Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2016

Bạn đã biết gì về bệnh viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý do bị nhiễm khuẩn xảy ra ở đường tiết niệu,  bệnh này rất phổ biến cho cả nam và nữ nhưng vẫn còn rất ít người biết đến nguyên nhân gây ra bệnh này. Vậy hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Đường tiết niệu là một hệ thống bao gồm rất nhiều bộ phận quan trọng cấu thành nên: thận, bàng quang, niệu quản, niệu đạo. Các bộ phận này có nhiệm vụ đào thải các chất lỏng dư thừa và các chất hòa tan độc hại ra bên ngoài cơ thể. Vì vậy, Khi bạn bị viêm đường tiết niệu, các chức năng của các bộ phận này đều sẽ bị ảnh hưởng lớn và dẫn đến bị gián đoạn.
Viêm tiền liệt tuyến ở nam giới
Viêm đường tiết niệu là bệnh lý viêm nhiễm xảy ra ở đường tiết niệu, nguyên nhân là do vi khuẩn gây viêm nhiễm. Tình trạng viêm nhiễm không đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh nhưng gây hiện tượng đau rát và khó chịu, làm xáo trộn sinh hoạt và tinh thần người bệnh.
– Bệnh nhân mắc viêm đường tiết niệu sẽ thường trải qua cảm giác: muốn đi tiểu liên tục nhưng mỗi lần đi lượng nước tiểu rất ít.
– Hay có cảm giác đau buốt khi đi tiểu như bị kim châm.
– Đau và nóng rát vùng bụng dưới và lưng.
– Nước tiểu có màu xẫm, khi đi tiểu khá khó khăn, tiểu rắt, bụng đau ậm ạch gây khó chịu.
– Khi tình trạng viêm nhiễm nặng có thể làm lây lan đến thận gây ra các biến chứng như đau lưng, buồn nôn và nôn, sốt, ớn lạnh.
>> Tìm hiểu thêm về bệnh u xơ tiền liệt tuyến
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm đường tiết niệu mà bạn cần phải biết bởi biết được nguyên nhân của bệnh cũng chính là biết được phương hướng và cách thức điều trị sao cho phù hợp, hiệu quả nhất. Các nguyên nhân chính đó bao gồm:
– Viêm đường tiết niệu chủ yếu là do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Chúng có thể bơi ngược dòng từ bộ phận sinh dục ngoài rồi bơi lên tới thận, sau đó gây ra một loạt các bệnh ở viêm niệu đạo, viêm bàng quang và nhiều bộ phận khác.
xét nghiệm
– Có tới 90% các trường hợp gây ra bệnh là do vi khuẩn E.Coli. Do đó, nếu quan hệ tình dục không an toàn, các thủ thuật y tế như phẫu thuật nội soi không đảm bảo vệ sinh,…sẽ là nguyên nhân gây ra viêm đường tiết niệu.
– Các bệnh như sỏi đường tiết niệu, phì đại tiền liệt tuyến, ứ trệ nước tiểu do u hoặc những người có hệ miễn dịch kém, tuổi cao là các đối tượng dễ mắc viêm đường tiết niệu nhất.
– Ngoài ra, yếu tố về môi trường, nhiệt độ cũng là nguyên nhân gây ra bệnh mà mọi người cần đặc biệt chú ý.
Khi có biểu hiện của các triệu chứng trên, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt. Để việc điều trị không gặp trở ngại và bệnh được phát hiện sớm sẽ giúp thời gian điều trị được thu hẹp, chi phí cũng được tiết kiệm hơn.

Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2016

Viêm đường tiết niệu quan hệ có được không?

Rất nhiều bệnh nhân khi có những dấu hiệu của biến chứng viêm đường tiết niệu là tiểu khó, tiểu nhiều, kèm theo các chứng rối loạn tiểu tiện khác nhưng chủ quan và không chịu đi khám, họ cứ nghĩ là trong người đang bị nóng trong. Bởi vì vậy mà thường bệnh nhân sẽ không đi khám sớm, đến khi viêm nhiễm đã xâm nhập sâu, bụng dưới đau tức, sưng lên và tiểu ra máu mới tá hỏa đi khám.

