Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2016

Chữa bệnh viêm đường tiết niệu của nam giới thế nào?

Chữa viêm đường tiết niệu vốn dĩ không quá khó khăn nhưng rất cần sự chính xác trong thời điểm và giai đoạn phát triển của bệnh để có các phương pháp điều trị phù hợp cũng như đem lại hiệu quả cao nhất. Sau đây là bài chia sẻ cách chữa viêm đường tiết niệu thông dụng hiện nay.
Chữa viêm đường tiết niệu ở nam giới như thế nào?
Chữa viêm đường tiết niệu là một công việc vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân. Điều này sẽ giúp bệnh nhân thoát khỏi các triệu chứng khó chịu do căn bệnh này gây ra như tiểu buốt, tiểu rắt, đau bụng dưới… điều trị giúp nam giới tránh xa được các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và giải quyết vấn đề về sinh sản.
Trong quá trình chữa viêm đường tiết niệu ra sao và như thế nào còn phụ thuộc vào vị trí bị nhiễm khuẩn, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, mức độ nhiễm bệnh, tính chất cấp hoặc mạn tính cùng với chủng vi khuẩn gây bệnh. Chính vì vậy, ở các đối tượng khác nhau sẽ có phác đồ điều trị không giống nhau.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, nguyên tắc chung khi trị bệnh viêm đường tiết niệu là sự lựa chọn kháng sinh thích hợp, dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ.
viem-duong-tiet-nieu-1
  1. Sử dụng kháng sinh
Cách chữa thông thường đối với căn bệnh này là tích cực sử dụng kháng sinh có khả năng diệt vi khuẩn.
Nhưng bệnh nhân cần lưu ý dùng đúng theo kháng sinh đồ cả về liều lượng lẫn cách thức để tránh hiện trạng vi khuẩn nhờn thuốc và gây ra hiện tượng kháng thuốc ở bệnh nhân. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh dễ dàng tái phát ngay sau đó. Hơn nữa, việc kiên trì dùng thuốc đóng vai trò quan trọng khi chữa viêm đường tiết niệu. Nếu bỏ dở giữa chừng hoặc không chú tâm điều trị sẽ gây vô vàn tác động xấu tới cơ thể bệnh nhân.
>> Thông tin chi tiết về bệnh u xơ tiền liệt tuyến
Nếu bệnh có dấu hiệu tái phát, các bạn chú ý uống nhiều nước để tăng khả năng đào thải bớt vi khuẩn của cơ thể. Đặc biệt, không nên cố gắng nhịn tiểu và vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục để tránh lây nhiễm. Đồng thời có biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục an toàn nhằm tránh các căn bệnh nguy hiểm khác.
viêm tuyến tiền liệt(1)
  1. Chữa viêm đường tiết niệu thông qua triệu chứng
Việc chữa viêm đường tiết niệu thông qua chữa các triệu chứng bệnh cũng góp phần quan trọng vào hiệu quả trị bệnh. Người bệnh nên uống nhiều nước lọc, nước râu ngô hoặc nước cây bông mã đề… giúp làm loãng nước tiểu và loại bỏ vi khuẩn.
  1. Các biện pháp hỗ trợ
Cần có một chế độ ăn uống hợp lý đầy đủ chất dinh dưỡng, cung cấp đủ nước cho cơ thể và tránh xa các chất kích thích có hại là phương pháp lý tưởng trong quá trình chữa trị viêm đường tiết niệu.

