Thứ Ba, 7 tháng 6, 2016

Chữa viêm đường tiết niệu bằng một vài phương pháp đơn giản

Theo các chuyên gia cho biết việc điều trị viêm đường tiết niệu không quá phức tạp, tuy nhiên lựa chọn cách chữa bệnh như thế nào hiệu quả lại là vấn đề cần được lưu tâm. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu về cách chữa viêm đường tiết niệu bằng đông y, bạn đọc có thể tham khảo thông tin và lựa chọn cho mình biện pháp thích hợp nhất.
Chữa viêm đường tiết niệu bằng bài thuốc đông y
Bệnh viêm đường tiết niệu là tên khoa học để chỉ các triệu chứng tiểu nhiều lần , lượng tiểu ít, tiểu đau, tiểu buốt, và nước tiểu đục màu. Các triệu chứng kể trên có thể biểu hiện ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau, tương ứng với nó sẽ cần những can thiệp y khoa phù hợp. Trong số đó chữa viêm đường tiết niệu bằng đông y là giải pháp mang lại ý nghĩa tích cực và đạt được hiệu quả nhất định. Cụ thể, một vài các cách chữa viêm đường tiết niệu bằng phương pháp tự nhiên như sau:
Chữa bằng thảo dược: có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên, Kim Tiền Thảo và Kim Ngân Hoa và 2 dược liệu đặc trị đối với chứng bệnh viêm đường tiết niệu. Sử dụng hiệu quả công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giãn mạch, tác dụng hiệu quả nhanh chóng giúp giải quyết các vấn đề về viêm đường tiết niệu do thấp nhiệt. Cách điều trị viêm đường tiết niệu bằng thảo dược sẽ phát huy tác dụng làm giảm triệt để các triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, cân bằng hệ bài tiết, ổn định màu nước tiểu.
viem-duong-tiet-nieu
Chữa bằng bài thuốc dân gian: cần kể đến công dụng chữa bệnh viêm đường tiết niệu của các bài thuốc dân gian như: nước uống từ rau má, râu ngô, rễ cỏ tranh, bông mã đề, rau dừa nước, cây sài đất và vỏ cây đại. Có thể dùng các loại vỏ lá cây kể trên nấu thành nước uống hằng ngày hoặc nấu đặc tùy theo từng mức độ nghiêm trọng của bệnh.
>> Có thể bạn chưa biết bệnh phì đại tiền liệt tuyến là gì?
Tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao nhất, bệnh nhân có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ về cách chữa bằng thuốc nam, cách kết hợp các vị thuốc, tránh mắc phải những tác dụng không mong muốn của thuốc chữa bệnh.
Chữa viêm đường tiết niệu không dùng thuốc lâu nay vẫn được xem là cách chữa bệnh đơn giản, được nhiều người biết đến. Thời gian điều trị bệnh có thể kéo dài, tuy nhiên tính tiết kiệm và dễ sử dụng nên các cách chữa viêm đường tiết niệu bằng phương pháp tự nhiên vẫn được lưu truyền rộng rãi.
Chữa viêm đường tiết niệu bằng đông y ở đâu?
Chữa viêm đường tiết niệu là danh mục chữa bệnh chính của  nhiều bệnh viện đầu ngành và phòng khám chuyên khoa. Đặc biệt tại Hà Nội, là nơi được biết đến là nơi hội tụ rất nhiều các cơ sở y tế đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật và đội ngũ bác sĩ chuyên khoa để thực hiện thăm khám và điều trị viêm đường tiết niệu.
xét nghiệm
Liên quan đến vấn đề chữa viêm đường tiết niệu bằng đông y, các chuyên gia có ý kiến: phương pháp chữa bệnh bằng đông y tốn khá nhiều thời gian, tác dụng chậm, và đòi hỏi tính kiên trì, không phù hợp với nhiều người trong cuộc sống hiện đại hiện nay, vì vậy chữa viêm đường tiết niệu bằng thuốc tây hiện đang là giải pháp được sử dụng rộng rãi nhất.
Để nhận định được tính hiệu quả của các phương pháp, cách tốt nhất người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín, căn cứ vào mức độ mắc bệnh các bác sĩ sẽ đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp nhất trong các trường hợp.
>> Bệnh u xơ tiền liệt tuyến và các biến chứng