Khi bị viêm đường tiết niệu sẽ dẫn đến viêm bể thận, chức năng lọc máu sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, trong đông y thận hư ảnh hưởng và tác động đến sinh lý của nam giới, điều này dẫn đến rất dễ bị mắc các bệnh liên quan đến sinh lý như,  yếu sinh lý, bất lực và suy giảm ham muốn.  Bởi vậy viêm đường tiết niệu nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ có thể gây nên những khó khăn trong quan hệ, quan hệ có cảm giác đau,rát cả nam và nữ đều có thể bị suy giảm ham muốn. Do vậy viêm đường tiết niệu mặc dù vẫn có thể quan hệ được nhưng khi quan hệ sẽ không được hòa hợp như mong đợi.
Viêm đường tiết niệu có nên quan hệ?
Các bác sĩ ở Bệnh viện Bạch Mai cho biết viêm đường tiết niệu trong thời gian điều trị vẫn có thể quan hệ được nhưng cần phải lưu ý sử dụng bao cao su để tránh lây bệnh cho người khác, nhưng nếu được nên kiêng quan hệ tình dục, như vậy thì bệnh tình mới mau chóng bình phục được.
Khi bị viêm đường tiết niệu và có quan hệ tình dục nếu không được bảo vệ có thể truyền bệnh sang bạn tình đặc biệt nếu trong trường hợp viêm nhiễm bởi tác nhân là những virus, vi khuẩn, bệnh tình dục thì lại càng nguy hiểm hơn, điều trị sẽ mất thời gian và biến chứng rất nhiều.
viêm đường tiết niệu
Một số lời khuyên của bác sĩ về đời sống tình dục của người bệnh bị viêm đường tiết niệu
– Chế độ sinh hoạt “chăn gối” với những người viêm đường tiết niệu tốt nhất là phải thường xuyên sử dụng bao cao su để chống lây nhiễm, bảo vệ cơ thể của chính bản thân và người khác.
– Quan hệ tình dục nên giảm tần suất và cố gắng sinh hoạt càng ít càng tốt, sau khi điều trị mới nên quan hệ đều đều trở lại.
– Không nên có những tư thế, hành vi quan hệ tình dục mạnh bạo trong khi có những dấu hiệu viêm đường tiết niệu, bởi lúc này các bộ phận khá nhạy cảm và rất dễ bị thương tổn. Nên kiêng sinh hoạt tình dục trong thời gian điều trị thì tốt nhất.
– Nếu bị đau tức hoặc rát khi quan hệ hãy dừng lại, đừng cố gắng bởi như vậy chỉ càng làm viêm nhiễm thêm nặng.
>>> Triệu chứng của bệnh u xơ tiền liệt tuyến

