Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2016

Đồ uống hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ

Xin giới thiệu một số loại nước uống hỗ trợ điều trị khi trẻ mắc bệnh viêm đường tiết niệu để các bậc cha mẹ áp dụng khi cần.
Nước rau dền cơm: rau dền cơm 50g (nếu khô thì 20g), cam thảo đất 10g (khô 5g), lá mã đề 30g (khô 15g). Có hai cách pha chế: Khi dùng lá tươi thì rửa sạch, giã nhỏ rồi lọc bằng nước đun sôi để nguội, lấy 100ml nước đặc chia làm 2 lần uống trong ngày, cho trẻ uống liền 3 ngày. Khi dùng lá khô thì cần đun với 150ml nước, chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống liền 3 ngày sẽ thấy hiệu quả.


Nước rau má: Rau má 50g kết hợp với mía đỏ 100g. Rau má nhặt kỹ, rửa sạch xay nhỏ, ép lấy nước đặc. Mía đỏ ép lấy nước rồi cho vào nước rau má quấy đều, chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống 2 ngày sẽ thấy hiệu quả.
Hoặc có thể dùng cách sau: rau má nhặt kỹ, mía đỏ rửa sạch, chẻ thành các miếng nhỏ. Cho cả hai thứ vào nồi thêm 250ml và nước đun sôi kỹ, chắt lấy 150ml nước đặc, rồi chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống liền 3 ngày.
Nước râu ngô: râu ngô 30g, lá mã đề 20g, đường trắng 10g. Râu ngô, lá mã đề rửa sạch, cho vào nồi thêm 250ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 150ml nước đặc, cho đường vào quấy đều, chia 3 lần uống trong ngày lúc đói. Cần uống liền 3 ngày.
>>Các triệu chứng thường gặp của bệnh phì đại tiền liệt tuyến
Nước vỏ dưa hấu: vỏ dưa hấu 50g, rễ cỏ tranh 20g, mía đỏ 50g. Vỏ dưa hấu rửa sạch thái nhỏ, rễ cỏ tranh nhặt kỹ rửa sạch cắt nhỏ, mía đỏ để cả vỏ chẻ nhỏ. Tất cả cho vào nồi thêm 250ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 150ml nước đặc, chia 3 lần uống trong ngày, cần uống liền 2 ngày.
Nước dứa: Dứa xanh 1 quả với đường phèn 10g. Dứa xanh chọn quả gần chín(ương), đem nướng đều trên lửa khoảng 1 – 2 phút, lau sạch, ép lấy nước, cho đường phèn vào quấy đều, mỗi ngày uống 3 lần. Cần uống liền 3 ngày.
Nước đậu xanh: Đậu xanh cả vỏ 100g và đường phèn 20g. Đậu xanh vo sạch, cho vào nồi với 300ml nước đun thật kỹ, chắt lấy 150ml nước đặc, cho đường phèn vào quấy đều là có thể dùng ngay, chia 3 lần uống trong ngày, cần uống liền 3 ngày sẽ thấy hiệu quả.

Nước giá đậu xanh: Giá đậu xanh 200g, đường phèn 30g, lá mã đề 30g. Giá đậu xanh và lá mã đề rửa sạch giã nhỏ, dùng nước sôi để nguội lọc với 150ml nước đặc, cho đường phèn vào quấy thật đều, chia 3 lần uống trong ngày, khi đói. Uống liền 3 ngày.
Nước dừa: dừa 1 quả và mía đỏ 100g. Chọn quả dừa bánh tẻ rồi bổ lấy nước. Mía đỏ ép lấy nước. Trộn nước dừa vào nước mía rồi quấy đều, chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống liền 3 ngày.
>> Bản chất của bệnh u xơ tiền liệt tuyến

Viêm đường tiết niệu mãn tính có hậu quả gì?

Viêm đường tiết niệu thường hay xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là đối với nữ giới. Bệnh trở nên nặng thường do chủ quan nên không biết được hậu quả nghiêm trọng đến mức nào nếu viêm đường tiết niệu trở thành mãn tính.
Đầu tiên phải biết rằng, viêm đường tiết niệu là một dạng bệnh lý viêm nhiễm thường xảy ra ở đường tiết niệu, với những biến chứng của viêm đường tiết niệu thường sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, đời sống sinh hoạt của người bệnh mà còn tác động xấu đến khả năng sinh sản và những hậu quả nặng nề về sau.
Viêm đường tiết niệu ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh dục làm cho bệnh nhân cảm thấy đau rát khi quan hệ. Đối với nữ viêm đường tiết niệu thường gây nên tình trạng hay đau ở vùng bụng dưới, tiểu rắt, ngứa rát, buồn nôn và đau khi quan hệ tình dục.