Thứ Hai, 6 tháng 6, 2016

6 loại trà thuốc cho người bị viêm đường tiết niệu

Sau đây là 6 bài trà thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm đường tiết niệu xin được chia sẻ với bạn đọc.
Bài 1
Loại trà đầu tiên là sự kết hợp giữa trà và hải kim sa, gừng tươi, vị ngọt mát dịu của cam thảo. Bài trà này tác dụng thanh nhiệt thông lâm, lợi tiểu tiêu chướng, chuyên dùng để chữa chứng bệnh tiểu không thông, đái dắt, bụng dưới đau tức.
Cách pha trà: Lấy 30g hải kim sa tán thành bột và 15g trà. Mỗi lần pha lấy khoảng 9g bột thêm một vài lát gừng và cam thảo nấu nước uống. Ngày dùng từ 2-3 lần.
Bài 2
Sử dụng hạt ích mẫu với chè sẽ tạo cho bạn một ly trà thật thơm ngon. Không những thế nó còn có hiệu quả cao trong điều trị thanh nhiệt lợi thấp, thông lâm, tiểu ra máu, tiểu dắt, nóng buốt, tiểu đục.
Cách pha chế: Lấy 6-9 g mỗi loại hạt ích mẫu và chè vào nồi chứa khoảng 600ml nước, đun sôi trong 20 phút là có thể dùng được. Bệnh nhân nên pha uống ngày 2 thang, uống nóng và những lúc đói.
Uong-tra-thao-moc-moi-ngay-de-giam-can-hieu-qua-tai-sao-khong-2
Bài 3
Bài này nguyên liệu bao gồm: 30-60g râu ngô hay còn gọi là ngọc mễ tu, 5g chè, 30-60g kim tiền thảo.
Cách pha: Cho cả 3 vị trên vào nồi đổ ngập nước đun sôi khoảng 10-15 phút. Sau đó chắt lấy nước đầu rồi lại đổ nước vào đun tiếp để lấy nước lần hai. Kết hợp hai nước này lại uống dần trong ngày. Để thuận tiện cho việc sử dụng bạn có thể tán các vị trên thành bột, khi nào cần uống thì pha vào ấm, hãm chừng 20 phút là dùng được.
Công dụng: Loại trà này có tác dụng tốt trong việc thanh nhiệt hóa thấp và có tác dụng lợi niệu bài sỏi thận. Được dùng trong điều trị các trường hợp chữa sỏi túi mật, sỏi thận, niệu đạo.
>> Tìm hiểu chung về phì đại tiền liệt tuyến
Bài 4
Bài trà này được kết hợp từ 3 loại thảo dược và mật ong. Có công dụng hiệu quả trong thanh nhiệt lợi thấp, lợi niệu tiêu thũng, mát máu giải độc dùng để chữa viêm niệu đạo, viêm thận, viêm bàng quang.
Cách pha chế: Cần 45g ngải cứu (lấy cả rễ), 15g bạch mao căn, 15g cỏ seo gà. Tất cả cho trộn đều cho vào nồi đun sôi khoảng 15-20 phút. Bệnh nhân lấy nước này hòa với 1 ít mật ong uống lúc nóng. Mỗi ngày nên uống 1 thang chia làm 2 lần uống.
Bài 5
Ngoài 4 loại trà thuốc trên thì các bạn có thể sử dụng loại trà sau đây để hỗ trợ và điều trị bệnh viêm đường tiết niệu. Bài thuốc này đã được Đông y lưu truyền và có kết quả rất tốt.
Hải kim sa 15g, chè 5g, cỏ seo gà 30g, dây mướp đắng 15g. Bỏ cỏ seo gà, hải kim sa, dây mướp đắng cho vào nồi, đổ 1 lít nước đun sôi khoảng 15 – 20 phút, cho chè vào để sôi tiếp 2 phút là được. Uống ngày 1 thang, uống dần. Hoặc cả 4 vị tán bột, cho vào ấm pha nước sôi hãm 15 phút là được.
Công dụng: thanh nhiệt lợi thấp, tiêu viêm, giải độc. Chữa viêm đường tiết niệu, viêm thận thủy thũng, sỏi niệu đạo.
bai-thuoc-dong-y-chua-mat-ngu(3)
Bài 6
Loại trà này là sự kết hợp giữa vỏ trắng rễ cây liễu, nụ hoa hòe và đường trắng. Nó có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, chữa tiểu tiện bí, đi tiểu buốt. Tuy nhiên để phát huy hiệu quả khi sử dụng loại trà này người bệnh cần phải kiêng rượu và các chất cay nóng. Những người bị chứng hư hàn hoặc âm hư có nhiệt thì không được dùng.
Cách pha chế: Dùng 30g nụ hoa hòe, 60g vỏ trắng rễ cây liễu cho vào nồi cùng 1,500 lít nước đun sôi, đến khi cạn còn khoảng 50ml nước thì hòa vào một lượng đường vừa đủ đun sôi kỹ lại.
Người bệnh dùng ngày 1 thang dùng thay trà hằng ngày.

