Thứ Ba, 14 tháng 6, 2016

Nguy cơ suy thận ở nam giới từ bệnh viêm đường tiết niệu

Bình thường những bệnh liên quan đến đường tiết niệu thì nữ giới có khả năng mắc phải sẽ cao hơn so với nam giới, vì “vùng kín” của phụ nữ khá phức tạp và dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm hơn đàn ông. Nhưng không vì vậy mà nam giới có thể chủ quan, bởi bệnh viêm đường tiết niệu hoàn toàn có thể gây ra biến chứng ở nam giới, theo số liệu tính toán thì lượng đàn ông mắc phải bệnh lý này ngày một tăng nhanh. Đây là bệnh lý gây nhiều phiền phức, khó chịu cho nam giới, thậm chí còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, có thể dẫn đến suy thận nếu không có biện pháp xử lý bệnh đúng lúc và kịp thời.

Viêm đường tiết niệu ở phái mạnh là dấu hiệu  đường tiết niệu bị nhiễm các mầm khuẩn gây nhiễm trùng. Bệnh thường có những triệu chứng vật lý như tiểu rắt, tiểu khó kèm theo hiện tượng đau và buốt, thậm chí là có máu hoặc mủ xuất hiện khi đi tiểu. Thêm vào đó có hiện tượng nóng, sốt nhẹ, người hay đổ mồ hôi lạnh, luôn có cảm giác buồn nôn, đau phần bụng dưới, chóng mặt.
Nguyên nhân khiến nam giới mắc phải bệnh lý này thường là do:
– Không vệ sinh “cậu nhỏ” thường xuyên và sạch sẽ, khiến các mầm khuẩn có cơ hội xâm nhiễm và gây bệnh.
– Khi  quan hệ tình bạn  không sử dụng các biện pháp an toàn bảo vệ cho “cậu nhỏ”.
– Do các bệnh lý của đến niệu đạo, tuyến tiền liệt, làm gây biến chứng lên đường tiết niệu.
Bệnh lý này nếu phát hiện lúc bệnh mới đang ủ mầm sẽ không khó chữa trị và gây nguy hiểm cho phái mạnh. Nhưng nếu để bệnh diễn ra trong thời gian đủ lâu và dài mà không có phương pháp, biện pháp điều trị nào sẽ gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đối với cơ thể:

– Việc đường tiểu gặp vấn đề sẽ khiến cho vi khuẩn dễ tác động tiêu cực lên thận, khiến cho thận gặp phải các vấn đề như viêm thận, bể thận, nặng hơn còn có thể gây suy thận, đe dọa chức năng làm việc của thận.
– Gây biến chứng lên các bộ phận liên quan làm xuất hiện nhiều bệnh lý nguy hiểm như gây nhiễm trùng máu, viêm nhiễm, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân.
– Vi khuẩn gây viêm nhiễm sẽ cản trở tinh binh di chuyển vào để gặp trứng và thụ thai, dẫn đến khả năng khó có con hoặc hiếm muộn ở nam giới.
>> u xơ tiền liệt tuyến gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống

Các độ tuổi và mức độ của bệnh viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là một bệnh lý ngày càng phổ biến và xuất hiện ở tất cả mọi lứa tuổi và mọi thành phần. Bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến việc bài tiết nước tiểu của cơ thể, nếu như người bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời chính xác. Sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các nguy cơ mắc bệnh viêm đường tiết niệu, ở tất cả đối tượng và các lứa tuổi khác nhau.
VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU XẢY RA Ở PHỤ NỮ
Nhiều thống kê cho thấy thì hiện nay có tới 50% phụ nữ trong độ tuổi trưởng thành, đi khám và điều trị bệnh viêm đường tiết niệu. Nữ giới dưới 18 tuổi chiếm 11% và với độ tuổi từ 18 đến 24 chiếm gần 20%
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới, chính là do cấu tạo niệu đạo ngắn gần với bộ phận sinh dục, nên nếu việc giữ gìn vệ sinh kém, thì rất dễ dàng làm cho vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm.


VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU Ở TRẺ EM
Tuỳ thuộc vào giới tính và độ tuổi ở trẻ em, mà từng đối tượng có tỉ lệ mắc bệnh khác nhau. Viêm đường tiết niệu trẻ em, có tỉ lệ dao động từ 2,4 đến 2,8%, nhưng thường gặp nhất là ở độ tuổi dưới 1 tuổi do vệ sinh kém. Sau này tỉ lệ mắc bệnh  ở trẻ em ngày càng giảm dần, với tỉ lệ chỉ khá thấp còn khoảng gần 2%.
>> Biến chứng của bệnh phì đại tiền liệt tuyến
VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU Ở NAM GIỚI ĐỘ TUỔI TRUNG NIÊN
Nam giới ở độ tuổi trung niên, thì có nguy cơ bị viêm đường tiết niệu cao hơn so với thanh niên. Nguyên nhân chính là do độ tuổi này có hoạt động tình dục mạnh, kèm theo sử dụng nhiều bia rượu, dùng chất kích thích, làm cho các cơ quan tiết niệu hoạt động kém hơn và vi khuẩn từ bên ngoài dễ dàng xâm nhập, gây ra viêm nhiễm.

VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU Ở NGƯỜI CAO TUỔI
Đây là căn bệnh đáng lo ngại nhất ở người cao tuổi, trong hệ thống tiết niệu ở người già, thường bị suy giảm về chức năng. Trường hợp những người bị tai biến mạch máu não, hoặc bị liệt, sẽ làm cho độ pH giảm axit, tốc độ bài xuất nước tiểu giảm, nên đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng hệ thống tiết niệu. Phần lớn người già mắc phải căn bệnh này thì việc điều trị trở nên khó khăn hơn, vì khi đó bệnh dễ gây ra các biến chứng nặng nề đến các cơ quan trong hệ thống tiết niệu.
Có thể thấy rằng, viêm đường tiết niệu là căn bệnh không đơn giản,cho nên phải cần chú trọng đến việc phòng ngừa và điều trị để bảo vệ sức khỏe.
>> các biểu hiện của bệnh u xơ tiền liệt tuyến

Bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ nhỏ

Viêm nhiễm khuẩn đường tiết niệu (NKĐTN) là một căn bệnh thường hay gặp ở trẻ em, xếp thứ 3 sau các bệnh viêm nhiễm khuẩn hô hấp và tiêu hóa. Khi không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng và các di chứng nặng nề về sau.
Nguyên nhân gây ra bệnh chủ yếu là do các vi khuẩn gram âm như E.coli, Proteus… một số loại cầu khuẩn đường ruột, ngoài ra còn có thể gặp trường hợp do virus hoặc nấm…. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi của trẻ nhỏ.
Các biểu hiện lâm sàng, Thường gặp phải 3 thể nhiễm khuẩn đường tiểu sau:
  • Viêm thận, bể thận hay bị nhiễm khuẩn đường tiểu trên. Trong các trường hợp này ngoài bị viêm nhiễm ở đường tiểu còn kèm theo bị viêm mô kẽ thận.
  • Viêm bàng quang hay nhiễm khuẩn đường tiểu dưới.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không có triệu chứng rõ ràng.