Làm hẹp niệu đạo ở nữ giới
Viêm đường tiết niệu có thể gây nên thương tổn trong ống niệu đạo. Viêm nhiễm lâu ngày trên ống niệu đạo vốn rất bé có thể gây hẹp niệu đạo, gây ra sẹo, khó khăn khi tiểu tiện.
Ảnh hưởng đến khả năng làm thiên chức ở phụ nữ
Bình thường, vi khuẩn xâm nhập theo con đường tiết niệu, từ tiết niệu di chuyển đến buồng trứng làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ. Bởi viêm đường tiết niệu có thể dẫn tới các triệu chứng bất ngờ nên cần điều trị bệnh triệt để. Vì khi bị nhiễm khuẩn, vi khuẩn sẽ nhanh chóng xâm nhập rất nhanh gây nên hiện tượng hiếm muộn – vô sinh ở phụ nữ.
>> Bệnh phì đại tiền liệt tuyến gây ra cảm giác khó chịu như thế nào?
Ảnh hưởng không tốt đến thận
Nếu không được kịp thời phát hiện và điều trị, viêm đường tiết niệu có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang, khiến cho nhiễm trùng thận, gây thương tổn thận và giảm chức năng làm việc của thận vĩnh viễn. 25% người bệnh suy thận mạn tính gây nên bởi lý do bị viêm niệu đạo. Đây là một trong những hậu quả đáng tiếc của viêm đường tiết niệu để lại nếu không điều trị kịp thời. Bởi thận là bộ phận vô cùng cần thiết và quan trọng, khi chức năng thận bị ảnh hưởng thì những chất cặn bã trong cơ thể cũng không thể được đào thải được ra bên ngoài gây nên tình trạng cơ thể suy nhược, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu trong trường hợp nặng.

Viêm nhiễm ở nhiều bộ phận
Viêm đường tiết niệu có thể là thủ phạm gây ra một số bệnh khác như tổn thương xâm nhập tinh hoàn, ống dẫn tinh, bàng quang …
Sức đề kháng cơ thể bị suy giảm
Viêm đường tiết niệu khiến cho sức đề kháng của cơ thể bệnh nhân bị kém đi. Đây là điều kiện để tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh xã hội nguy hiểm qua đường tình dục như lậu, sùi mào gà…
>> Những điều bạn ít biết về bệnh u xơ tiền liệt tuyến

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2016

9 cách phòng ngừa ung thư tiền liệt tuyến

Ung thư tuyến tiền liệt thường được xem là “bệnh lý thường gặp ở những người đàn ông lớn và trung tuổi” .Dưới đây là 9 cách để phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt cho nam giới:
>> Tìm hiểu bệnh viêm đường tiết niệu
– Thường xuyên tầm soát để phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt. Đàn ông nên thường xuyên kiểm tra để sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt bằng cách sử dụng kháng nguyên (PSA) kiểm tra tuyến tiền liệt. Làm xét nghiệm PSA, cùng với kiểm tra trực tràng kỹ thuật số (DRE) đây là công cụ cung cấp thông tin sức khỏe mà tất cả đàn ông ở mọi lứa tuổi có thể sử dụng để kiểm tra bệnh ung thư tuyến tuyến tiền liệt.