Phụ nữ có thể tự điều trị viêm đường tiết niệu tại nhà

Viêm đường tiết niệu là căn bệnh thường hay gặp ở nữ giới nhiều hơn ở nam giới, hầu hết phụ nữ ít nhất sẽ bị một lần mắc bệnh trong đời. Bệnh phát triển thường là do cơ thể nhiễm phải vi khuẩn đường ruột Ecoli gây nên các triệu chứng thường gặp là tiểu buốt, tiểu ra máu, và tiểu nhiều… Người từng mắc bệnh có thể tái phát nhiều lần nếu không được chữa trị dứt điểm.
Đây là căn bệnh không nguy hiểm đến tính mạng các chị em có thể chữa trị tại nhà bằng một số phương pháp như sau:
  1. Vệ sinh sạch sẽ vùng kín
Vùng kín của phụ nữ có cấu tạo khá là phức tạp, chính vì vậy nếu như không được thường xuyên vệ sinh và tẩy rửa gây nên các bệnh lý về phụ khoa. Đây là nơi chứa nhiều vi khuẩn có hại, bình thường nó có cơ chế tự bảo vệ nhưng khi vi khuẩn sinh sôi quá nhiều thì bộ máy tự bảo vệ sẽ quá tải có thể dẫn đến bệnh viêm đường tiết niệu .
Đối với người mắc bệnh nhẹ chỉ cần vệ sinh sạch sẽ nhiều lần trong ngày có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh, hỗ trợ quá trình điều trị khiến bệnh mau khỏi.
Phải vệ sinh đúng cách bằng nước rửa để vi khuẩn không chảy ngược từ lỗ âm đạo nên niệu đạo, dùng vòi xịt từ trước ra sau để đẩy hết các vi khuẩn có hại trôi ra ngoài.
vệ sinh sạch sẽ
  1. Dùng thuốc kháng sinh
Thuốc khác sinh là phương pháp hữu hiệu nhất giúp chị em đánh tan bệnh nhanh nhất. Tuy nhiên khi dùng thuốc mọi người nên sử dụng các loại bác sĩ kê đơn, không được bỏ thuốc khi thấy bệnh bắt đầu thuyên giảm vì như vậy có thể gây hiện tượng kháng thuốc.
>> biểu hiện của bệnh phì đại tiền liệt tuyến
Nên sử dụng thuốc sau khi ăn tầm nửa tiếng nếu không muốn dạ dày bị hư tổn và thuốc dùng ít nhất trong vòng từ 5-7 ngày để đẩy lùi các triệu chứng đến khi biến mất hẳn.
  1. Làm mát cơ thể
Có nhiều cách làm mát cơ thể như dùng các loại thực phẩm có tính chất mát, ăn nhiều hoa quả và uống nhiều nước.
Trong đó việc uống nhiều nước là rất quan trọng, nước giúp chúng ta đẩy vi khuẩn ra ngoài theo hệ bài tiết, khi uống nhiều nước sẽ làm giảm nhiệt độ cơ thể hạn chế môi trường phát triển của vi khuẩn trường hợp bệnh nhẹ có thể khỏi bằng cách này.
20150525-cach-giai-nhiet-sai-bet-cua-ba-bau-trong-mua-nong-6
  1. Uống thuốc lá
Xung quanh chúng ta có rất nhiều loại lá và rễ cây có tác dụng kháng viêm, làm mát và thanh lọc cơ thể như thân ngô, râu ngô, nước rau má, bông mã đề, cỏ tranh … Các vị này sắc lên uống thay nước hàng ngày sẽ giúp lợi tiểu, thông khí huyết, đối với người bị viêm đường tiết niệu khi uống nhiều loại nước có thể xua tan các triệu chứng khó chịu như tiểu dắt, tiểu buốt, các thành phần trong lá cây làm hạn chế chức năng gây hại của vi khuẩn và khiến bệnh khỏi nhanh chóng.
>>Những nguyên nhân và biến chứng của bệnh u xơ tuyến tiền liệt

Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2016

5 loại thực phẩm cải thiện cuộc “yêu” cho nam giới

Các nhà khoa học đã liệt kê được năm loại thực phẩm cực kỳ tốt cho quý ông, đặc biệt là có tác dụng kích thích và thúc đẩy ngọn lửa ham muốn yêu đương luôn mãnh liệt.
Điểm đặc biệt là các loại thực phẩm này rất dễ tìm và rẻ tiền, bất kỳ ai cũng có thể áp dụng để bồi bổ cho cơ thể.
>> Tìm hiểu thêm bệnh viêm đường tiết niệu ảnh hưởng tới sinh hoạt vợ chồng như thế nào?
Chuối
Chuối là nguồn cung cấp vitamin B tuyệt vời. Đây là loại thực phẩm rất cần thiết để tăng năng lượng cho cơ thể hiệu quả, giảm đi căng thẳng, giải tỏa stress rất tốt.
Trong quả chuối có chứa hàm lượng tryptophan cao, một loại acid amin cần thiết cho hoạt động sản xuất serotonin, đó một loại hormone rất cần thiết cho nam giới, tăng sự nảy lửa cho cảm hứng yêu đương. Ngoài ra chuối cũng là loại thực phẩm có chứa nhiều kali nhất, được dùng để sản xuất ra testoterone trong cơ thể, kích thích tố nam để duy trì bản lĩnh phái mạnh. Chưa kể đến trong chuối có một loại chất enzyme gọi là bromelain, làm cải thiện lưu thông máu và làm tăng ham muốn tình dục của nam giới.
chuối
Thịt bò và thịt heo
Đây là hai loại thực phẩm rất thông dụng trên thị trường mà chúng ta hay sử dụng hằng ngày. Thịt bò và thịt heo có chứa hàm lượng rất cao L-Carnitine, một acid amin sẽ làm tăng cường ham muốn tình dục, tái sản xuất mạnh mẽ hormone testosterone của nam giới ở độ tuổi trung niên.
Hạt bí ngô và hạt hướng dương
Bạn nên chuẩn bị một ít hạt hướng dương hoặc hạt bí ngô để những khi rảnh rỗi có thể ăn. Hai loại hạt này bổ sung một lượng kẽm lớn trong cơ thể. Kẽm là một trong những khoáng chất cần thiết và rất quan trọng, quyết định tới chất lượng tinh trùng, số lượng và tăng nồng độ testosterone trong cơ thể các quý ông. Hai loại hạt này cũng có chứa các chất béo lành tính, rất cần thiết cho hoạt động của cơ, xương và giúp hỗ trợ vận động dẻo dai hơn .
>>Nguyên nhân gây ra u xơ tiền liệt tuyến
Cacao và socola đen
Đây là một loại thực phẩm kích thích chuyện yêu mà ai cũng biết. Cacao và socola đen giàu chất phenol có tác dụng chống ôxy hóa rất cao, rất tốt cho hệ tim mạch.
Một trái tim khỏe đảm bảo lượng máu tuần hoàn và khả năng bơm máu đến vùng nhạy cảm mạnh hơn. Cacao còn làm giảm cholesterol và huyết áp, đồng thời có chứa phenylethylamine, một chất hóa học làm tăng nồng độ dopamine, tăng cảm xúc; trong khi socola gia tăng endorphin, những dạng hormone tạo cảm giác thoải mái, hưng phấn cho bạn như khi đang yêu.
socola
Cần tây
 Hãy ăn cần tây nhiều hơn trong chế độ ăn uống của bạn để tăng cường chất sơ, androsterone pheromone, một kích thích tố tình dục tự nhiên. Cần tây cũng chứa các hợp chất giúp làm giãn các mạch máu, tăng ham muốn. Nếu được hãy ăn cần tây sống hoặc tái, tránh chế biến món này quá chín vì sẽ làm mất đi các sinh tố có trong cần.
>> Giải pháp điều trị bệnh phì đại tiền liệt tuyến

