Thứ Năm, 2 tháng 6, 2016

Các mẹo vặt ngăn chặn viêm đường tiết niệu

Được biết tới viêm đường tiết niệu là một bệnh tương đối dễ điều trị nhưng nó cũng khiến người bệnh gặp rất nhiều phiền toái vì vậy tốt nhất là bạn hãy phải ngăn chặn nó.
Đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục
Trong lúc quan hệ tình dục, các vi khuẩn gây hại có thể xâm nhập vào đường tiết niệu, vì thế cách tốt nhất để phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu là đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục để giảm thiểu và đẩy bớt vi khuẩn ra ngoài.
viem-duong-tiet-nieu
Mặc quần chíp bằng các loại vải cotton
Vải cotton luôn có độ thoáng rất tốt, không gây khó chịu, không ra mồ hôi, như vải nylon hoặc các loại vải khác. Khi quần chíp được làm từ vải cotton giúp đường tiết niệu của chúng ta dễ hô hấp qua da hơn. Vì vậy, bạn cần tránh mặc quần chíp làm bằng vải tơ nhân tạo và bằng nylon để hạn chế tối đa nguyên nhân gây ra bệnh viêm đường viết niệu.
Thay quần áo bị ướt ngay sau khi bơi
Một bộ quần áo bơi ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh viêm đường tiết niệu phát triển mạnh. Vì vậy, chúng ta hãy giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, khô ráo và luôn tắm bằng nước sạch sau khi bơi.
Uống nhiều nước
Uống nước nhiều giúp bạn đi tiểu thường xuyên hơn và cũng là cách tốt nhất để đẩy những con vi khuẩn đáng ghét ra ngoài cơ thể một cách nhanh chóng và đơn giản nhất. Uống nhiều nước để giữ cho đường tiết niệu của bạn luôn khoẻ mạnh, sạch sẽ và giảm thiểu nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng, viêm nhiễm.
Vệ sinh vùng kín từ trước ra sau
Chúng ta hay có thói quen về sinh từ sau ra phía trước, nhưng đó là một thói quen hoàn toàn sai lầm. Vì khi vệ sinh từ sau đến trước, vi khuẩn từ hậu môn dễ dàng chui vào đường tiết niệu, dẫn đến viêm nhiễm.
Uống nước ép quả nam việt quất
Nước ép trái cây nam việt quất rất nhiều các loại vitamin và các chất chống oxi hoá sẽ tăng khả năng hình thành sự chống lại viêm nhiễm ở đường tiết niệu. Khi cảm thấy hay phải đi tiểu nhiều lần trong ngày, nhưng lượng tiểu mỗi lần rất ít đó là dấu hiệu bắt đầu của bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu. Vì vậy nên uống từ 3-4 cốc nước ép quả nam việt quất nguyên chất từ 3 -4 ngày, thì tình trạng đi tiểu ít sẽ được thuyên giảm ngay.
nuoc-ep-nam-viet-quat
Không sử dụng xà bông khi tắm
Đó là điều vô cùng quan trọng để ngăn ngừa bệnh viêm đường tiết niệu. Hiện nay có rất nhiều sản phẩm độc hại, chứa nhiều hóa chất, dễ gây kích ứng đường tiểu và dễ dàng dẫn tới viêm nhiễm, nhiễm trùng đường tiết niệu.
Hãy chú ý tới các biểu hiện của bệnh để kịp thời đến khám tại các cơ sở y tế uy tín để được điều trị và chăm sóc kịp thời, đúng cách.

Thứ Tư, 1 tháng 6, 2016

Bệnh viêm đường tiết niệu có bị lây nhiễm không?