– Hấp thu những loại thực phẩm có khả năng tiêu diệt hoặc ngăn ngừa sự phát triển của ung thư. Những thực phẩm ngăn ngừa ung thư không hề xa lạ, các loại rau củ luôn có sẵn như: bông cải xanh, cải xoăn, súp lơ, cải bắp… Rất nhiều các nghiên cứu đã khẳng định rằng những loại thực phẩm trên chứa các hợp chất chống ung thư được gọi là glucosinolate. Ngoài các loại rau trên, còn có các loại thực phẩm có công dụng trong việc phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt.
– Tăng cường bổ sung sức khỏe tối đa cho tuyến tiền liệt. Cùng với một chế độ ăn uống dinh dưỡng phù hợp, hãy sử dụng các loại thuốc bổ tự nhiên sẽ giúp duy trì tuyến tiền liệt được khỏe mạnh. Điều này cũng đồng nghĩa với việc phòng chống sự phát triển của tuyến tiền liệt. Đừng đợi cho đến khi bạn nhận ra những triệu chứng về tuyến tiền liệt cũng như viêm tiết niệu, đau vùng xương chậu hoặc tiểu tiện nhiều lần. Phòng ngừa chính là cách điều trị tốt nhất!
– Nên hạn chế hoặc tránh các thực phẩm có thể gây ra ung thư tuyến tiền liệt. Xác định thực phẩm có thể gây ra bệnh ung thư tuyến tiền liệt chính là một phương pháp hữu hiệu bạn có thể sử dụng hàng ngày giúp bạn ngăn ngừa các chứng bệnh liên quan khác. Một số loại thực phẩm làm nguy cơ tăng ung thư nên tránh là thịt hộp và thịt đỏ. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh việc ăn các loại thực phẩm như khoai tây chiên, thức ăn nhanh, thực phẩm từ sữa, chất ngọt nhân tạo , thực phẩm có chứa đường, …
– Uống trà xanh để phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt. Những người đàn ông uống trà xanh thường xuyên đã được khẳng định là có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Trà xanh có chứa chất chống oxy hóa, catechin, có thể tiêu diệt một số loại vi khuẩn có hại, tăng cường hệ miễn dịch, làm giảm các biến chứng của bệnh tiểu đường, và có lợi trong cuộc chiến chống lại nhiều loại ung thư bao gồm ung thư tuyến tiền liệt.
– Tránh độc tố và các hóa chất có thể gây ung thư. Chúng có thể là vô hình nhưng hiện diện ở khắp mọi nơi và vô cùng nguy hiểm, có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Một số cách tốt nhất để bảo vệ chính mình khỏi các độc tố và hóa chất là giảm sự tiếp xúc với thuốc trừ sâu trong thực phẩm hàng ngày và các chất có hại khác ảnh hưởng đến cơ thể chúng ta; tránh hoặc giảm thiểu tiêu thụ các loại thịt cháy đen, cháy cạnh…
– Thực hành phương pháp thiền để ngăn chặn ung thư tuyến tiền liệt. Thiền định có thể giúp chống lại ung thư tuyến tiền liệt. Đừng đánh giá thấp sức mạnh của tâm trí bởi nó có thể tác động mạnh mẽ lên hệ thống miễn dịch của bạn. Thiền định chính là một công cụ tiêu trừ stresst hiệu quả. Nhiều chuyên gia tin rằng căng thẳng, lo âu, mệt mỏi có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư bằng cách gây ra một phản ứng của hệ miễn dịch làm cho các tế bào trở lên đột biến không kiểm soát dẫn đến ung thư.

– Ăn cá giàu Omega-3 cũng là một phương thức rất tốt trong công cuộc ngăn ngừa viêm đường tiết niệu và ung thư tuyến tiền liệt. Việc ăn cá một lần/tuần đã được khẳng định là làm giảm nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt tới 65%. Theo một nghiên cứu đã được công bố của Đại học California, những người đàn ông ăn cá giàu axit béo omega-3 ít nhất một lần trong tuần giúp tăng cường khả năng phòng chống ung thư tuyến tiền liệt
– Tập thể dục thường xuyên. Tập thể dục không chỉ là tốt cho tim của bạn và để giảm cân. Có lẽ bạn không ngờ rằng tập thể dục còn cung cấp một số lợi ích khác cho sức khỏe của tuyến tiền liệt. Một nghiên cứu của trường đại học California nhận ra rằng, tập thể dục đều đặn hàng ngày giúp làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt tiến triển và hạn chế sự to dần của tuyến tiền liệt.
>>U xơ tiền liệt tuyến và các biến chứng

Bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ sơ sinh là gì?

Có rất nhiều người đang nghĩ rằng bệnh viêm đường tiết niệu là bệnh chỉ gặp ở người lớn mà không ngờ rằng đây cũng là căn bệnh phổ biến ở mọi độ tuổi, kể cả trẻ sơ sinh đều có nguy cơ mắc phải. Vậy nguyên nhân nào đã dẫn đến viêm đường tiết niệu của trẻ sơ sinh và cách phòng tránh như thế nào. Bài viết này sẽ giải đáp giúp bạn.
Nguyên nhân chính gây ra viêm đường tiết niệu của trẻ sơ sinh
Nhiều cha mẹ sẽ khá ngạc nhiên khi biết rằng có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến  bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ sơ sinh, cụ thể đó là:

  • Đầu tiên là do cấu tạo sinh lý: bé gái sẽ có đường niệu đạo ngắn, lỗ tiểu gần với hậu môn nên rất dễ bị vi khuẩn lây lan từ chất thải sang. Với bé trai, tình trạng hẹp bao quy đầu có thể làm cho nước tiểu thường xuyên bị ứ đọng gây viêm nhiễm ngược dòng.
  • Do thói quen dùng bỉm cả ngày, vùng kín bị bí tiếp xúc với phân và nước tiểu khiến trẻ rất dễ bị viêm nhiễm.
  • Trường hợp mẹ để bé bỏ truồng, chơi lăn lê trên sàn cũng có thể bị vi khuẩn tấn công mạnh gây ra viêm đường tiết niệu.
  • Vệ sinh chưa đúng cách: mẹ bé hay có thói quen lau rửa từ sau ra trước khi bé vệ sinh xong có thể đã vô tình khiến vi khuẩn lây lan.
>> Biện pháp phòng tránh bệnh phì đại tiền liệt tuyến
Triệu chứng viêm đường tiết niệu ở trẻ sơ sinh
Để phát hiện được các triệu chứng viêm đường tiết niệu ở trẻ sơ sinh, bậc cha mẹ cần đặc biệt chú ý quan sát trẻ, khi thấy trẻ có các biểu hiện bất thường sau thì phải đưa đến gặp bác sĩ kịp thời:
  • Trẻ biếng ăn, không chịu bú, quấy khóc lúc tiểu, những bé lớn hơn có thể hay sờ tay vào vùng sinh dục do ngứa ngáy khó chịu.
  • Trẻ đi tiểu nhiều lần, nước tiểu có phần sẫm màu.
  • Trẻ bị sốt nhưng không rõ nguyên nhân.

Phòng viêm đường tiết niệu trẻ sơ sinh
Để phòng tránh viêm đường tiết niệu ở trẻ sơ sinh, phụ huynh cần chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng kín cho bé hàng ngày. Sau khi bé đi vệ sinh, bố mẹ bé cần lau rửa từ trước ra sau để tránh vi khuẩn lây nhiễm. Không nên đóng bỉm suốt cho bé, nếu đóng thì phải thay thường xuyên, tuyệt đối không để bé lẫn phân và nước tiểu trong bỉm. Nếu bé đã ăn dặm thì ba mẹ có thể cho bé uống thêm nước ép trái cây để giúp hệ bài tiết nước tiểu hoạt động tốt hơn. Khi nghi ngờ bé bị viêm nhiễm, cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.
>> U xơ tiền liệt tuyến là bệnh gì?

Phòng và điều trị bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ nhỏ

Mầm gây ra bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ nhỏ chủ yếu là do vi khuẩn E.coli, ký sinh trùng, vi nấm hoặc do virut gây ra. Vi khuẩn E.coli là một loại vi khuẩn đường ruột có rất nhiều trong phân của người và động vật. Vi khuẩn này sinh sống ở trong đất, bụi, nước và không khí, các loại thực phẩm, rau, quả…  đặc biệt rất dễ lây nhiễm sang cho con người, nhất là đối với trẻ nhỏ. Khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho nấm phát triển và khuếch tán ra khắp nơi, trẻ lê la ở sàn nhà, tay chân dễ nhiễm bẩn, sẽ làm cho vi khuẩn và nấm thâm nhập vào đường tiết niệu gây ra bệnh.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng ở các trẻ nhỏ và rất nhỏ, nếu nước tiểu có mùi hôi bất thường cũng có thể đó là dấu hiệu đầu tiên của bệnh viêm đường tiết niệu. Tuy vậy, không phải trường hợp nào cũng có mùi bất thường là do bệnh này gây ra.