Chữa bệnh viêm đường tiết niệu bằng thảo dược

Hiện nay có tới một nửa số bệnh nhân tìm tới cách chữa trị bệnh viêm đường tiết niệu bằng thuốc đông y, thảo dược và thuốc nam, vì độ tin tưởng vào nguồn gốc tự nhiên và không để lại tác dụng phụ.
Chữa viêm đường tiết niệu bằng Đông y
Trong Đông y viêm đường tiết niệu là bệnh chủ yếu gây ra do bị thận hư và bàng quang thấp nhiệt bên cạnh đó là do làm việc quá sức, ăn uống không điều độ và hoạt động vợ chồng không điều hòa…
Sau đây là một số bài thuốc chữa viêm đường tiết niệu bằng Đông y được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm đường tiết niệu:
Bài 1. Hải kim sa mỗi loại 10g,16g biển súc, bông mã đề, cam thảo 6g đem trộn lẫn với nhau và sắc cùng nước uống mỗi ngày 1 thang. Bài thuốc này sẽ có lợi cho những người gặp các chứng tiểu buốt, tiểu dắt và tiểu khó do viêm đường tiết niệu gây nên.
Bài 2. Trường hợp bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu kèm theo bị viêm bàng quang và bí tiểu do bị thấp nhiệt sẽ áp dụng bài thuốc sau: diếp cá tươi 60g (nếu khô thì chỉ 20g), hạt mã đề 15g, kim tiền thảo 30g đem sắc uống.
bai-thuoc-dong-y-chua-mat-ngu(3)
Bài 3. Viêm đường tiết niệu có đái rắt và buốt thì sử dụng: hải kim sa mỗi thứ 30g, hoạt thạch ; nước sắc, cam thảo, mạch môn mỗi thứ 10g cũng đem sắc đều lên và uống.
Trường hợp bị khó tiểu thì dùng: rễ cây ngái, rễ cối xay 30g; bông mã đề, cỏ xước 20g, thổ phục linh 50g uống mỗi ngày 1 thang…
Trên đây là một số bài thuốc đông y điển hình dùng để chữa viêm đường tiết niệu. Bên cạnh thuốc Đông y thì thảo dược tự nhiên và thuốc Nam cũng là một trong những cách được nhiều người sử dụng.
>>  Điều trị phì đại tiền liệt tuyến hiệu quả
Chữa viêm đường tiết niệu bằng thảo dược
Chữa viêm đường tiết niệu bằng thảo dược cũng là một trong những cách được nhiều người lựa chọn bởi mọi người đều tin tưởng vào công dụng an toàn của các vị thuốc từ tự nhiên.
Kim tiền thảo và cây Kim ngân hoa là hai loại thảo dược tự nhiên được ưu tiên sử dụng nhiều nhất trong điều trị viêm đường tiết niệu.
Kim tiền thảo có tác dụng tốt trong việc làm giãn mạch, giảm nhanh các triệu chứng của bệnh như tiểu buốt, tiểu rắt và làm mát cơ thể. Còn cây Kim ngân hoa thì có thành phần giống như thuốc kháng sinh có khả năng diệt khuẩn.
chua-benh-viem-duong-tiet-nieu-bang-thuoc-nam-01
Chữa viêm đường tiết niệu bằng thuốc Nam
Chữa viêm đường tiết niệu bằng thuốc nam với các bài thuốc đặc trưng nhất đó là:
Bài 1: 5 – 7 búp măng tre, cam thảo, lá mã đề, râu ngô, cỏ tranh tất cả đem rửa sạch, sắc lấy nước và uống liên tục 5 – 7 lần trong ngày.
Bài 2: Lá bạc thau ăn cùng với muối 2 đến 3 lần trong ngày. Ăn liên tục cho đến khi khỏi bệnh.
Bài 3: rau ngót giã lấy nước đem phơi sương và uống.
Bài 4: lá sen tươi, rau dừa nước, rau ngổ sắc uống trong ngày.
>>Các biểu hiện của bệnh u xơ tiền liệt tuyến