Khi bị viêm đường tiết niệu chịu các ảnh hưởng như: Tiểu rắt, tiểu buốt, đau đớn mỗi khi đi tiểu và có các biểu hiện bất thường từ nước tiểu như nước tiểu có màu xám, có mùi khai nồng và đôi khi có dính máu, người bệnh viêm đường tiết niệu còn có một nỗi lo đó là khả năng lây nhiễm của bệnh. Chính vì vậy, câu hỏi bệnh viêm đường tiết niệu có lây không đã được rất nhiều người bệnh quan tâm.
Băn khoăn bệnh viêm đường tiết niệu có lây không là lỗi lo có cơ sở chính đáng bởi giữa quan hệ tình dục và căn bệnh này có mối quan hệ khá mật thiết.
Khi mà đường tiết niệu bị viêm nhiễm, hệ thống tiết niệu bị xung huyết sẽ gây ra khả năng xung huyết tại bộ phận sinh dục. Do đó, người bệnh sẽ có nhu cầu tình dục cao hơn nhiều so với bình thường. Nhưng với bệnh viêm đường tiết niệu đang mắc phải, việc quan hệ sẽ gây ra cảm giác bỏng rát tại niệu đạo và bàng quang.
dau-hieu-viem-duong-tiet-nieu-sau-khi-quan-he-compressed
Sự bất lợi càng tăng khi “cuộc yêu” của bạn đang lên tới đỉnh điểm. Bởi lúc này đường tiết niệu chịu ảnh hưởng khá lớn do niệu đạo và bàng quang bị co bóp mạnh.
Không những vậy, viêm đường tiết niệu cũng có khả năng bị lây truyền từ người này sang người kia khi mà quan hệ tình dục.
Còn với khả năng lây nhiễm bệnh sang người chồng của mình, nữ giới cũng cần đặc biệt chú ý bởi đây là nguy cơ khiến bệnh có khả năng hình thành. Nguy cơ lớn hơn nếu trường hợp viêm đường tiết niệu ở nữ giới xảy ra trước đó có nguyên nhân từ nhiễm trùng đường tình dục STIs như chlamydia hoặc trichomonas…
Bởi vậy, đi cùng với sự bận tâm bệnh viêm đường tiết niệu có lây không, hãy thực hiện kiêng quan hệ hoặc sử dụng bao cao su. Với những ai vẫn duy trì việc quan hệ, cả khi dùng bao cao su rồi thì việc vệ sinh vùng kín trước và sau quan hệ vẫn phải được thực hiện tốt.
viem-duong-tiet-nieu
Nên làm gì khi bị mắc viêm đường tiết niệu?
Là căn bệnh có khả năng biến chuyển rất nhanh và gây ra nhiều khó khăn cho điều trị nếu chậm trễ thăm khám, nên người bệnh không trần trừ chữa trị ngay khi nhận ra các biểu hiện đầu tiên của bệnh gây ra.
Để giải quyết bệnh lý này, kháng sinh đặc hiệu thường được lựa chọn nhiều hơn cả. Bởi dùng kháng sinh loại nào, liều lượng bao nhiêu là còn tuỳ thuộc vào chủng loại vi khuẩn gây ra bệnh và sự nhạy cảm thuốc kháng sinh mà chúng có nên người bệnh không thể tự ý điều trị mà cần được thăm khám và tư vấn của chuyên gia. Từ những căn cứ trên kết quả xét nghiệm, chẩn đoán, phương hướng điều trị tốt nhất mới có thể quyết định.
Ngoài ra, các loại thuốc đi kèm như thuốc điều trị sỏi thận, thuốc sát trùng bề mặt đường tiết niệu cũng sẽ được dùng để kết hợp cho từng trường hợp người bệnh.