Thứ Năm, 9 tháng 6, 2016

Cách làm giảm triệu chứng của viêm đường tiết niệu

Phụ nữ thường mắc viêm đường tiết niệu nhiều hơn nam giới, mặc dù nó không nguy hại đến tính mạng nhưng là nguyên nhân dẫn đến sự lãnh cảm trong sinh hoạt tình dục ở nữ giới. Cơ chế sinh nên bệnh là do vi khuẩn đường ruột E.coli xâm nhập từ các bộ phận khác của cơ thể đến niệu đạo gây viêm nhiễm.
Các triệu chứng bệnh thường gặp như tiểu buốt, tiểu dắt, đi tiểu ra máu gây đau đớn cho bệnh nhân, khiến họ hoang mang, lo sợ.
viem-duong-tiet-nieu (1)
Thường khi bị bệnh mọi người hay tự ý ra ngoài mua một số liều kháng viêm và thuốc đặt, tuy nhiên không phải bệnh nào dùng thuốc cũng tốt. Đối với các bệnh như viêm đường tiết niệu chúng ta có thể sử dụng một số mẹo đơn giản mà hiệu quả chữa bệnh lại cao. Dưới đây là một số mẹo làm giảm triệu chứng của bệnh viêm tiết niệu các bác sĩ tại phòng khám đa khoa Âu Việt khuyên mọi người nên dùng:
  • Uống nhiều nước và các loại chất lỏng, một ngày nên uống từ 2-3 lít nước giúp cơ thể đẩy các chất độc hại ra ngoài, duy trì chức năng của thận giúp đường tiết niệu lưu thông, giảm tình trạng viêm tiết niệu.
  • Không được nhịn tiểu quá lâu vì khi nhịn tiểu chất động sẽ ứ lại trong thận và bàng quang khiến bệnh càng lâu khỏi.
  • Nên sử dụng nhiều thực phẩm chứa Vitamin C vì vi khuẩn không thể sống trong môi trường axit.
  • Tăng cường các loại rau xanh và hoa quả trong thực đơn ăn uống hàng.
  • Sử dụng các loại trà thảo dược có tác dụng lợi tiểu.

>> Cần phòng tránh phì đại tiền liệt tuyến
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và dùng các loại thuốc rửa để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Việc này làm cho môi trường phát triển của vi khuẩn bị thu hẹp, hạn chế khả năng lây lan sang các vùng phụ cận, giúp bệnh nhân giảm được các triệu chứng đau buốt và nhanh khỏi hơn.
vệ sinh sạch sẽ
  • Sau khi quan hệ hãy đi tiểu để loại bỏ bớt vi khuẩn ra ngoài tránh hiện tượng trào ngược vào các bộ phận khác của cơ quan sinh dục.
  • Khi biểu hiện trở nên trầm trọng hơn cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Người viêm tiết niệu nên tránh:
  • Không nên ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, các loại nước có gas, có cồn vì đây là một trong những yếu tố cộng sinh có thể làm bệnh viêm đường tiết liệu trở nên trầm trọng hơn.
  • Hạn chế những đồ cay nóng và ăn nhạt hơn so với các bữa ăn bình thường. viêm tiết niệu ở thể nhẹ có thể không phải do vi khuẩn gây nên mà nguyên nhân chính là tại chúng ta tiêu thụ quá nhiều thực phẩm cay nóng, khiến hệ bài tiết bị ảnh hưởng làm giảm chức năng lọc chất độc gây viêm nhiễm các bộ phận trong cơ thể.
>>Bạn đã biết gì về bệnh u xơ tiền liệt tuyến

Các chế độ ăn uống cho người bị viêm đường tiết niệu

Bệnh viêm đường tiết niệu là bệnh lý không trực tiếp đe dọa tới tính mạng con người nhưng nó gây ra cho người bệnh sự mệt mỏi, khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày. Những triệu chứng như tiểu buốt, tiểu dắt hoặc có thể xuất hiện máu khi đi tiểu hay đau vùng bụng dưới… làm ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cũng như hoạt động hằng ngày của người bệnh. Chế độ ăn uống cũng là yếu tố rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh viêm đường tiết niệu, dưới đây là một số chú ý trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Người mắc bệnh viêm đường tiết niệu nên:
  • Hấp thụ nhiều chất lỏng, đặc biệt là nước sạch. Cần bổ sung 2-3 lít nước mỗi ngày để cơ thể có khả năng thanh lọc tốt hơn, loại bỏ được nhiều chất độc hại và vi khuẩn có trong cơ thể ra bên ngoài trong quá trình bài tiết.
  • Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, sơ-ri, ổi,… Do vitamin C có tác dụng tốt trong việc chống lại các nhiễm trùng ở đường tiết niệu và ngăn ngừa sự tái phát lại của bệnh.