Bài thuốc điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu

Một vài bài thuốc dân gian điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu: dạng trà và dạng thức ăn – thuốc.
Dạng trà
– Trà Kim ngân hoa, rễ cỏ tranh, mã đề, mỗi loại 8- 10g, đun với 1 lít nước, uống từ 3 – 4 lần/ngày; chữa bệnh viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang, sỏi thận.
– Trà Hạ khô thảo 8 – 10g, cho thêm khoảng 1g Cam thảo, đun với 600ml nước còn lại một nửa nước rồi chia nhiều lần uống trong ngày; tác dụng sát trùng đường tiểu, thông tiểu tiện.
– Trà Cỏ tranh, rau má, rau đắng, râu bắp, thài lài tía, mỗi loại lấy 8 – 10g, nấu với 1 lít nước sôi nhẹ trong 5 phút là có thể dùng uống trong ngày, uống liền trong 1 tuần.
– Trà Rễ tranh, rau má, râu bắp (mỗi loại 5 – 10g), thêm một chút hạt mãn đình hồng (Thục quỳ tử), ngày uống 1 – 2 lần, uống trong vòng 5 ngày sẽ hết bị tiểu đỏ.
– Trà Rau má, diếp cá ( mỗi loại 8 – 12g), có tác dụng giúp giảm tiểu buốt, tiểu dắt. nếu thêm cỏ tranh càng tốt.
– Lấy rau má 10g, vỏ cây đại (sao vàng) 10g, mã đề 5g, rễ cỏ tranh, sắc uống có tác dụng chữa bí tiểu. Ngày uống 3 lần trước bữa ăn. Cần uống trong vòng 3 ngày sẽ thấy hiệu quả.
chua-benh-viem-duong-tiet-nieu-bang-thuoc-nam-01
– Bài Râu ngô, ý dĩ, rau má, mã đề, sài đất 8 – 10g. Đun sôi với 1 lít nước, chia ra uống ngày 1 thang, uống liền trong 1 tuần.
– Bài Rau má 10g, mã đề 16g, bồ công anh 20g, râu ngô, thài lài tía, cam thảo dây, chi tử, mộc thông, mỗi vị thuốc 12g. Sắc uống ngày 1 thang; có hiệu quả trong việc chữa tiểu tiện không thông, viêm đường tiểu.
– Bài Rau dừa nước khô 200g, nấu canh ăn liên tục 7 – 10 ngày. Đây là bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, giải độc, tiêu thũng, kháng viêm, dùng cho các trường hợp viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu (tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu ra máu và tiểu đục).
Dạng thức ăn – thuốc để tăng cường sức đề kháng và cũng có tác dụng bổ thận.
– Ngân nhĩ hầm đỗ trọng, ngân nhĩ, đỗ trọng khoảng 10g, đường phèn 30g. Đỗ trọng cắt nhỏ, sao lên, khi tơ đứt hết là được. Ngân nhĩ ngâm nước cho mềm rồi rửa sạch. Cho hai thứ vào nồi cùng 2 lít nước, đun to lửa cho sôi rồi đun nhỏ lửa trong 2 giờ, cho đường vào là được. Ăn ngân nhĩ, uống nước ngày 2 lần.
– Nấu nước rễ tranh, củ năng tươi, mỗi loại 50 – 100g. Củ năng gọt bỏ vỏ, thái lát cho cùng rễ tranh vào nồi, cho 2 lít nước, đun to lửa cho sôi rồi đun nhỏ lửa 30 phút nữa là được, lọc lấy nước, bỏ bã, cho ít đường trắng vào đánh tan, uống thay chè.
bai-thuoc-dong-y-chua-mat-ngu(3)
– Nấu nước hoa cúc, kim ngân hoa, mỗi loại 10g, nước 1 lít. Cho tất cả vào nồi, đổ nước đun lên cho sôi rồi thêm đường phèn vào đun tiếp 15 phút, lọc lấy nước uống thay chè.
– Nước sắc rễ tranh (20g), đường trắng 50g, vỏ bí đao. Cho tất cả vào nồi, đổ 1 lít nước đun sôi rồi hạ nhỏ lửa đun khoảng 20 – 30 phút nữa là được, chia ra uống nhiều lần trong ngày.
– Nước sắc nấm mèo đen (3 – 5 cây)  nấu chung với rau cải (150g). Khi nấm mèo ngâm nở, rau cải rửa sạch, cho tất cả vào nồi đun với 1 lít nước sôi một lúc là được. Ăn canh liên tục 7 ngày.
>> U xơ tiền liệt tuyến là bệnh lý nguy hiểm như thế nào?