Ngăn ngừa bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ nhỏ

Các chuyên gia cho biết rằng, có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ em như: vệ sinh cho bé gái sai cách, làm lây nhiễm vi khuẩn từ hậu môn sang niệu đạo, khi rửa hậu môn cho trẻ chúng ta có thói quen rửa từ sau ra trước thì vô tình đã đưa vi khuẩn vào niệu đạo, hoặc có thể do trẻ bị dị dạng đường tiểu, nhiều bé trai bị hẹp bao quy đầu, làm nước tiểu thường xuyên bị ứ lại gây viêm đường tiết niệu; các bé hay nằm, ngồi trên mặt đất hoặc sàn nhà có nhiều bụi bẩn; do đóng bỉm không đúng cách hoặc để lâu không thay bỉm làm cho vi khuẩn ở phân xâm nhập niệu đạo trẻ gây viêm đường tiết niệu. Vậy sau đây là cách để nhận biết và ngăn ngừa viêm đường tiết niệu ở trẻ một cách hiệu quả nhất?
dieu-tri-viem-duong-tiet-nieu-o-be
Các biến chứng nặng của viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu nếu không được phát hiện, chẩn đoán và điều trị kịp thời có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nặng như: vi khuẩn lan từ bàng quang lên thận gây tổn thương thận dẫn đến tổn thương bể thận và làm suy giảm nhanh chóng chức năng thận. Nguy hiểm hơn, đối với những bé đã mắc bệnh thận, sẽ làm tăng nguy cơ gây ra suy thận. Bệnh viêm đường tiết niệu còn dẫn đến tiểu ra máu, làm đau đớn và gây cản trở trong sinh hoạt thường ngày của bé. Bên cạnh đó, viêm đường tiết niệu có thể làm viêm nhiễm các cơ quan khác của cơ thể.
Bậc phụ huynh lưu ý khi thấy con bị sốt kéo dài không rõ nguyên nhân, sinh hoạt không giống vời thường ngày hoặc phát hiện con có một hay nhiều biểu hiện bất thường nói trên cần đưa bé đi khám bệnh để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
>> Các biểu hiện của bệnh phì đại tiền liệt tuyến
Cách ngăn ngừa bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ
Bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ có thể được phòng tránh bằng các cách đơn giản sau: chú ý thay bỉm, tả ngay sau khi trẻ đi tiểu, đi ngoài, không để vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, gây bệnh ở đường tiết niệu. Khi thay bỉm cho trẻ, cần đặc biệt chú ý xem có cặn trắng ở bỉm hay có biểu hiện gì bất thường khác. Hoặc nếu thấy trẻ hay cho tay sờ vào chỗ kín thì cha mẹ cần kiểm tra và theo dõi kĩ càng. Nếu là bé trai, khi đi tiểu bị phồng ở bao quy đầu hoặc đi tiểu khó khăn phải cho trẻ đi khám, để biết bao quy đầu có bị hẹp hay không vì hẹp bao quy đầu là một trong nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu. Khi vệ sinh cho trẻ, cần vệ sinh từ trước ra sau để không đưa vi khuẩn từ hậu môn vào đường tiết niệu.
viêm đường tiết niệu ở trẻ
Các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý cho trẻ uống đủ nước hằng ngày, làm giảm tối thiểu khả năng nước tiểu bị đặc. Trong chế độ ăn, cần tăng cường rau, hoa quả, bổ sung đầy đủ các khoáng chất và vitamin, nâng cao sức đề kháng của trẻ. Khi bé có các biểu hiện nghi ngờ tới bệnh viêm đường tiết niệu, cần cho trẻ tới khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời và đúng bệnh.
>> Tìm hiểu thêm về bệnh u xơ tiền liệt tuyến

Chữa bệnh viêm đường tiết niệu của nam giới thế nào?