2 bệnh viêm đường tiết niệu hay gặp nhất

Viêm niệu đạo
Niệu đạo là bộ phận quan trọng của đường dẫn tiểu, theo cấu tạo giải phẫu ở nam và nữ niệu đạo có độ dài ngắn khác nhau vì vậy bệnh cũng có sự khác nhau ở từng đối tượng
+ Biểu hiện của viêm niệu đạo: Điển hình là tình trạng tiểu rắt, tiểu đau, căng tiểu, nước tiểu có màu sẫm, có khi lẫn máu. Có cảm giác nóng rát mỗi khi đi tiểu, đau phần bụng dưới, đau rát bộ phận sinh dục và hậu môn. Một vài triệu chứng khác như: ngứa, đau hoặc sưng ở dương vật, đau khi quan hệ tình dục hoặc có máu trong nước tiểu hoặc tinh dịch(đối với nam giới), có khi là đau phần bụng dưới, bộ phận sinh dục và hậu môn, dịch âm hộ có mủ, nhớt, ngứa ngáy (đối với nữ giới).
Lưu ý: triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt hay tiểu ra mủ cũng có thể là do nguyên nhân của bệnh lậu gây ra .
Viêm niệu đạo khi lây lan tới các cơ quan khác của bộ phận sinh dục, và có thể xuất hiện các dấu hiệu toàn thân như: đau bụng, đau lưng, có biểu hiện sốt cao, sưng khớp, nhưng ở một số bệnh nhân lại không có các biểu hiện điển hình.
viem-duong-tiet-nieu-1
+ Lưu ý đối với người bị bệnh: Khi có các biểu hiện của bệnh cần phải được khám chữa ngay, đặc biệt là đối với các trường hợp viêm niệu đạo do lậu gây ra, Chlamydia cần được điều trị càng sớm càng tốt. Tuyệt đối không đực tự ý điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
+ Điều trị bệnh viêm niệu đạo: Viêm niệu đạo là do bệnh viêm đường tiết niệu gây ra nên cần được điều trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa, căn cứ vào nguyên nhân trực tiếp gây bệnh qua các chẩn đoán lâm sàng, siêu âm xét nghiệm mà các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị phù hợp và thông thường bệnh thường được điều trị bằng kháng sinh đồ. Nếu có sự kết hợp của nhiều loại tác nhân gây ra bệnh thì cần phải sử dụng loại kháng sinh đặc hiệu mới có thể chấm dứt triệt để được sự phát triển của bệnh. Tái khám sau điều trị, kết hợp khám và chữa trị cùng với người bạn tình.
Viêm bàng quang
Bàng quang là bộ phận chứa nước tiểu từ niệu quản chuyển xuống bàng quang. Nếu bàng quang bị viêm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tất cả các chức năng của hệ tiết niệu, trong đó viêm ngược dòng từ bàng quang lên đến thận.
+ Biểu hiện khi bị viêm bàng quang: Người bệnh sẽ có cảm giác rát bỏng khi tiểu, tiểu thường xuyên, đau kéo dài ở vùng xương mu, đặc biệt là sau khi đi tiểu, nước tiểu có mùi khai nồng, hoặc có dính máu hay mủ. Viêm bàng quang có xu hướng tăng các triệu chứng vào cuối ngày, khi thời tiết se lạnh bàn chân cảm lạnh dẫn tới phản xạ kích ứng lên niêm mạc và cơ vòng của bàng quang.

  • Lưu ý: Khi dương vật có mùi lạ rất có thể đó là biểu hiện của bệnh viêm bao quy đầu.
+ Lưu ý đối với người bệnh: viêm bàng quang có thể dẫn tới lan đến thận rất nguy hiểm. Do đó, người bệnh cần đi khám sớm, điều trị sớm nhất có thể, không nên chần chừ hoặc tự ý điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
+ Điều trị viêm bàng quang: bệnh nhân cần đi khám để phát hiện viêm do nhiễm khuẩn hay không. Nếu do vi khuẩn nhiễm cần điều trị bằng kháng sinh, thời gian và liều lượng dùng phụ thuộc vào loại vi khuẩn tìm thấy trong nước tiểu của bệnh nhân, nếu bệnh viêm nhiễm nặng thì cần điều trị bằng kháng sinh phối hợp. Nếu viêm bàng quang không do nhiễm khuẩn có thể cải thiện những triệu chứng của bệnh bằng cách lại trừ những nguyên nhân gây bệnh.