Vì vậy tốt nhất, bố mẹ nên chú ý quan tâm và giám sát trẻ. Vì ngay cả nếu không bị viêm đường tiết niệu, mùi hôi vẫn chỉ ra ác trục trặc về sức khỏe khác, đặc biệt nếu bé có kèm theo các cơn sốt.
Bố mẹ cũng cần tập thói quen cho trẻ có thể tự chủ đi tiểu và không để trẻ tiểu dầm bằng cách cho trẻ đi tiểu trước khi cho trẻ đi ngủ. Mỗi lần vệ sinh cho trẻ cần vệ sinh đúng cách và lau từ trước ra sau để tránh đưa vi khuẩn di chuyển từ hậu môn vào lỗ tiểu, nhất là đối với các bé gái.
>> Biến chứng của bệnh phì đại tiền liệt tuyến
Cho trẻ uống đầy đủ nước hàng ngày, ăn thêm nhiều rau, hoa quả để tăng lượng nước và chất xơ giúp thận thường xuyên được lọc rửa và hệ bài tiết nước tiểu hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn. Khi có hiện tượng bất thường ở hệ tiết niệu, cần cho trẻ đi khám tại các cơ sở y tế có đủ điều kiện, không nên chần chừ sẽ dễ để lại biến chứng nguy hiểm dẫn đến suy thận.
Khi cần thiết sẽ cần phải lấy nước tiểu để làm xét nghiệm vi sinh (nhuộm soi và nuôi cấy phân lập vi khuẩn). Qua xét nghiệm vi sinh có thể nhận biết được trong nước tiểu có chứa vi khuẩn hay vi nấm hay không.

Xét nghiệm nước tiểu của trẻ nhỏ được cho là nghi nhiễm khuẩn tiết niệu bằng phương pháp vi sinh, qua đó các bác sĩ còn làm kỹ thuật kháng sinh đồ để tìm ra loại kháng sinh thích hợp trong điều trị có hiệu quả nhất cho trẻ.
Người ta cũng có thể kiểm tra được toàn bộ hệ thống đường tiết niệu bằng siêu âm và một vài xét nghiệm cận lâm sàng khác để góp phần chẩn đoán chính xác hơn xem trẻ có bị viêm đường tiết niệu hay không.
>> Điều trị bệnh u xơ tiền liệt tuyến

Thứ Tư, 15 tháng 6, 2016

Bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở bà bầu

Phụ nữ khi mang thai rất dễ bị viêm nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nguy hiểm hơn có tới 5-10% thai phụ mắc bệnh nhưng không thấy xuất hiện các biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Việc phát hiện và điều trị kịp thời có vai trò rất quan trọng, nếu để chậm trễ có thể gây ra các hậu quả đáng tiếc cho cả mẹ và thai nhi.
Nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai hay bị mắc bệnh
Đường tiết niệu của phụ nữ khi mang thai có các đặc điểm khác so với người bình thường, khối u tử cung lớn chèn ép lên bàng quang và niệu quản gây ra hiện tượng ứ đọng nước tiểu hay giãn đài bể thận do sự trào ngược của nước tiểu. Hiện tượng ứ đọng nước tiểu gây ra hiện tượng ngược dòng từ bàng quang – niệu quản. Lượng đường trong nước tiểu tăng cao, progestin và estrogen niệu tăng…dẫn đến hiện tượng bị nhiễm trùng đường tiết niệu ở bà bầu.

Ngoài ra, hiện tượng mắc bệnh còn có thể do vi khuẩn ở hậu môn, lây lan sang âm đạo và xâm nhập vào niệu đạo vốn đã rất ngắn ở phụ nữ dẫn tới bị viêm nhiễm, nhiễm khuẩn khu trú ở đây được gọi là nhiễm khuẩn niệu đạo. Vi khuẩn khi di chuyển đến bàng quang lan tới thận qua đường tiết niệu gây ra bệnh viêm thận – có thể là bể thận.
Các thể bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở nữ
Bệnh có các thể như sau:
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không có biểu hiện triệu chứng.
  • Thể viêm bàng quang.
  • Thể viêm thận – đài bể thận.
>> Tìm hiểu thêm về bệnh phì đại tiền liệt tuyến ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?
1.Thể không có biểu hiện triệu chứng
Thể bệnh mà không có biểu hiện lâm sàng, có tới 10% phụ nữ mang thai vướng mắc vào trường hợp này. Vì vậy ngay lần đi khám thai đầu tiên bà bầu nên khám và cấy nước tiểu và sau khi tới tuần thứ 12 – 16 của thai kỳ thì phải xét nghiệm lặp lại để tìm và tiêu diệt vi khuẩn.
Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng như viêm bàng quang cấp hoặc viêm đài bể thận. Thai nhi dễ bị chậm phát triển, sinh thiếu cân hoặc sinh non…