Chữa viêm đường tiết niệu vốn dĩ không quá khó khăn nhưng rất cần sự chính xác trong thời điểm và giai đoạn phát triển của bệnh để có các phương pháp điều trị phù hợp cũng như đem lại hiệu quả cao nhất. Sau đây là bài chia sẻ cách chữa viêm đường tiết niệu thông dụng hiện nay.
Chữa viêm đường tiết niệu ở nam giới như thế nào?
Chữa viêm đường tiết niệu là một công việc vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân. Điều này sẽ giúp bệnh nhân thoát khỏi các triệu chứng khó chịu do căn bệnh này gây ra như tiểu buốt, tiểu rắt, đau bụng dưới… điều trị giúp nam giới tránh xa được các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và giải quyết vấn đề về sinh sản.
Trong quá trình chữa viêm đường tiết niệu ra sao và như thế nào còn phụ thuộc vào vị trí bị nhiễm khuẩn, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, mức độ nhiễm bệnh, tính chất cấp hoặc mạn tính cùng với chủng vi khuẩn gây bệnh. Chính vì vậy, ở các đối tượng khác nhau sẽ có phác đồ điều trị không giống nhau.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, nguyên tắc chung khi trị bệnh viêm đường tiết niệu là sự lựa chọn kháng sinh thích hợp, dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ.
viem-duong-tiet-nieu-1
  1. Sử dụng kháng sinh
Cách chữa thông thường đối với căn bệnh này là tích cực sử dụng kháng sinh có khả năng diệt vi khuẩn.
Nhưng bệnh nhân cần lưu ý dùng đúng theo kháng sinh đồ cả về liều lượng lẫn cách thức để tránh hiện trạng vi khuẩn nhờn thuốc và gây ra hiện tượng kháng thuốc ở bệnh nhân. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh dễ dàng tái phát ngay sau đó. Hơn nữa, việc kiên trì dùng thuốc đóng vai trò quan trọng khi chữa viêm đường tiết niệu. Nếu bỏ dở giữa chừng hoặc không chú tâm điều trị sẽ gây vô vàn tác động xấu tới cơ thể bệnh nhân.
>> Thông tin chi tiết về bệnh u xơ tiền liệt tuyến
Nếu bệnh có dấu hiệu tái phát, các bạn chú ý uống nhiều nước để tăng khả năng đào thải bớt vi khuẩn của cơ thể. Đặc biệt, không nên cố gắng nhịn tiểu và vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục để tránh lây nhiễm. Đồng thời có biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục an toàn nhằm tránh các căn bệnh nguy hiểm khác.
viêm tuyến tiền liệt(1)
  1. Chữa viêm đường tiết niệu thông qua triệu chứng
Việc chữa viêm đường tiết niệu thông qua chữa các triệu chứng bệnh cũng góp phần quan trọng vào hiệu quả trị bệnh. Người bệnh nên uống nhiều nước lọc, nước râu ngô hoặc nước cây bông mã đề… giúp làm loãng nước tiểu và loại bỏ vi khuẩn.
  1. Các biện pháp hỗ trợ
Cần có một chế độ ăn uống hợp lý đầy đủ chất dinh dưỡng, cung cấp đủ nước cho cơ thể và tránh xa các chất kích thích có hại là phương pháp lý tưởng trong quá trình chữa trị viêm đường tiết niệu.

Thứ Năm, 9 tháng 6, 2016

Cách làm giảm triệu chứng của viêm đường tiết niệu

Phụ nữ thường mắc viêm đường tiết niệu nhiều hơn nam giới, mặc dù nó không nguy hại đến tính mạng nhưng là nguyên nhân dẫn đến sự lãnh cảm trong sinh hoạt tình dục ở nữ giới. Cơ chế sinh nên bệnh là do vi khuẩn đường ruột E.coli xâm nhập từ các bộ phận khác của cơ thể đến niệu đạo gây viêm nhiễm.
Các triệu chứng bệnh thường gặp như tiểu buốt, tiểu dắt, đi tiểu ra máu gây đau đớn cho bệnh nhân, khiến họ hoang mang, lo sợ.
viem-duong-tiet-nieu (1)
Thường khi bị bệnh mọi người hay tự ý ra ngoài mua một số liều kháng viêm và thuốc đặt, tuy nhiên không phải bệnh nào dùng thuốc cũng tốt. Đối với các bệnh như viêm đường tiết niệu chúng ta có thể sử dụng một số mẹo đơn giản mà hiệu quả chữa bệnh lại cao. Dưới đây là một số mẹo làm giảm triệu chứng của bệnh viêm tiết niệu các bác sĩ tại phòng khám đa khoa Âu Việt khuyên mọi người nên dùng:
  • Uống nhiều nước và các loại chất lỏng, một ngày nên uống từ 2-3 lít nước giúp cơ thể đẩy các chất độc hại ra ngoài, duy trì chức năng của thận giúp đường tiết niệu lưu thông, giảm tình trạng viêm tiết niệu.
  • Không được nhịn tiểu quá lâu vì khi nhịn tiểu chất động sẽ ứ lại trong thận và bàng quang khiến bệnh càng lâu khỏi.
  • Nên sử dụng nhiều thực phẩm chứa Vitamin C vì vi khuẩn không thể sống trong môi trường axit.
  • Tăng cường các loại rau xanh và hoa quả trong thực đơn ăn uống hàng.
  • Sử dụng các loại trà thảo dược có tác dụng lợi tiểu.

