Thứ Tư, 1 tháng 6, 2016

Các câu hỏi của phụ nữ về bệnh viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là một bệnh lý khá phổ biến ở phái nữ, chính vì thế có khá nhiều thắc mắc xung quanh căn bệnh này. Dưới đây là một vài câu hỏi thường gặp của mọi người khi mắc phải chứng bệnh này.
  1. Những nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ở phụ nữ là gì?
Nguyên nhân gây ra bệnh Viêm đường tiết niệu chủ yếu là do vi khuẩn E.coli và vi trùng. Ngoài ra còn do cấu tạo về hệ sinh dục cũng như lối sống sinh hoạt, tính chất nghề nghiệp cũng là phần lớn nguyên nhân gây ra bệnh.
Cấu tạo niệu đạo của phụ nữ thường ngắn hơn so với nam giới, đồng thời niệu đạo gần với hậu môn nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây viêm nhiễm.
Viêm đường tiết niệu ở phụ nữ
Viêm đường tiết niệu ở phụ nữ
  1. Các biểu hiện của viêm đường tiết niệu?
Viêm đường tiết niệu ở nữ giới thường có các biểu hiện sau đây:
  • Lúc nào cũng buồn tiểu tiện nhưng lại có cảm giác nóng rát và bị bí tiểu
  • Hiện tượng tiểu rắt tiểu buốt, đôi khi tiểu ra máu
  • Có cảm giác đầy tức ở trực tràng
  • Các biểu hiện của nhiễm trùng như đau lưng, đau hông hoặc dưới sườn và nôn ói, sốt
  1. Viêm đường tiết niệu ở phụ nữ nguy hiểm như thế nào?
Viêm đường tiết niệu nếu không được điều trị thì có thể xảy ra các biến chứng và làm suy giảm chức năng của thận, rất nguy hiểm. Dưới đây là một vài biến chứng có thể xảy ra:
  • Viêm thận, có thể là bể thận cấp tính
  • Nhiễm trùng huyết
  • Suy thận cấp
  • Áp xe quanh thận
viem-duong-tiet-nieu (1)
  1. Cách phòng tránh viêm đường tiết niệu thế nào?
Nữ giới cũng như nam giới cần phải chú ý những điểm sau để tránh bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu có thể xảy ra:
  • Uống thật nhiều nước để thải bớt vi khuẩn ra khỏi cơ thể.
  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ vùng kín và lