rất cần được chú ý tới.
>> Cách điều trị phì đại tiền liệt tuyến
Nguyên nhân gây ra tình trạng xuất tinh đau buốt và xuất tinh có dính máu
Xuất tinh có dính máu là tình trạng có máu xuất hiện trong tinh dịch, khi nam giới xuất tinh thấy có màu đỏ hoặc hồng lẫn với tinh dịch. Xuất tinh có máu thường đi kèm với triệu chứng đau buốt ở dương vật, có thể có tiểu buốt hoặc tiểu dắt, ngoài ra có thể kèm biểu hiện đau bìu hoặc có các triệu chứng đi kèm khác như sốt toàn thân, mệt mỏi, chán ăn.

Thông thường túi tinh rất mỏng. Quá trình viêm gây kích thích niêm mạc dẫn đến hiện tượng sung huyết và phù nề của các ống, các tuyến của đường dẫn tinh: túi tinh, tuyến tiền liệt, niệu đạo. Hậu quả của quá trình này là gây xuất tinh ra máu. Trường hợp khác là khi bị viêm túi tinh, túi tinh bị phù, tắc nghẽn thì khi nam giới xuất tinh, túi tinh tăng cường co bóp làm đứt mạch máu cũng dẫn đến xuất tinh ra máu.
Nếu nam giới bị rơi vào triệu chứng xuất tinh có máu và có cảm giác đau buốt thì đó có thể là các biểu hiện của các bệnh như: viêm nhiễm, nhiễm khuẩn gây ra tắc nghẽn hoặc chấn thương bộ phận đường dẫn tinh.
Các nguyên nhân khác có thể là do: viêm đường tiết niệu, viêm ống dẫn tinh, viêm túi tinh, ung thư tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo. Ngoài ra, bệnh nhân xuất tinh ra máu còn có thể gặp các biểu hiện sau: ­
  • Đau khi đi tiểu, tiểu buốt có lẫn máu trong nước tiểu. ­
  • Đau đớn khi xuất tinh. ­
  • Nam giới thấy đau sưng lên ở cơ quan sinh dục ­
  • Đau, sưng ở vùng tinh hoàn và bìu. ­
  • Xuất hiện hạch nhỏ ở vùng bẹn


Nam giới bị xuất tinh đau buốt và có máu nên làm gì?
Nam giới bị xuất tinh đau buốt và có xuất hiện máu là biểu hiện của bệnh lý, khi thấy mình có các biểu hiện trên nam giới cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được kiểm tra sức khỏe, thăm khám và điều trị bệnh kịp thời. Khi thăm khám, các bác sĩ chuyên khoa sẽ xác định được chính xác nguyên nhân và sẽ có phương pháp điều trị phù hợp kịp thời.
>>Bệnh u xơ tiền liệt tuyến và các biểu hiện

Khi bị đi tiểu rắt là biểu hiện của bệnh gì ?

Tiểu rắt là tình trạng bệnh mà bất cứ ai cũng đã từng gặp phải ít nhất một lần trong đời. Nếu nó chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn và sau đó biến mất thì không có gì đáng lo ngại. Nhưng tình trạng tiểu rắt diễn ra liên tục trong một thời gian dài, thường xuyên, và kèm theo các triệu chứng bất thường khác thì bạn phải hết sức cẩn thận vì rất có thể nó là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý về phụ khoa, nam khoa, các bệnh hay lây truyền qua đường tình dục mang tính chất rất nguy hiểm. Vậy, đã có bao giờ bạn thắc mắc xem khi bị đi tiểu rắt là biểu hiện của những bệnh gì chưa?
>> Các biến chứng của bệnh phì đại tiền liệt tuyến

Các chuyên gia cho biết, khi tình trạng tiểu rắt kéo dài một khoảng thời gian dài sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu, bức bối về mặt tâm lý. có nhiều trường hợp sức khỏe người bị bệnh còn bị giảm đi một cách rõ rệt. Nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu rắt có rất nhiều, nhưng qua nghiên cứu thăm khám, điều trị thực tế cho hàng nghìn bệnh nhân, thì các chuyên gia cũng đã cho biết, tiểu rắt có thể là biểu hiện của một trong số các bệnh điển hình sau:
Bệnh lậu: Nếu mà bạn thường xuyên bị đi tiểu rắt, kèm theo là triệu chứng tiểu buốt, dịch âm đạo tiết ra nhiều có màu vàng, xanh hoặc trắng đục thì có khả năng bạn bị mắc bệnh lậu là rất cao.
Viêm đường tiết niệu: Khi bị mắc viêm đường tiết niệu dấu hiệu hay gặp và điển hình nhất đó là tình trạng tiểu rắt, kèm theo đó là đi tiểu buốt. Tình trạng này sẽ có xu hướng ngày càng nặng theo thời gian. Bạn cũng có thể gặp phải một số triệu chứng khác như: đau vùng bụng dưới, đau thắt lưng, sốt, nước tiểu có màu sẫm hoặc tiểu dính máu.
Viêm bàng quang, viêm niệu đạo: Khi mắc bệnh này bạn không chỉ bị tiểu rắt mà còn tiểu buốt, tiểu ra máu. Trường hợp do lậu cầu bạn sẽ tiểu ra mủ.

U xơ tuyến tiền liệt: U xơ tuyến tiền liệt sẽ khiến cho nam giới luôn trong tình trạng tiểu rắt, tiểu ngập ngừng, cảm giác tiểu không hết, đi tiểu nhiều lần nhưng số lần nước tiểu mỗi lần rất ít.
Đó là các căn bệnh điển hình đã gây ra tình trạng tiểu dắt của người bệnh. Nếu bạn đang bị tiểu rắt, hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và được chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất. Khi bệnh được phát hiện sớm thì tỉ lệ chữa trị thành công, hiệu quả sẽ càng cao, ngăn chặn được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra đối với sức khỏe người bệnh nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng.

Nguyên nhân gây ra bệnh nhiễm trùng đường tiểu là gì ?

Bạn đã và đang có hiện tượng tiểu nhiều lần, cứ mỗi lần đi tiểu lại có cảm giác bị đau và buốt, thậm chí còn kèm theo các biểu hiện tiểu ra máu, mủ, tiểu dắt,…và kết quả thăm khám cho biết bạn đang có các biểu hiện của bệnh nhiễm trùng đường tiểu ( còn được gọi là viêm đường tiết niệu).
Đường tiểu hay đường tiết niệu bao gồm các bộ phận: hai quả thận, bàng quang, niệu quản và niệu đạo. Nhiễm trùng đường tiểu (viêm đường tiết niệu) là một bệnh lý nhiễm trùng thường xuất hiện khi các vi khuẩn gây bệnh đi vào đường tiểu và phát triển trong đường tiểu hoặc do một số loại vi khuẩn theo đường máu đến trú ngụ tại đây (vi khuẩn chủ yếu ở đây là loại vi khuẩn E.Coli) gây ra hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần, có cảm giác đau khi đi tiểu và có khi còn tiểu ra máu, kèm theo đó là các triệu chứng như vùng kín có cảm giác đau khi đi tiểu, đau vùng bụng dưới, đau lưng, vùng bụng dưới có cảm giác nóng rát, ớn lạnh, sốt cao, hay bị buồn nôn.