>> Cần phòng tránh phì đại tiền liệt tuyến
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và dùng các loại thuốc rửa để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Việc này làm cho môi trường phát triển của vi khuẩn bị thu hẹp, hạn chế khả năng lây lan sang các vùng phụ cận, giúp bệnh nhân giảm được các triệu chứng đau buốt và nhanh khỏi hơn.
vệ sinh sạch sẽ
  • Sau khi quan hệ hãy đi tiểu để loại bỏ bớt vi khuẩn ra ngoài tránh hiện tượng trào ngược vào các bộ phận khác của cơ quan sinh dục.
  • Khi biểu hiện trở nên trầm trọng hơn cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Người viêm tiết niệu nên tránh:
  • Không nên ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, các loại nước có gas, có cồn vì đây là một trong những yếu tố cộng sinh có thể làm bệnh viêm đường tiết liệu trở nên trầm trọng hơn.
  • Hạn chế những đồ cay nóng và ăn nhạt hơn so với các bữa ăn bình thường. viêm tiết niệu ở thể nhẹ có thể không phải do vi khuẩn gây nên mà nguyên nhân chính là tại chúng ta tiêu thụ quá nhiều thực phẩm cay nóng, khiến hệ bài tiết bị ảnh hưởng làm giảm chức năng lọc chất độc gây viêm nhiễm các bộ phận trong cơ thể.
>>Bạn đã biết gì về bệnh u xơ tiền liệt tuyến

Các chế độ ăn uống cho người bị viêm đường tiết niệu

Bệnh viêm đường tiết niệu là bệnh lý không trực tiếp đe dọa tới tính mạng con người nhưng nó gây ra cho người bệnh sự mệt mỏi, khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày. Những triệu chứng như tiểu buốt, tiểu dắt hoặc có thể xuất hiện máu khi đi tiểu hay đau vùng bụng dưới… làm ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cũng như hoạt động hằng ngày của người bệnh. Chế độ ăn uống cũng là yếu tố rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh viêm đường tiết niệu, dưới đây là một số chú ý trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Người mắc bệnh viêm đường tiết niệu nên:
  • Hấp thụ nhiều chất lỏng, đặc biệt là nước sạch. Cần bổ sung 2-3 lít nước mỗi ngày để cơ thể có khả năng thanh lọc tốt hơn, loại bỏ được nhiều chất độc hại và vi khuẩn có trong cơ thể ra bên ngoài trong quá trình bài tiết.
  • Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, sơ-ri, ổi,… Do vitamin C có tác dụng tốt trong việc chống lại các nhiễm trùng ở đường tiết niệu và ngăn ngừa sự tái phát lại của bệnh.

  • Cung cấp đầy đủ rau xanh và các loại hoa quả tươi trong khẩu phần ăn hằng ngày. Rau củ quả và một số loại hạt nguyên cám là các thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe, nó có tác dụng lớn cho việc tăng sức đề kháng cho âm đạo.
  • Trà thảo dược cũng tốt cho người bệnh viêm đường tiết niệu như: Trà gừng, bạc hà giúp loại bỏ hiệu quả các vi khuẩn có hại trong cơ thể.
  • Sữa chua chứa nhiều vi khuẩn sống có lợi, tốt cho quá trình lên men, có tác dụng cân bằng độ pH trong môi trường âm đạo. Việc mất cân bằng sẽ làm cho âm đạo của bạn bị khô rát và viêm nhiễm tăng khả năng bị các bệnh phụ khoa.
  • Dầu oliu, lạc, dầu dừa quả bơ, vừng chứa nhiều vitamin E… có tác dụng điều tiết chất nhờn để bôi trơn âm hộ và giảm thiểu các tác nhân làm khô rát âm hộ.
>> thắc mắc về bệnh u xơ tiền liệt tuyến
Bệnh viêm đường tiết niệu không nên ăn gì?
Khi mắc bệnh viêm đường tiết niệu người bệnh nên tập thói quen ăn uống khoa học và chú ý những điều sau đây:
  • Không nên sử dụng các thực phẩm đã được chế biến sẵn, đồ ăn nhanh như xúc xích, thịt xiên nướng, lạp xưởng hay gà rán,…
  • Hạn chế sử dụng các sản phẩm được chế biến từ sữa và socola.
  • Giảm thiểu tối đa ăn các thực phẩm cay nóng.
  • Các chất kích thích như trà, cà phê hoặc đồ uống có cồn, có ga cũng cần được giảm thiểu tối đa đưa vào cơ thể người bệnh.