  • Cung cấp đầy đủ rau xanh và các loại hoa quả tươi trong khẩu phần ăn hằng ngày. Rau củ quả và một số loại hạt nguyên cám là các thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe, nó có tác dụng lớn cho việc tăng sức đề kháng cho âm đạo.
  • Trà thảo dược cũng tốt cho người bệnh viêm đường tiết niệu như: Trà gừng, bạc hà giúp loại bỏ hiệu quả các vi khuẩn có hại trong cơ thể.
  • Sữa chua chứa nhiều vi khuẩn sống có lợi, tốt cho quá trình lên men, có tác dụng cân bằng độ pH trong môi trường âm đạo. Việc mất cân bằng sẽ làm cho âm đạo của bạn bị khô rát và viêm nhiễm tăng khả năng bị các bệnh phụ khoa.
  • Dầu oliu, lạc, dầu dừa quả bơ, vừng chứa nhiều vitamin E… có tác dụng điều tiết chất nhờn để bôi trơn âm hộ và giảm thiểu các tác nhân làm khô rát âm hộ.
>> thắc mắc về bệnh u xơ tiền liệt tuyến
Bệnh viêm đường tiết niệu không nên ăn gì?
Khi mắc bệnh viêm đường tiết niệu người bệnh nên tập thói quen ăn uống khoa học và chú ý những điều sau đây:
  • Không nên sử dụng các thực phẩm đã được chế biến sẵn, đồ ăn nhanh như xúc xích, thịt xiên nướng, lạp xưởng hay gà rán,…
  • Hạn chế sử dụng các sản phẩm được chế biến từ sữa và socola.
  • Giảm thiểu tối đa ăn các thực phẩm cay nóng.
  • Các chất kích thích như trà, cà phê hoặc đồ uống có cồn, có ga cũng cần được giảm thiểu tối đa đưa vào cơ thể người bệnh.


mui-gio-1
  • Chế độ ăn uống quá nhiều đường, chất béo động vật sẽ gây ra sự thay đổi môi trường âm hộ của nữ giới và có thể gây nên hiện tượng nấm ngứa, rát âm hộ vì vậy viêm nhiễm sẽ trở nên trầm trọng hơn. Vậy nên người bị bệnh viêm đường tiết niệu cần đặc biệt chú ý để ăn uống hợp lý và một cách khoa học sẽ giúp bệnh mau khỏi.