Biểu hiện của bệnh: Do bệnh không có triệu chứng đặc hiệu nên các dấu hiệu lâm sàng chỉ có giá trị gợi ý đó là:
Các dấu hiệu của nhiễm khuẩn: Trẻ bị sốt cao, thân thể rét run, toàn thân có tình trạng bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đôi khi sẽ không có biểu hiện của sốt, có thể thấy nhiều biểu hiện như một tình trạng bị nhiễm khuẩn huyết: vàng da, thân nhiệt hạ…
Các dấu hiệu khác như: tiểu ít, tiểu buốt, nước tiểu có màu xẫm cũng có thể gặp. Nếu trẻ bị viêm bàng quang hay bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới có thể thấy trẻ bị tiểu rắt, tiểu đau, tiểu phải rặn. Nhiều khi do sợ hãi hoảng hốt trẻ hay la hét khi tiểu. Có thể thấy bàn tay của trẻ khai nồng do trẻ luôn nắm hoặc kéo dương vật. Nhiều khi trẻ có thể kêu đau ở vùng hạ vị.
Khi trẻ bị viêm nhiễm đường tiết niệu trên, ngoài tình trạng bị nhiễm khuẩn toàn thân trẻ có thể kêu đau ở vùng thận.
Các xét nghiệm và thăm dò cần thiết phục vụ chẩn đoán: Khi thấy trẻ có các biểu hiện gợi ý, nghi ngờ như trên cần phải cho trẻ đến các trung tâm y tế làm xét nghiệm để chẩn đoán kịp thời.
>> Cách phòng tránh bệnh phì đại tiền liệt tuyến
Xét nghiệm nước tiểu có nhiều giá trị trong chẩn đoán nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Soi tươi nước tiểu sẽ thấy bạch cầu trong nước tiểu tăng cao hơn chỉ số bình thường. Cấy nước tiểu sẽ phát hiện được vi khuẩn gây bệnh. Có thể xét nghiệm nước tiểu nhanh bằng que nhúng để thêm thông tin cho chẩn đoán bệnh.
Siêu âm, chụp X-quang có nhiều ý nghĩa trong việc chẩn đoán nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên và cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, hay các nhiễm khuẩn đường tiết niệu tái phát.
Điều trị: Đối với các trường hợp viêm bàng quang hay viêm nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới, trẻ thường sẽ được điều trị ngoại trú tại nhà các loại kháng sinh. Thời gian điều trị từ 5-7 ngày.

Đối với các trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên, trẻ nên nằm viện để điều trị. Nếu trẻ có tình trạng toàn thân tốt có thể cho trẻ kháng sinh uống và theo dõi. Các trường hợp nặng hơn phải điều trị bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch hoặc phối hợp kháng sinh.
Khi phát hiện thấy các dị dạng hoặc bất thường ở đường tiểu như khít, hẹp bao quy đầu… thì cần phải được điều trị với các biện pháp ngoại khoa. Thời gian và liệu trình điều trị phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của các thầy thuốc.
>> Biến chứng bệnh u xơ tiền liệt tuyến.