  1. Viêm bàng quang
Kèm theo hiện tượng đái dắt đái buốt, đái ra mủ cuối bãi, cảm giác nóng rát mỗi khi đi tiểu, không sốt nhưng người mệt mỏi và khó chịu. Điều trị không kịp thời có thể bị viêm thận – bể thận cấp.
  1. Viêm thận – bể thận cấp
Đây là thể nặng nhất, khởi phát đột ngột với hội chứng nhiễm khuẩn rầm rộ. Người bệnh bị sốt cao tới 39 o C – 40 o C, mạch nhanh, rét run, thể trạng suy sụp nhanh, hốc hác, người mệt mỏi, đau vùng thắt lưng bên phải là triệu chứng hay gặp, có khi cơn đau âm ỉ, cũng có những lúc đau dữ dội từng cơn, đau xuyên xuống hố chậu phải và bộ phận sinh dục.
Biến chứng gây ra nếu không được điều trị kịp thời dễ làm người mẹ bị choáng, sốc, nhiễm khuẩn làm suy tuần hoàn, suy thận cấp, suy hô hấp cấp …; thai nhi có thể bị suy thai, đẻ non… Bệnh thường gặp ở người có tiền sử bị viêm thận – bể thận do sỏi, viêm bàng quang do sỏi hoặc đường tiết niệu bị dị dạng.
>> Các triệu chứng bệnh u xơ tiền liệt tuyến

Điều trị và phòng tránh nhiễm khuẩn đường tiết niệu cho bà bầu

Viêm nhiễm khuẩn đường tiết niệu là bệnh lý thường gặp ở người phụ nữ, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai. Nhiều lúc nhiễm khuẩn đường tiết niệu xảy ra rất âm thầm, lặng lẽ không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng nhưng đa số đều có biểu hiện lên chức năng tiểu tiện tùy theo vị trí nào của hệ tiết niệu như viêm bàng quang, viêm đài bể thận, viêm thận một bên có thể là hai bên. Các ổ nhiễm khuẩn có thể được phát hiện sớm trước lúc mang thai hoặc đồng thời là trong suốt thai kỳ.
Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở bà bầu
Việc điều trị cho bà bầu thường gặp nhiều khó khăn hơn, do việc coi thường bệnh nên có thể không được phát hiện sớm, sử dụng thuốc bừa bãi không theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Việc điều trị khi đó sẽ trở nên phức tạp hơn rất nhiều.


Đối với thể không có biểu hiện triệu chứng cụ thể: Bà bầu có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ,  sử dụng kháng sinh không có hại cho thai nhi, điều trị cho tới khi nhiễm khuẩn được tiêu diệt hết.
>>> Các biến chứng của bệnh phì đại tiền liệt tuyến
Thể viêm bàng quang: Thai phụ sử dụng kháng sinh đến 10 ngày, khi điều trị ngắn ngày bệnh rất dễ bị tái phát lại khi đó phải dùng kháng sinh với liều cao hơn. Kháng sinh thường dùng là ampicilin, erythromycin. Trường hợp vi khuẩn kháng thuốc (khoảng 30% E. Coli kháng thuốc) thì dùng amoxycillin + acid clavulanic hay cephalexin hay nitrofurantoin.
Thể viêm thận – bể thận cấp: Bà bầu cần phải điều trị ở bệnh viện, được thăm khám đầy đủ và đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn, kiểm tra xem hệ tiết niệu, chức năng của thận, siêu âm xem thai nhi có bị ảnh hưởng không… Muốn cho việc điều trị có kết quả tốt cần sử dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ.

Phòng bệnh hiệu quả
Để phòng bệnh hiệu quả phụ nữ đang mang thai cần chú ý những điểm sau đây:
  • Kiểm tra nước tiểu định kỳ 3 tháng một lần.
  • Không nên nhịn tiểu, đi tiểu thường xuyên khi có nhu cầu.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng âm hộ và hậu môn hàng ngày, vệ sinh từ trước ra sau.
  • Uống nước đầy đủ để đào thải các vi khuẩn có hại và độc tố ra khỏi cơ thể đồng thời phòng sỏi tiết niệu.
Khi có các biểu hiện triệu chứng cần được phát hiện sớm và tới các trung tâm y tế chuyên khoa để được điều trị bệnh kịp thời. Với viêm bàng quang cấp hay viêm đài – bể thận cấp, cần xác định là trường hợp nặng, đưa đến đúng tuyến, điều trị sớm. Trong mọi trường hợp, cần tránh dùng các kháng sinh có hại cho thai.
>> Tìm hiểu thêm về bệnh u xơ tiền liệt tuyến