5 yếu tố gây viêm đường tiết niệu ở phụ nữ

Nữ giới có khả năng mắc bệnh viêm đường tiết niệu cao hơn gấp 5 lần so với nam giới, nhưng tỉ lệ này càng tăng ở những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và nữ giới đang trong giai đoạn tiền mãn kinh. Khi mắc bệnh người phụ nữ sẽ cảm thấy tiểu buốt, tiểu rắt, đôi khi còn tiểu ra máu, xin chia sẻ 5 nguyên nhân chủ yếu gây viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mà các chuyên gia nghiên cứu về bệnh viêm đường tiết niệu đã chứng minh.
– Đầu tiên, đó là do cấu tạo đặc biệt ở bộ phận sinh dục của nữ giới, đường niệu đạo thường rất ngắn và thẳng, lại gần với hậu môn, đã tạo điều kiện cho vi khuẩn E. Coli dễ dàng xâm nhập và phát triển gây ra viêm nhiễm trong đường tiết niệu.
cach-dieu-tri-benh-viem-duong-tiet-nieu-o-nu-gioi
– Do thói quen vệ sinh sai khoa học hàng ngày từ sau ra trước của các chị em, khiến cho vi khuẩn càng dễ dàng di chuyển từ hậu môn vào đường niệu đạo gây  ra viêm nhiễm. Tốt nhất là các chị em nên vệ sinh từ trước ra sau có nghĩa là từ âm hộ ra hậu môn.
– Không thường xuyên thay băng vệ sinh trong thời kì hành kinh cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới. Vi khuẩn sẽ di chuyển từ hậu môn sang niệu đạo, vì vậy các chị em nên thay băng vệ sinh 4 tiếng/ lần để tránh các viêm nhiễm xảy ra.
>>Bệnh phì đại tiền liệt tuyến ảnh hưởng tới nữ giới
– Ngoài ra còn do thói quen nhịn tiểu quá lâu, uống ít nước, việc nhịn tiểu làm nước tiểu bị ngưng đọng, đã tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn E. Coli phát triển mạnh khiến cho bệnh viêm nhiễm ngày càng có nguy cơ mắc cao hơn.
– Nữ giới quan hệ tình dục không an toàn với những người bị nhiễm vi khuẩn lậu, giang mai… hay nữ giới bị tiểu đường, mắc bệnh về sỏi đường tiết niệu cũng làm cho nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với bình thường, bên cạnh đó còn xuất hiện triệu chứng đi tiểu buốt, đau nhói và rất khó chịu.
viêm đường tiết niệu
 Ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ của bệnh các chị em nên đến ngay trung tâm thăm khám để tìm cách chữa bệnh viêm đường tiết niệu nhanh chóng, không để bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn làm suy giảm chức năng thận như viêm thận, bể thận, nhiễm trùng đường huyết… Phụ nữ khi mang thai dễ bị sảy thai, sinh non hoặc nhiễm trùng sơ sinh…
>>Tìm hiểu về bệnh u xơ tiền liệt tuyến