Một vài băn khoăn về bệnh viêm đường tiết niệu

Đi tiểu nhiều lần hơn bình thường
Triệu chứng: “Khi vừa mới đi tiểu xong lại muốn đi tiếp, đi liên tục một cách bất thường” đó là nỗi khổ lớn nhất, hay gặp ở những người bị bệnh viêm đường tiết niệu. Trong quá trình đi tiểu bệnh nhân hay có cảm giác tiểu dắt, đau buốt, tiểu són rất khổ sở.
Nguyên nhân: Nguyên nhân chính của sự khó chịu này là do niêm mạc của đường ống dẫn nước thải bị ngứa ngáy vì do nhiễm khuẩn, do bị kích thích dẫn tới cảm giác thường xuyên mắc tiểu, nhưng khi tiểu thì lại không thể đi được, có cố gắng lắm cũng chỉ đi tiểu với một lượng nhỏ.
Khắc phục: Uống thật nhiều nước. Nước sẽ làm cho quá trình thanh lọc cơ thể mạnh hơn, loại bỏ đẩy chất cặn bã ra ngoài, quá trình thanh lọc nước của thận sẽ tốt hơn, lượng nước dư thừa sẽ được ngưng tụ ở bàng quang giúp người bệnh đi tiểu một cách dễ dàng hơn.
tiền liệt tuyến
Tinh thần hay mệt mỏi
Triệu chứng: Cảm thấy khó chịu, bứt rứt, không tập trung, đầu óc căng thẳng.
Nguyên nhân: Các cơn đau, khó chịu ở vùng kín… khiến cho bệnh nhân bị stress, khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Gây ra đi tiểu nhiều lần vào buổi đêm khiến người bệnh thiếu ngủ trầm trọng.
Khắc phục: Ở một vài trường hợp đặc biệt, người bệnh có thể gặp bác sĩ để kê đơn thuốc an thần, các bài thuốc kháng viêm đường tiết niệu để điều trị bệnh tận gốc tránh tái phát trở lại. Nhưng sau khi các cảm giác khó chịu không còn thì người bệnh nên dừng việc dùng thuốc lại để tránh gây ra nhiều tác dụng phụ.
Tái phát liên tục
Triệu chứng: Bệnh không dứt điểm trở thành loại bệnh xã hội.
Nguyên nhân: Nguyên nhân gây bệnh khá phổ biến như do đường tiết niệu không được vệ sinh sạch sẽ, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước… Ngoài ra, tình trạng căng thẳng của bệnh nhân cũng là một trong những tác nhân khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn tạo vòng luẩn quẩn bệnh tật.
Khắc phục: Giữ vệ sinh cá nhân thật tốt, đặc biệt là vệ sinh vùng kín, không nên ngồi làm việc quá lâu. Không nhịn tiểu không đi trong thời gian dài. Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, tránh uống những chất có cồn, nước có gas và nước trà, vì nó khiến cho đường tiết niệu, thận của bạn dễ bị kích thức và phải hoạt động mệt mỏi hơn.
Giảm khả năng tình dục
dau-hieu-viem-duong-tiet-nieu-sau-khi-quan-he-compressed
Triệu chứng: Có cảm giác đau buốt xuất hiện trong khi quan hệ tình dục, mất đi  hưng phấn. Nữ giới nếu bị bệnh dai dẳng lâu ngày có nguy cơ vô sinh cao.
Nguyên nhân: Nguyên nhân chính là do viêm đường tiết niệu khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào bộ phận sinh dục và theo đường niệu đạo ăn mòn thành bàng quang.
Khắc phục: Làm theo lời khuyên của bác sĩ một cách nghiêm ngặt, không được nhịn đi tiểu và nên đi tiểu sau khi quan hệ chừng 10 phút. Không mặc quần áo lót quá bó sát, nên chọn các bộ quần áo chất liệu cotton dễ thấm mồ hôi, rộng rãi. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày một cách thường xuyên, nên tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng không động chạm tới đường tiết niệu và thành bàng quang như: đi bộ, các bài tập yoga…

Các câu hỏi của phụ nữ về bệnh viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là một bệnh lý khá phổ biến ở phái nữ, chính vì thế có khá nhiều thắc mắc xung quanh căn bệnh này. Dưới đây là một vài câu hỏi thường gặp của mọi người khi mắc phải chứng bệnh này.
  1. Những nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ở phụ nữ là gì?
Nguyên nhân gây ra bệnh Viêm đường tiết niệu chủ yếu là do vi khuẩn E.coli và vi trùng. Ngoài ra còn do cấu tạo về hệ sinh dục cũng như lối sống sinh hoạt, tính chất nghề nghiệp cũng là phần lớn nguyên nhân gây ra bệnh.
Cấu tạo niệu đạo của phụ nữ thường ngắn hơn so với nam giới, đồng thời niệu đạo gần với hậu môn nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây viêm nhiễm.
Viêm đường tiết niệu ở phụ nữ
Viêm đường tiết niệu ở phụ nữ
  1. Các biểu hiện của viêm đường tiết niệu?
Viêm đường tiết niệu ở nữ giới thường có các biểu hiện sau đây:
  • Lúc nào cũng buồn tiểu tiện nhưng lại có cảm giác nóng rát và bị bí tiểu
  • Hiện tượng tiểu rắt tiểu buốt, đôi khi tiểu ra máu
  • Có cảm giác đầy tức ở trực tràng
  • Các biểu hiện của nhiễm trùng như đau lưng, đau hông hoặc dưới sườn và nôn ói, sốt
  1. Viêm đường tiết niệu ở phụ nữ nguy hiểm như thế nào?
Viêm đường tiết niệu nếu không được điều trị thì có thể xảy ra các biến chứng và làm suy giảm chức năng của thận, rất nguy hiểm. Dưới đây là một vài biến chứng có thể xảy ra:
  • Viêm thận, có thể là bể thận cấp tính
  • Nhiễm trùng huyết
  • Suy thận cấp
  • Áp xe quanh thận
viem-duong-tiet-nieu (1)
  1. Cách phòng tránh viêm đường tiết niệu thế nào?
Nữ giới cũng như nam giới cần phải chú ý những điểm sau để tránh bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu có thể xảy ra:
  • Uống thật nhiều nước để thải bớt vi khuẩn ra khỏi cơ thể.
  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ vùng kín và lỗ niệu đạo.
  • Nên đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục.
  • Phụ nữ trong các ngày kinh nguyệt cần được vệ sinh sạch sẽ và nhẹ nhàng, thường xuyên hơn.
  • Không nên nhịn tiểu lâu, đi tiểu ngay khi có nhu cầu.

Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

7 vị thảo dược chữa viêm đường tiết niệu hiệu quả

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm đường tiết niệu như là: Thấp nhiệt đường tiết niệu hoặc thấp nhiệt ở bàng quang gây ra viêm nhiễm. Ăn, uống các đồ chứa chất kích thích, cay nóng làm nhiệt dồn xuống bàng quang, dẫn tới gây ra ứ đọng lâu ngày làm “hóa hỏa” gây hiện tượng tiểu ra máu.
Nhịn tiểu lâu khiến tái hấp thu nhiều lần chất vẩn đục, đọng lại lâu ngày, cũng là nguyên nhân gây nên bệnh. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như: Quan hệ tình dục gây ra viêm nhiễm, vệ sinh bộ phận sinh dục không đúng cách và không thường xuyên, nguồn nước bị ô nhiễm…, cũng có thể gây bệnh (nhất là đối với nữ giới).
Bệnh nhân thường có gặp các biểu hiện như: Cơ thể mệt mỏi khó chịu, có thể  bị sốt nóng, sốt rét, tiểu dắt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần, nước tiểu có màu trắng đục, vàng đục hoặc màu đỏ, có thể dính máu…
tiền liệt tuyến
Bài thuốc trị bệnh này bao gồm có 7 vị:
– Cây cối xay (còn có tên cây đằng xay, kim hoa thảo) dùng cành, lá, hoa (nếu tươi dùng 50gr, nếu khô dùng khoảng 15gr);
– Bồ công anh (còn có tên cây lưỡi bò, rau bồ cóc), nếu tươi dùng 100gr, khô dùng 20gr;
– Kim tiền thảo (còn có tên đồng tiền lông, mắt rồng) dùng dây và lá, nếu tươi thì dùng 50 – 80gr, khô dùng 15 – 20gr;
– Thèn đen (phèn đen) dùng bộ phận cành, lá, tươi dùng 80gr, khô dùng khoảng 20gr;
– Mã đề thảo (xa tiền) dùng tất cả các bộ phận của cây, tươi dùng 50gr, khô dùng 20gr;
– Rễ cỏ tranh (mạch mao căn) tươi dùng 100gr, khô dùng 25gr;
– Tỳ giải (cúc kim cang) tươi dùng 50gr, khô dùng 15gr.
Tùy vào thể trạng cũng như biểu hiện của người bệnh mà có thể gia giảm những vị thuốc cho phù hợp: Nếu viêm do sỏi (thạch lâm) thì gia thêm Hoạt thạch (30gr), lớp màng màu vàng của mề gà (kê nội kim). Nếu đi tiểu ra máu gia thêm Cỏ nhọ nồi (tươi 100gr, khô 15gr), lá cây Cách diệp (tươi 100gr, khô 20gr) rửa sạch sao đen. Nếu đau, buốt nhiều, gia thêm củ con cây nghệ (uất kim) (tươi 30gr, khô 12gr), chỉ xác (vỏ quả chấp) tươi 30gr, khô 12gr.
bai-thuoc-dong-y-chua-mat-ngu(3)
7 vị thuốc trên đã tạo thành một bài thuốc hoàn chỉnh, khi sắc thuốc cần được rửa thật sạch. Lần đầu tiên cho nước ngập thuốc, cô đặc lại còn một bát thuốc, để nguội bớt rồi uống. Lần thứ hai, đổ vào 3 bát nước, đun cạn còn một bát và uống khi ấm. Lần thứ 3, cũng cho 3 bát nước đun cạn còn một bát thuốc,rồi uống khi thuốc còn ấm.
Mỗi ngày người bệnh sắc một thang, uống khi không no không đói, uống 3 lần/ngày, mỗi lần cách nhau chừng 3 giờ đồng hồ. Tùy vào thể trạng của người bệnh mà lượng thuốc có thể ít hay nhiều, tuy nhiên thông thường chỉ cần uống từ 5 – 7 thang thuốc là người bệnh đã thấy được hiệu quả rõ rệt, bệnh tình thuyên giảm.
Để đạt hiệu quả cao hơn người bệnh kiêng các chất gây cay, nóng; các chất gây kích thích như: Rượu, bia, đồ uống có ga; các loại thực phẩm như: cà muối, dưa chua, mỡ động vật,  thức ăn chế biến quá mặn, đồ ăn sẵn… Bệnh nhân nên làm  các việc nhẹ nhàng, hạn chế tối thiểu sinh hoạt tình dục, hạn chế vận động với các bệnh nhân có tình trạng tiểu ra máu.
Tác dụng của bài thuốc là thanh nhiệt, lợi thủy, thông lâm, có thể dùng cho viêm đường tiết niệu cấp và mãn tính đều được.