6 cách hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu tại nhà

  1. Uống thật nhiều nước
Điều này nghe có vẻ rất bình thường so với một số phương thuốc khác nhưng nó lại là điều cực kỳ quan trọng mà bạn sẽ, nên và cần làm khi có các biểu hiện của viêm đường tiết niệu. Nó có thể đẩy lùi vi khuẩn và đặc biệt quan trọng hơn là nó thúc đẩy bạn đi tiểu nhiều hơn.
Chuẩn bị: Cốc lớn nước mát.
Thực hiện: Uống thật nhiều nước mát, nên uống 8 cốc nước lớn mỗi ngày hoặc có thể nhiều hơn càng tốt. Nước sẽ giải phóng bạn khỏi các cơn đau khó chịu, thải bớt vi khuẩn ra ngoài và đem lại sự thoải mái.
  1. Đi tiểu
Đây là một giải pháp mà hầu như ai cũng biết. Bởi vì việc nhịn đi tiểu là nguyên nhân chính gây ra triệu chứng này, nên chúng ta không có lý do gì để bạn giữ lại sự khó chịu đó trong người. Vì vậy để giảm thiểu nguy cơ bị mắc bệnh, tốt nhất bạn nên đi tiểu nhiều hơn. Ngoài ra, khi bạn đã thấy có các dấu hiệu của các cơn đau, thì tốt nhất bạn nên duy trì đi tiểu một cách đều đặn, dù đau nhưng bạn thải ra càng nhiều thì cơ hội phục hồi càng nhanh.
tiền liệt tuyến
  1. Uống soda
Tất nhiên không phải là những loại nước giải khát có ga và chứa nhiều đường, nó chỉ là soda từ baking soda (Muối nở). Baking soda là một hoạt chất kiềm kỳ diệu có tác dụng giúp trung hòa lượng axit và giảm nồng độ axit trong nước tiểu của người bệnh. Khi bạn phải chống lại những cơn đau do mắc tiểu đau rát, baking soda sẽ giúp bạn giảm sự khó chịu đó một cách hiệu quả.
Chuẩn bị: 1 Thìa cà phê baking soda, khoảng 240ml nước.
Thực hiện: Khuấy đều baking soda vào nước đến khi tan hết, uống cạn cốc nước như vậy vào mỗi nuổi sáng. Không nên uống liên tục trong hơn 1 tuần hoặc nếu bạn đang tránh muối vì baking soda có lượng natri cao.
>>Điều trị u xơ tiền liệt tuyến thật đơn giản
  1. Nước mùi tây
Nước mùi tây có thể giảm tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu và tăng tốc độ lành bệnh bởi lẽ nó hoạt động như một phương thuốc lợi tiểu.
Chuẩn bị: Khoảng 90g rau mùi tây tươi hoặc 2 thìa canh rau mùi tây khô, 240 tới 480ml nước.
Thực hiện: Đun nước sôi và thêm mùi tây. Đun nhỏ lửa trong khoảng 6 đến 10 phút. Lọc lá ra và uống nước còn lại khi còn nóng. Nếu là mùa hè, có thể giữ trong tủ lạnh và sử dụng thường xuyên như trà đá.
  1. Nhai hạt cần tây
Hạt cần tây cũng là một phương thuốc giúp lợi tiểu. Khi nhai một nắm hạt cần tây giúp thúc đẩy quá trình lọc và đào thải nước tiểu. Bạn cũng có thể chế biến nước hạt cần tây và sử dụng như một loại trà để uống hàng ngày.
Chuẩn bị: Một lượng hạt cần tây.
Thực hiện: Nên sử dụng từ 1 tới 2 lần mỗi ngày. Nhai sau bữa ăn để hỗ trợ hệ tiêu hóa.

  1. Dưa chuột
Nhờ có hàm lượng nước khá cao, dưa chuột là một sự lựa chọn tuyệt vời cho những ai có cảm giác khó chịu khi phải uống quá nhiều nước.
Chuẩn bị: Đem dưa chuột rửa sạch và thái lát.
>>Nguyên nhân gây ra bệnh phì đại tiền liệt tuyến