Thứ Tư, 8 tháng 6, 2016

Biến chứng khó lường của bệnh viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là bệnh dễ gặp ở mọi đối tượng kể cả nam và nữ. Nhưng người bệnh thường hay bị chủ quan không điều trị bệnh sớm nên có dễ nguy cơ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm của bệnh như nhiễm trùng thận, nhiễm trùng máu, suy thận và vô sinh.
Bất kỳ ai cũng có thể nhiễm bệnh
Viêm đường tiết niệu là bệnh viêm nhiễm ở đường tiểu thường là do vi khuẩn E.coli ngược dòng xâm nhập gây ra. Đây là căn bệnh thường gặp ở cả nam và nữ, ở mọi lứa tuổi và kể cả trẻ em.
Theo thống kê, có tới một nửa số phụ nữ trưởng thành trên thế giới phải đi khám và điều trị bệnh viêm đường tiết niệu, 20% các trường hợp viêm đường tiết niệu là người bệnh có độ tuổi từ 18 – 24t và từ 2,4 – 2,8% trường hợp xảy ra ở lứa tuổi trẻ em. Có thể thấy, nguy cơ bị mắc bệnh viêm đường tiết niệu ngày càng cao với mọi đối tượng.
dau-hieu-viem-duong-tiet-nieu-sau-khi-quan-he-compressed
Khi bị bệnh viêm đường tiết niệu có thể thấy các biểu hiện của mỗi lần đi tiểu, cảm thấy nhức buốt khó chịu. Khi làm công việc ngồi nhiều, thì hay đứng lên ngồi xuống không yên.
Nhiều trường hợp vướng phải tình trạng viêm đường tiết niệu nhưng bệnh có các biểu hiện nặng nề hơn. Hay bị đau nhiều ở phần bẹn, cảm giác nóng sốt triền miên, đi tiểu buốt, thỉnh thoảng nước tiểu còn có ra một ít chất như mủ… Đừng lo lắng quá, bạn hãy đến các bệnh viện để thăm khám, để có cách điều trị dứt điểm kịp thời
Nguy hiểm khôn lường
Viêm đường tiết niệu chủ yếu là do thói quen vệ sinh không đúng cách, hay nhịn tiểu hoặc uống quá ít nước… Ngoài ra, đây cũng là một số hậu quả do các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục gây ra như lậu, giang mai, sùi mào gà…
>> Các biến chứng nguy hiểm của bệnh phì đại tiền liệt tuyến
Bệnh ảnh hưởng xấu đến tâm lý, hoạt động đời sống sinh hoạt hàng ngày,còn gây ra nhiều biến chứng nguy hại đến sức khỏe, chức năng sinh sản, thậm chí có thể nguy hiểm tính mạng của người bệnh.
Theo các chuyên gia, bệnh viêm đường tiết niệu thường gặp nhưng do nhiều người chủ quan nên đến khi đi khám thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng nên điều trị khó khăn và tốn kém hơn. Chính vì vậy, tốt nhất, khi thấy có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh như tiểu rắt, tiểu buốt, khó chịu đường tiểu… , người bệnh cần theo dõi và đến bệnh viện điều trị bệnh càng sớm càng tốt (tốt nhất là trong vòng 24h) để tránh vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang, gây nhiễm trùng thận, nhiễm trùng máu…gây nguy hiểm đến tính mạng.
Ngoài ra, viêm đường tiết niệu còn có nguy cơ khiến cho chất lượng và số lượng tinh trùng suy giảm gây rối loạn cương dương ở nam giới và gây viêm phần phụ ở nữ giới,…ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản sau này.
xét nghiệm
Cần điều trị dứt điểm
Viêm đường tiết niệu nếu không điều trị sớm không chỉ khiến người bệnh khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Do đó, bệnh cần được điều trị dứt điểm càng sớm, càng tốt.
Để điều trị viêm đường tiết niệu, trước hết cần xác định chính xác tình trạng, mức độ và nguyên nhân gây ra bệnh, từ đó mới có hướng điều trị bệnh hợp lý nhất. Thông thường đối với bệnh này, bác sĩ sẽ phải sử dụng kháng sinh diệt vi khuẩn. Nhưng người bệnh cần phải lưu ý sử dụng đúng loại thuốc và dùng đủ liều, tránh dừng sử dụng thuốc khi thấy tình trạng thuyên giảm, sẽ khiến vi khuẩn bị nhờn thuốc, kháng thuốc, bệnh dễ tái phát và khó điều trị về sau.
Bên cạnh đó, chuyên gia cũng khuyến cáo, người bệnh phải thay đổi ngay thói quen sinh hoạt hàng ngày như nên uống nhiều nước; không ăn đồ ăn cay nóng và sử dụng đồ có cồn, cafein; không được nhịn tiểu quá lâu; vệ sinh sạch sẽ vùng kín thường xuyên, nhất là trong thời kỳ kinh nguyệt ở nữ để tránh nhiễm khuẩn.
>>Bạn cần biết bệnh u xơ tiền liệt tuyến là gì?