Viêm đường tiết niệu có dẫn tới bị vô sinh không?

Viêm đường tiết niệu là một dạng bệnh lý viêm nhiễm thường xảy ra ở đường tiết niệu. Do đường tiết niệu chị em có cấu trúc đặt biệt, tương đối ngắn và thẳng khiến tỷ lệ chị em phụ nữ bị viêm đường tiết niệu nhiều hơn nam giới.
Khi vi khuẩn xâm nhập theo đường tiết niệu, từ tiết niệu lên đến buồng trứng, gây viêm nhiễm và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Do viêm đường tiết niệu có thể dẫn tới các biến chứng nặng nề nên cần điều trị bệnh triệt để. Bởi khi bị nhiễm khuẩn, vi khuẩn sẽ xâm nhập rất nhanh gây hiện tượng vô sinh – hiếm muộn ở phụ nữ.
Để ngăn chặn các biến chứng và gây vô sinh ở phụ nữ, trước tiên bạn cần đến ngay các cơ sở y tế – bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, theo dõi và có hướng điều trị tích cực. Ngoài ra, một nguyên nhân nữa gây mãn tính đó là sử dụng nhờn thuốc gây tình trạng bệnh nặng lên ảnh hưởng không ít đến sức khỏe, để tránh tình trạng này người bệnh nên bổ sung các kháng sinh thực vật chiết xuất từ thảo dược có trong thiên nhiên như Cao hoàng bá, Cao trinh nữ hoàng cung, Cao diếp cá, Dây kí ninh, Cao khổ sâm và chiết xuất từ các tế bào vi khuẩn có lợi Immune Gmama… giúp kiểm soát điều trị bệnh viêm đường tiết niệu, ngăn ngừa những viêm nhiễm phụ khoa khác do viêm đường tiết niệu gây nên.
viem-duong-tiet-nieu
Bên cạnh đó, vệ sinh bên ngoài vô cùng quan trọng, nó giúp bạn điều trị từ trong ra ngoài ngăn ngừa tái nhiễm, bằng cách lựa chọn sản phẩm có chứa tinh chất thảo dược như dịch chiết cây mít, dịch chiết chè xanh, và đặc biệt chứa thành phần kháng khuẩn tiên tiến Nano bạc…giúp cho vùng âm đạo luôn sạch sẽ, ngăn ngừa viêm nhiễm, nấm, ngứa, virus.
Ngoài ra, bạn hãy tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, theo dõi và thăm khám lại để chắc chắn bệnh đã khỏi. Trong quá trình điều trị cần kiêng quan hệ tình dục, chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ, uống nhiều nước và đi tiểu thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn. Sau khi điều trị khỏi, vợ chồng bạn có thể tiến hành thụ thai và sinh con bình thường.