Nguyên nhân nhiễm trùng đường tiểu
Các chuyên gia cho biết có rất nhiều người bệnh không hiểu tại sao mình lại bị mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu. Để giải đáp cho các thắc mắc của người bệnh nói riêng và mọi người nói chung, Bài viết này sẽ cung cấp cho mọi người biết được các nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng đường tiểu đó là: ­
>> Những nguy hiểm mà bệnh u xơ tiền liệt tuyến gây ra
  • Do vệ sinh cá nhân không sạch sẽ: vệ sinh không sạch, vệ sinh không đúng cách, sử dụng các loại đồ lót thô cứng, quá bó sát, hoặc mặc đồ ẩm ướt khiến vi khuẩn từ bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào lỗ tiểu đến đường tiểu và gây ra nhiễm trùng đường tiểu.
  • Do sử dụng các loại dụng cụ đặt xông dẫn lưu, phẫu thuật nội soi ­.
  • Do quan hệ tình dục không lành mạnh an toàn: Khi quan hệ tình dục không an toàn sẽ khiến cho các vi khuẩn từ dương vật đến âm đạo và ngược lên đi đến đường tiểu, gây ra bệnh nhiễm trùng đường tiểu. ­
  • Do mang thai hoặc đang trong thời kì mãn kinh: khi mang thai hoặc trong thời kỳ mãn kinh, chị em phụ nữ thường hay mất cân bằng nội tiết tố, nội tiết tố suy giảm khiến cho sức đề kháng cơ thể yếu đi nên khả năng chống lại các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiểu là rất thấp vì thể nguy cơ mắc bệnh sẽ rất cao hơn.
  • Do sử dụng biện pháp tránh thai: Trong bao cao su và thuốc tránh thai có chứa các chất diệt tinh trùng đều có liên quan tới vi khuẩn gây ra nhiễm trùng đường tiểu. ­
  • Do mắc bệnh đái tháo đường: nam giới và nữ giới mà mắc bệnh đái tháo đường đều có nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu rất cao ­ Bị bệnh tuyến tiền liệt: Nam giới mắc bệnh viêm tuyến tiền liệt, u xơ tuyến tiền liệt cũng dễ mắc phải bệnh nhiễm trùng đường tiểu. ­

Một yếu tố nguy cơ khác đó là do di truyền: những người có người thân trong gia đình như bố mẹ, anh chị em bị bệnh nhiễm trùng đường tiểu thì bạn cũng có thể bị nhiễm trùng đường tiểu
Trên đây là những nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng đường tiểu. Bệnh nhiễm trùng đường tiểu không chỉ gây ra cho người bệnh nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe như gây suy thận, nặng có thể bị nhiễm trùng máu,…. Vì thế, mọi người cần lưu ý để có biện pháp phòng tránh hiệu quả và khi có những biểu hiện của bệnh thì nên đến các đơn vị y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám và tiến hành điều trị, tránh để bệnh phát triển thành mãn tính và gây ra các biến chứng.
>> Tìm hiểu về bệnh phì đại tiền liệt tuyến

Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2016

Khi bị tiểu rắt tiểu buốt ra máu là bệnh gì ?

Ăn, thở, ngủ nghỉ là các nhu cầu không thể thiếu hàng ngày của con người. Nhưng nếu việc hấp thu mà thiếu đi sự bài tiết ra ngoài thì cơ thể cũng không thể nào đạt được sự cân bằng. Một cơ thể được coi là khỏe mạnh là khi có đầy đủ các yếu tố nêu trên và bất cứ sự bất thường nào dù lớn hay nhỏ cũng là một dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn đang bị trục trặc. Nam giới bị tiểu rắt, tiểu buốt ra máu là bệnh gì đã và đang trở thành nỗi trăn trở của không ít nam giới trong độ tuổi sinh sản.
>> Bệnh viêm đường tiết niệu là gì?
Chúng ta vẫn thường cho rằng tiểu tiện là một nhu cầu sinh lý hết sức bình thường nhưng theo nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, tình trạng đi tiểu là thước đo sức khỏe một cách đơn giản nhưng hiệu quả nhất. Riêng ở nam giới trong độ tuổi sinh sản, tình trạng tiểu rắt, tiểu buốt ra máu xảy ra khá phổ biến và tất cả những triệu chứng này một khi đi cùng nhau càng tăng thêm mức độ nguy hại của bệnh.