Thảo dược điều trị viêm đường tiết niệu

Bệnh viêm đường tiết niệu thuộc phạm trù chứng “ngũ lâm” trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế phát sinh của bệnh khá phức tạp nhưng chủ yếu là do thận hư và bàng quang bị thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như tình dục không điều hòa, phòng lao quá độ, stress, ăn uống thiếu khoa học… Biểu hiện của bệnh là người bệnh hay đi tiểu nhiều lần, tiểu dắt buốt, bí tiểu, muốn tiểu nhưng không đi hết, có thể tiểu đục, tiểu có dính máu, bụng dưới bị đau từng cơn…  Sau đây xin giới thiệu một số loại trà dược chữa trị chứng bệnh này rất hiệu quả để bạn đọc tham khảo áp dụng.
sớm phát hiện và chữa trị kịp thời
Bài 1: Hải kim sa 15g, chè 5g, dây mướp đắng 15g, cỏ seo gà 30g. cho 3 vị hải kim sa, cỏ seo gà, dây mướp đắng vào nồi, đun sôi với 1 lít nước trong 15-20 phút, rồi cho chè vào để sôi tiếp 2 phút là được. Uống ngày 1 thang. Hoặc cho cả 4 vị tán thành bột, rồi cho vào ấm hãm với nước sôi 15 phút là có thể dùng. Công dụng: thanh nhiệt lợi thấp, giải độc, tiêu viêm. Chữa các bệnh viêm đường tiết niệu, sỏi niệu đạo, viêm thận thủy thũng.
Bài 2:
Hải kim sa 30g, gừng tươi 2 nhánh, trà 15g, cam thảo 5g. Hải kim sa và trà đem tán bột. Ngày 2-3 lần, mỗi lần lấy 9g bột hỗn hợp trên và cho thêm chút cam thảo, gừng nấu lấy nước uống. Công dụng:  thanh nhiệt thông lâm, lợi tiểu tiêu trướng. Điều trị tiểu tiện không thông, tiểu dắt, vùng bụng dưới đau tức.
>> Các biểu hiện của bệnh phì đại tiền liệt tuyến
Bài 3: Ngải cứu (cả rễ) 45g, rễ cỏ tranh 15g, cỏ seo gà 15g, mật ong 10g. Ngải cứu, rễ cỏ tranh, cỏ seo gà trộn đều cho vào nồi đổ nước vừa đủ đun sôi trong 15-20 phút, lấy nước thuốc vừa nấu được hòa mật ong uống nóng. Ngày uống 1 thang chia 2 lần trước bữa ăn. Công dụng: lợi niệu tiêu thũng, thanh nhiệt lợi thấp, mát máu giải độc. Chữa các chứng viêm niệu đạo, viêm thận, viêm bàng quang.
Bài 4: Hạt ích mẫu kết hợp chè mỗi thứ 6-9g. Cho 2 vị vào nồi, đổ 600ml nước đun sôi còn 300ml hoặc đun sôi khoảng 20 phút. Ngày sắc 2 thang, uống nóng khi đói. Công dụng: thanh nhiệt lợi thấp, thông lâm, trị tiểu đục, tiểu ra máu, tiểu dắt, tiểu nóng buốt.
Uong-tra-thao-moc-moi-ngay-de-giam-can-hieu-qua-tai-sao-khong-2
Bài 5: Vỏ trắng rễ liễu 60g, nụ hoa hòe 30g, đường trắng vừa đủ. Cho 2 vị thuốc vào nồi, đổ 1,5 lít nước đun cạn còn 500ml, cho đường trắng vào đun tiếp cho sôi. Uống ngày 1 thang thay chè. Công dụng: thanh nhiệt lợi thấp. Chữa bí tiểu, tiểu buốt… Chú ý: Người có chứng hư hàn và âm hư hữu nhiệt không dùng được. Khi uống thuốc phải tuyệt đối kiêng rượu và các chất cay nóng.
Bài 6: Kim tiền thảo 30-60g, râu ngô 30-60g, chè 5g. Cho cả 3 vị vào nồi, đổ nước ngập thuốc đun sôi 10 -15 phút, chắt lấy nước, rồi lại đổ nước vào đun tiếp như vậy. Hợp hai nước lại chia uống dần trong ngày. Hoặc các vị tán thành bột thô, cho vào ấm đổ nước sôi hãm trong 20 phút, uống trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt, lợi niệu bài sỏi, hóa thấp. Chữa các chứng sỏi niệu đạo, sỏi thận, sỏi túi mật…
>>Các triệu chứng của bệnh u xơ tiền liệt tuyến

Thứ Ba, 7 tháng 6, 2016

Tác dụng bất ngờ từ quả mướp hương

Mướp hương có tên gọi khoa học là Luffa eylindrica (L.) M.J.Roem, thuộc dòng họ nhà Bí (Cucurbitaceae) được trồng ở khắp nơi để lấy quả làm thức ăn và các bộ phận khác còn dùng để chữa bệnh. Gọi là mướp hương là vì quả mướp thoang có mùi thoảng hương nếp như lá dứa thơm.
Theo đông y, mướp hương có vị ngọt, tính bình; có tác dụng làm điều kinh (phụ nữ kinh nguyệt quá nhiều nên sử dụng mướp xào với tôm để cả vỏ), bình can ngưng phong, ngừng bạch đới, thông đại tiểu tiện, làm mát, nhuận da; thường dùng để chữa các chứng bệnh như: Sốt cao phiền khát, bạch đới, viêm họng, viêm đường tiết niệu, viêm phế quản, sản phụ sữa không thông, trĩ, táo bón (trái mướp nấu canh ăn).
Điều trị viêm đường tiết niệu
Mướp 200g rửa sạch đun với 350ml nước đến khi nhừ cho thêm ít mật ong và dùng, ngày ăn 2 lần, cứ 10 ngày một liệu trình.
muop_huong
Điều trị huyết áp
Mướp tươi 300g, chanh 50g, táo ta 200g, đường phèn lượng vừa đủ. Mướp và táo gọt vỏ, rửa sạch, thái vụn, ép lấy nước, hòa với đường phèn và nước chanh, cps thể dùng làm nước giải khát trong ngày. Mỗi liệu trình 10 ngày.
Chữa sốt cao, đau đầu
Hạt đậu xanh 100g, Hoa mướp 20g. Đậu xanh để cả vỏ, ninh nhừ rồi lấy khoảng 400ml nước cốt. Vớt xác đậu xanh ra, cho hoa mướp đã thái nhỏ vào và đun sôi khoảng 5 – 10 phút. Để nguội. Chắt lấy nước uống làm 2 – 3 lần trong ngày.
Chữa viêm họng
Lá mướp hương rửa sạch, giã nhỏ với ít muối, thêm nước, gạn uống làm một lần. Chữa ho, hen kéo dài: Lá mướp hương 15g nấu nước uống hoặc chế biến dưới dạng cao lỏng 1/1, mỗi lần uống 0,5ml.
>> Phì đại tiền liệt tuyến là bệnh vô cùng nguy hiểm
Chữa đau nhức thần kinh
Lấy nước mướp hâm nóng xong uống, lượng dùng dựa theo triệu chứng bệnh nặng nhẹ để định đoạt, mỗi ngày khoảng 100ml hoặc dùng lá mướp xay nhuyễn thành nước bôi lên chỗ đau cũng có hiệu nghiệm.
Điều hòa kinh nguyệt
Sử dụng 1 quả mướp khô đốt tồn tính, tán thành bột, ngày uống 10g vào lúc sáng sớm khi đói bụng. Mỗi liệu trình kéo dài 10 ngày.
Làm trắng da
Lấy 1 quả mướp tươi (mướp hương càng tốt), chọn quả nhỏ, đặc ruột, ít hạt. Gọt vỏ, xay nhuyễn rồi đắp trực tiếp lên da mặt. Để khoảng 15 – 20 phút, sau đó rửa lại với nước ấm. Dùng 1 – 2 lần/tuần để cung cấp độ ẩm và làm trắng da tự nhiên. Ngoài ra, nước ép trái mướp có thể đổ vào nước ấm để rửa mặt, cũng làm cho da trở nên sáng mịn màng, giảm nếp nhăn.
tri-nam-da-bang-muop-huongp-1
Chữa sạm da
Dùng 1 quả dưa chuột tươi và 1 quả mướp non (nhỏ bằng quả dưa chuột). Cả hai để cả vỏ xay nát, lọc lấy nước cốt để trong tủ lạnh dùng trong ngày (2 – 3 lần) thoa lên mặt, sau 30 phút rửa mặt lại với nước lạnh, có công dụng trị chứng sạm da, giúp da mịn màng.
>>Cách điều trị bệnh u xơ tiền liệt tuyến