Thứ Hai, 13 tháng 6, 2016

Viêm đường tiết niệu và sử dụng thuốc

Viêm đường tiết niệu là thuật ngữ mà người ta dùng để ám chỉ tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu ở thấp gồm có niệu đạo và bàng quang. Thông thường nhất là do bị vi khuẩn xâm nhập ngược dòng qua lỗ niệu đạo vào niệu đạo gây ra viêm niệu đạo. Cơ chế tự nhiên thì cơ thắt ở cổ bàng quang luôn trong tình trạng đóng, chỉ mở khi đi tiểu tiện và dòng nước tiểu luôn chảy theo chiều từ bàng quang ra ngoài. Hai yếu tố này có tác dụng ngăn cản các loại vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang. Một số trường hợp bị rối loạn cơ thắt, sẽ làm vi khuẩn có thể xâm nhập được vào bàng quang hoặc do các thủ thuật thông tiểu, soi bàng quang có thể giúp đẩy các vi khuẩn từ niệu đạo vào bàng quang gây ra viêm bàng quang. Đây là các trường hợp bị viêm đường tiết niệu do các vi khuẩn thông thường gây ra. Cũng có thể gặp một vài trường hợp bị viêm đường tiết niệu do các vi khuẩn đặc hiệu như khuẩn lậu cầu, nếu trước đó có quan hệ tình dục với người mắc bệnh lậu.
viem-duong-tiet-nieu-o-nam-gioi-21-500x351
Nếu chỉ bị mắc viêm đường tiết niệu thông thường thì việc điều trị không quá khó khăn và có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Triệu chứng thường gặp đó là tiểu rắt (nghĩa là tiểu nhiều lần trong ngày, có thể 4 – 5 lần nhưng cũng có thể nên tới 10 – 20 lần, nhưng mỗi lần lượng nước tiểu rất ít) và tiểu buốt, thường bị đau buốt ở miệng sáo hoặc vùng tầng sinh môn vào mỗi lần tiểu. Nếu loại trừ các trường hợp viêm đường tiết niệu do các vi khuẩn đặc hiệu, thì nhiều khả năng đó là bị viêm đường tiết niệu cấp tính do các loại vi khuẩn thông thường. 
>> Phương pháp phòng chống bệnh phì đại tiền liệt tuyến
Người bệnh có thể điều trị theo cách sau:
– Cần uống đủ lượng nước cho cơ thể, khoảng trên 2 lít mỗi ngày để làm tăng lượng nước tiểu giúp thải bớt một lượng vi khuẩn ra khỏi đường niệu. Cũng có thể uống nước sắc từ các vị râu ngô, tua rễ đa, nước rau cải, bông mã đề, rễ cỏ tranh … là các vị giúp lợi tiểu nhẹ. Nếu bị viêm đường tiết niệu chỉ ở mức độ nhẹ (đi tiểu dưới 5 lần một ngày, đau buốt nhẹ, mới bị 1 – 2 ngày) có thể điều trị bằng uống nhiều nước cũng có thể khỏi được.
xét nghiệm
– Sử dụng kháng sinh để đào thải vi khuẩn, chủ yếu qua thận, nên chọn các loại kháng sinh có tác dụng lên vi khuẩn gram âm .
– Nếu đái buốt nhiều thì người bệnh nên sử dụng thêm các thuốc làm giãn cơ trơn .
Các thuốc trên uống trong khoảng 5 – 7 ngày, nên uống lúc đói để thuốc được hấp thu tốt hơn. Điều quan trọng nữa là cháu cần đề phòng bệnh tái nhiễm. Vì lỗ niệu đạo rất gần hậu môn, nên các vi khuẩn từ đường tiêu hóa dễ xâm nhập vào niệu đạo. Niệu đạo phụ nữ ngắn và thẳng hơn nam giới, nên vi khuẩn dễ xâm nhập hơn, vì thế hay gặp viêm đường tiết niệu ở phụ nữ hơn là nam giới. Để đề phòng bệnh, cần giữ vệ sinh vùng sinh dục và tầng sinh môn (đoạn giữa hậu môn và cơ quan sinh dục) bằng cách rửa bằng xà phòng mỗi ngày một lần. Với phụ nữ, khi rửa nên phun nước từ phía trước ra phía sau tránh để vi khuẩn xâm nhập. Đồng thời cần uống đầy đủ nước theo nhu cầu cơ thể.
>> Bệnh u xơ tiền liệt tuyến là gì

Bệnh viêm đường tiết niệu của phụ nữ mãn kinh

Do đường niệu đạo của nữ giới ngắn hơn rất nhiều so với nam giới và niệu đạo lại gần với trực tràng, âm đạo cho nên tỉ lệ nữ giới bị mắc viêm đường tiết niệu cao hơn gấp 5 lần so với nam giới. Triệu chứng này là do vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang hoặc thận sinh sôi nảy nở rồi gây nhiễm khuẩn cho nước tiểu, cuối cùng ảnh hưởng nghiêm trọng tới các cơ quan của hệ tiết niệu. Và theo một số nghiên cứu đã có thống kê cho thấy, ở phụ nữ chưa mãn kinh tỉ lệ mắc viêm đường tiết niệu vào khoảng 3-5% nhưng với phụ nữ trên 55 tuổi (độ tuổi đã mãn kinh) thì tỉ lệ này tăng lên cao gấp 4 lần.
viem-tiet-nieu
Theo như các chuyên gia chuyên khoa tiết niệu cho biết :
Khi chưa mãn kinh, nội tiết tố sẽ giúp cho niêm mạc cổ tử cung và tiết niệu mềm mại hơn, đồng thời hệ thống các tuyến tại đây cũng tiết ra chất nhầy giúp bôi trơn và kháng khuẩn, do đó phụ nữ ít bị mắc viêm nhiễm đường tiết niệu – sinh dục hơn.
Đến khi bước sang thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh người phụ nữ bắt đầu gặp rất nhiều triệu chứng và vấn đề về sức khỏe, nhất là tiết niệu và sinh dục bởi chúng chịu tác động rất lớn từ nội tiết tố nữ. Bởi khi bước sang giai đoạn này, hormon Estrogen bị thiếu hụt khiến niêm mạc tiết niệu – sinh dục teo, khô, mất  đi độ mềm mại, chất nhờn cũng không được tiết ra nhiều như trước nên khả năng chống lại vi khuẩn, nấm cũng giảm đáng kể, vì vậy phụ nữ mãn kinh rất hay bị mắc các bệnh phụ khoa và các bệnh về tiết niệu.
>> Các biểu hiện của phì đại tiền liệt tuyến cần biết
Triệu chứng
+ Khi mắc bệnh viêm đường tiết niệu các chị em sẽ có một số triệu chứng và biểu hiện tiểu buốt, mỗi khi tiểu có cảm giác nóng rát rất khó chịu.
+ Đau vùng thắt lưng và ở vùng trên xương vệ (với nữ giới).
+ Nước tiểu sẫm màu hoặc có lẫn máu hay có mùi hôi; sốt nhẹ; mỏi mệt.
Viêm-đường-tiết-niệu-ở-phụ-nữ-mãn-kinh
Cách phòng tránh
+ Hàng ngày người phụ nữ cần uống thật nhiều nước để loại bỏ bớt vi khuẩn, không nên cố gắng nhịn đi tiểu mà nên đi tiểu mỗi khi thấy có cảm giác cần.
+ Vệ sinh vùng cơ quan sinh dục sau khi đi tiểu nên rửa từ trước ra sau, và sau quan hệ tình dục nên đi tiểu để đào thải bớt vi khuẩn ra ngoài.
+ Dùng thuốc bôi trơn trước khi quan hệ tình dục nếu có hiện tượng ít tiết ra dịch nhờn,…
>> Phương pháp điều trị bệnh u xơ tiền liệt tuyến