mui-gio-1
  • Chế độ ăn uống quá nhiều đường, chất béo động vật sẽ gây ra sự thay đổi môi trường âm hộ của nữ giới và có thể gây nên hiện tượng nấm ngứa, rát âm hộ vì vậy viêm nhiễm sẽ trở nên trầm trọng hơn. Vậy nên người bị bệnh viêm đường tiết niệu cần đặc biệt chú ý để ăn uống hợp lý và một cách khoa học sẽ giúp bệnh mau khỏi.

5 yếu tố gây viêm đường tiết niệu ở phụ nữ

Nữ giới có khả năng mắc bệnh viêm đường tiết niệu cao hơn gấp 5 lần so với nam giới, nhưng tỉ lệ này càng tăng ở những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và nữ giới đang trong giai đoạn tiền mãn kinh. Khi mắc bệnh người phụ nữ sẽ cảm thấy tiểu buốt, tiểu rắt, đôi khi còn tiểu ra máu, xin chia sẻ 5 nguyên nhân chủ yếu gây viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mà các chuyên gia nghiên cứu về bệnh viêm đường tiết niệu đã chứng minh.
– Đầu tiên, đó là do cấu tạo đặc biệt ở bộ phận sinh dục của nữ giới, đường niệu đạo thường rất ngắn và thẳng, lại gần với hậu môn, đã tạo điều kiện cho vi khuẩn E. Coli dễ dàng xâm nhập và phát triển gây ra viêm nhiễm trong đường tiết niệu.
cach-dieu-tri-benh-viem-duong-tiet-nieu-o-nu-gioi
– Do thói quen vệ sinh sai khoa học hàng ngày từ sau ra trước của các chị em, khiến cho vi khuẩn càng dễ dàng di chuyển từ hậu môn vào đường niệu đạo gây  ra viêm nhiễm. Tốt nhất là các chị em nên vệ sinh từ trước ra sau có nghĩa là từ âm hộ ra hậu môn.
– Không thường xuyên thay băng vệ sinh trong thời kì hành kinh cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới. Vi khuẩn sẽ di chuyển từ hậu môn sang niệu đạo, vì vậy các chị em nên thay băng vệ sinh 4 tiếng/ lần để tránh các viêm nhiễm xảy ra.
>>Bệnh phì đại tiền liệt tuyến ảnh hưởng tới nữ giới
– Ngoài ra còn do thói quen nhịn tiểu quá lâu, uống ít nước, việc nhịn tiểu làm nước tiểu bị ngưng đọng, đã tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn E. Coli phát triển mạnh khiến cho bệnh viêm nhiễm ngày càng có nguy cơ mắc cao hơn.
– Nữ giới quan hệ tình dục không an toàn với những người bị nhiễm vi khuẩn lậu, giang mai… hay nữ giới bị tiểu đường, mắc bệnh về sỏi đường tiết niệu cũng làm cho nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với bình thường, bên cạnh đó còn xuất hiện triệu chứng đi tiểu buốt, đau nhói và rất khó chịu.
viêm đường tiết niệu
 Ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ của bệnh các chị em nên đến ngay trung tâm thăm khám để tìm cách chữa bệnh viêm đường tiết niệu nhanh chóng, không để bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn làm suy giảm chức năng thận như viêm thận, bể thận, nhiễm trùng đường huyết… Phụ nữ khi mang thai dễ bị sảy thai, sinh non hoặc nhiễm trùng sơ sinh…
>>Tìm hiểu về bệnh u xơ tiền liệt tuyến