Tiểu buốt: Nam giới mắc chứng tiểu buốt sẽ có cảm giác hơi đau rát ở khu vực niệu đạo và bàng quang sau mỗi lần đi tiểu. Cũng chính bởi có cảm giác khó chịu này mà thường nam giới không dám tiểu mạnh bạo mà ngược lại chỉ dám tiểu chút một. ­
Tiểu rắt: Đây là tình trạng nam giới phải đi tiểu rất nhiều lần trong ngày, nhất là vào ban đêm. Số lượng nước tiểu mỗi lần không nhiều, thậm chí đôi khi chỉ xuất hiện vài giọt nhỏ. Tuy rằng người bệnh có cảm giác muốn đi tiểu nhưng khi ra đến nhà vệ sinh lại thấy khó đi, đi rất ít và sau đó lại ngay lập tức muốn đi nữa. ­
>> Biến chứng của bệnh phì đại tiền liệt tuyến
Tiểu ra máu: Tiểu ra máu được hiểu đơn giản là hiện tượng có nhiều hồng cầu trong nước tiểu. Bạn có thể nhận ra tình trạng tiểu ra máu bằng mắt thường nhưng cũng có những trường hợp buộc phải tiến hành làm xét nghiệm.
Dưới đây là những nguy cơ bạn có thể mắc phải khi thấy xuất hiện những triệu chứng nêu trên.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu : Vi khuẩn sẽ xâm nhập vào hệ thống đường tiết niệu khiến cho bộ phận này bị viêm nhiễm. Thời gian mắc bệnh càng lâu dài thì những tổn thương càng lây lan sang nhiều bộ phận khác như bàng quang, niệu đạo, đài bể thận, niệu quản.
Bệnh sỏi đường tiết niệu: Đây là một trong những nguyên nhân chiếm tỉ lệ cao ở nam giới trong độ tuổi sinh sản. ­
U thận và u bàng quang: 2 bệnh lý này có một điểm đặc biệt là chỉ xảy ra ở những người cao tuổi. Nam giới trong độ tuổi sinh sản rất hiếm khi mắc bệnh. Bên cạnh những triệu chứng như tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra máu thì người bệnh cũng sẽ có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, sút cân, đau tức vùng bụng dưới. ­

Các bệnh về máu như bạch cầu cấp tính và mãn tính, bệnh Hemophilia (bệnh ưa chảy máu), …cũng là một trong những nguyên nhân hiếm hoi gây nên tình trạng trên.
Bên cạnh những yếu tố nêu trên, nam giới tuổi trung niên, người già khi gặp phải tình trạng tiểu buốt, dắt kèm có máu cũng không thể loại trừ nguy cơ mắc phải các bệnh lý về tuyến tiền liệt. Sau khi thăm khám tùy vào nguyên nhân cụ thể mà bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn và lựa chọn phương pháp điều trị cụ thể.
Tùy mỗi trường hợp cụ thể nguyên nhân gây bệnh, mức độ bệnh lại có sự khác biệt nhất định do đó thay vì chủ quan, nam giới nên sớm chủ động đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và được bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt.
>>Tìm hiểu thêm về bệnh u xơ tiền liệt tuyến

Bài thuốc trị viêm đường tiết niệu hiệu quả nhất

Viêm đường tiết niệu thuộc phạm vi chứng ngũ lâm trong Đông y. Nguyên nhân chủ yếu là do thận hư và bàng quang bị thấp nhiệt, mà lại gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, tình dục không điều độ, giận dữ, ăn uống không điều độ, thiếu khoa học… khiến cho bàng quang không thông khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị ứ đọng sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt. Thấp nhiệt ứ đọng lâu ngày kết lại ở hạ tiêu làm nước tiểu có màu sẫm, đỏ, đi tiểu khó khăn, đau buốt. Sau đây là một số bài thuốc nam thông dụng.
Bài 1: Đi tiểu gặp nhiều khó khăn, nhỏ giọt, tiểu buốt, tiểu dắt do nhiệt gây ra dùng biển súc 16g độc vị uống hàng ngày hoặc kết hợp giữa biển súc 16g, cam thảo 6g, hải kim sa (bòng bong) 10g, bông mã đề 10g, sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Chữa viêm bàng quang dùng long đởm thảo 10g, chi tử 10g, hoàng cầm 10g, trạch tả 10g, xa tiền tử 10g, mộc thông 10g, đương quy 10g, cam thảo 4g, sài hồ bắc 10g, sinh địa 12g. Trường hợp thủy thũng đi tiểu khó dùng mã xỉ hiện (rau sam tươi) 50g, biển súc 30g, hoàng bá 10g, sắc uống ngày 1 thang.