Phương hướng điều trị viêm đường tiết niệu ở nam giới

Có rất nhiều người cho rằng bệnh viêm đường tiết niệu chỉ xảy ra ở nữ giới, nhưng điều đó là hoàn toàn sai lầm vì các quý ông hoàn toàn có thể bị mắc bệnh này, bệnh sẽ càng trở nên nguy hiểm nếu như không được phát hiện và chữa kịp thời. Việc điều trị viêm đường tiết niệu ở nam giới rất quan trọng giúp nam giới tránh được các nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe, cũng như khả năng sinh sản về sau này.
Các chuyên gia cho biết, việc điều trị bệnh viêm đường tiết niệu cần dựa theo vị trí bị nhiễm khuẩn, tùy vào mức độ nặng hay nhẹ, tính chất cấp tính hay mạn tính và chủng loại vi khuẩn gây bệnh mà có các chỉ định điều trị bệnh khác nhau.
viem-duong-tiet-nieu5
Nguyên tắc chung đó là lựa chọn kháng sinh phù hợp, tốt nhất là sử dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ.
– Điều trị bằng kháng sinh: Viêm đường tiết niệu nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ làm suy giảm đi chức năng của bàng quang, thận ở cả nam giới và nữ giới. Cách điều trị thông thường đối với bệnh này đó là sử dụng kháng sinh để diệt vi khuẩn. Đặc biệt là cần phải điều trị dứt điểm và vệ sinh đúng cách nếu không bệnh tái phát lại sẽ nặng hơn và khó khăn hơn trong việc điều trị .
>> Các phương pháp điều trị phì đại tiền liệt tuyến
Tuy nhiên, khi dùng kháng sinh trị bệnh cần lưu ý sử dụng đúng và đủ liều, đồng thời cần điều trị theo kháng sinh đồ, để tránh tình trạng vi khuẩn bị nhờn thuốc, gây hiện tượng kháng thuốc, bệnh dễ tái phát. Khi đã điều trị thì cần tuân thủ phác đồ điều trị cho đến khi khỏi bệnh, không bỏ dở giữa chừng.
Trường hợp bệnh tái phát cần uống nhiều nước để đào thải bớt vi khuẩn, không nên cố nhịn tiểu, vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục để tránh lây nhiễm, quan hệ tình dục an toàn để tránh mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục.
– Điều trị triệu chứng: Các triệu chứng bệnh viêm đường tiết niệu gây ra thường  có cảm giác khó khăn trong việc đi tiểu, đi tiểu buốt. Để giảm các triệu chứng này, người bệnh có thể uống nhiều nước, có thể là nước lọc, bông mã đề, nước râu ngô … để giúp phần làm loãng nước tiểu và góp phần đẩy bớt một lượng lớn vi khuẩn ra ngoài.
Cần có phương án điều trị kịp thời
– Điều trị hỗ trợ: Người bệnh nên có một chế độ ăn uống thật hợp lý đầy đủ chất dinh dưỡng, nhiều nước, hạn chế sử dụng các đồ ăn nhanh, không ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo, đồ uống có ga, cồn, hay sử dụng các loại chất kích thích.
Trên đây, là một số cách điều trị bệnh viêm đường tiết niệu ở nam giới. Khi có các dấu hiệu của bệnh cần đến ngay các bệnh viện chuyên khoa để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và được khám chữa kịp thời.
>> Biểu hiện của bệnh u xơ tiền liệt tuyến

Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2016

Bạn đã biết gì về bệnh viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý do bị nhiễm khuẩn xảy ra ở đường tiết niệu,  bệnh này rất phổ biến cho cả nam và nữ nhưng vẫn còn rất ít người biết đến nguyên nhân gây ra bệnh này. Vậy hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Đường tiết niệu là một hệ thống bao gồm rất nhiều bộ phận quan trọng cấu thành nên: thận, bàng quang, niệu quản, niệu đạo. Các bộ phận này có nhiệm vụ đào thải các chất lỏng dư thừa và các chất hòa tan độc hại ra bên ngoài cơ thể. Vì vậy, Khi bạn bị viêm đường tiết niệu, các chức năng của các bộ phận này đều sẽ bị ảnh hưởng lớn và dẫn đến bị gián đoạn.
Viêm tiền liệt tuyến ở nam giới
Viêm đường tiết niệu là bệnh lý viêm nhiễm xảy ra ở đường tiết niệu, nguyên nhân là do vi khuẩn gây viêm nhiễm. Tình trạng viêm nhiễm không đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh nhưng gây hiện tượng đau rát và khó chịu, làm xáo trộn sinh hoạt và tinh thần người bệnh.
– Bệnh nhân mắc viêm đường tiết niệu sẽ thường trải qua cảm giác: muốn đi tiểu liên tục nhưng mỗi lần đi lượng nước tiểu rất ít.
– Hay có cảm giác đau buốt khi đi tiểu như bị kim châm.
– Đau và nóng rát vùng bụng dưới và lưng.
– Nước tiểu có màu xẫm, khi đi tiểu khá khó khăn, tiểu rắt, bụng đau ậm ạch gây khó chịu.
– Khi tình trạng viêm nhiễm nặng có thể làm lây lan đến thận gây ra các biến chứng như đau lưng, buồn nôn và nôn, sốt, ớn lạnh.
>> Tìm hiểu thêm về bệnh u xơ tiền liệt tuyến
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm đường tiết niệu mà bạn cần phải biết bởi biết được nguyên nhân của bệnh cũng chính là biết được phương hướng và cách thức điều trị sao cho phù hợp, hiệu quả nhất. Các nguyên nhân chính đó bao gồm:
– Viêm đường tiết niệu chủ yếu là do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Chúng có thể bơi ngược dòng từ bộ phận sinh dục ngoài rồi bơi lên tới thận, sau đó gây ra một loạt các bệnh ở viêm niệu đạo, viêm bàng quang và nhiều bộ phận khác.
xét nghiệm
– Có tới 90% các trường hợp gây ra bệnh là do vi khuẩn E.Coli. Do đó, nếu quan hệ tình dục không an toàn, các thủ thuật y tế như phẫu thuật nội soi không đảm bảo vệ sinh,…sẽ là nguyên nhân gây ra viêm đường tiết niệu.
– Các bệnh như sỏi đường tiết niệu, phì đại tiền liệt tuyến, ứ trệ nước tiểu do u hoặc những người có hệ miễn dịch kém, tuổi cao là các đối tượng dễ mắc viêm đường tiết niệu nhất.
– Ngoài ra, yếu tố về môi trường, nhiệt độ cũng là nguyên nhân gây ra bệnh mà mọi người cần đặc biệt chú ý.
Khi có biểu hiện của các triệu chứng trên, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt. Để việc điều trị không gặp trở ngại và bệnh được phát hiện sớm sẽ giúp thời gian điều trị được thu hẹp, chi phí cũng được tiết kiệm hơn.