Bài 3: Nếu bị viêm bàng quang, viêm niệu đạo, tiểu buốt, tiểu nóng sử dụng biển súc 16g, hoạt thạch 8g, mộc thông 6g, mã đề 10g. Hoặc chi tử 12g, cam thảo 4 g, bạch mao căn 12g, Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 4: Trường hợp tiểu ra dưỡng chấp có thể dùng biển súc tươi 60g, thêm hai quả trứng gà, kết hợp với sinh khương 8g, sắc uống mỗi ngày 1 thang liên tục  trong 20 ngày. Hoặc sử dụng du long thái (dừa nước) 100-200g khô, thêm chút cam thảo cho dễ uống sắc uống thay nước hàng ngày.
Bài 5: Nếu bị nhiễm khuẩn đường niệu, viêm bàng quang kèm theo triệu chứng bí tiểu do thấp nhiệt dùng lá diếp cá tươi 60g (nếu khô chỉ cần 20g), kim tiền thảo 30g, hạt mã đề 15g, sắc uống hoặc dùng cây trầu nước (hàm ếch) cả cây, sắc uống.
>> Biểu hiện của bệnh phì đại tiền liệt tuyến
Bài 6: Chữa các bệnh tiết niệu do nhiệt gây ra dùng cụm hoa mào gà 15g, biển súc 15g, thài lài 30g hoặc thấp nhiệt đi tiểu khó khăn, nhỏ giọt, nước tiểu đục, phải thông lâm hóa trọc dùng tì giải 10g, ích trí nhân 10g, thạch xương bồ 10g, cam thảo 6g, ô dược 6g, sắc uống ngày 1 thang.
Bài 7: Nếu viêm đường tiết niệu đái buốt, đái dắt dùng hải kim sa 30g, hoạt thạch 30g, ngọn cành cam thảo 10g, tán thành bột mịn, ngày uống 6g với nước sắc 10g mạch môn. Trường hợp tiểu tiện khó dùng rễ cối xay 30g, rễ cây ngái 30g, rễ cỏ xước 20g, bông mã đề 20g, thổ phục linh 50g, sắc uống ngày 1 thang.
Bài 8: Chữa tiểu buốt, tiểu đục dùng vỏ rễ cây duối, rễ cây nhót rừng mỗi thứ  lấy 20g, sao vàng, sắc uống hàng ngày mỗi ngày 1 thang. Nếu kèm theo tiểu dắt nước tiểu có màu vàng đỏ, có cặn, sỏi dùng râu ngô 30g,  bạch mao căn 30g, cỏ nhọ nồi 20g, bông mã đề 30g, sắc uống ngày 1 thang.

Bài 9: Trường hợp bị viêm tiết niệu tiểu ra máu dùng bạch mao căn 30g, rễ cây đại kế 15g hoặc có thể dùng bông mã đề 30g, cỏ nhọ nồi 30g. Nếu kèm theo có biểu hiện của sỏi đường tiết niệu dùng cỏ nhọ nồi 20g, lá tre 20g, sinh địa 20g, cam thảo đất 16g, mộc thông 16g, sắc uống liên tục ngày 1 thang.
Bài 10: Nếu tiểu ra máu, tiểu buốt, nhỏ giọt do bị thấp nhiệt dùng địa phu tử (cây chổi xuể) 10g, đông quỳ tử 10g, tri mẫu 10g, cỏ lá tre 10g, phục linh 10g, thông thảo 6g, cam thảo 6g, hoàng bá 6g, sắc uống ngày 1 thang.
>> Làm gì khi bị u xơ tiền liệt tuyến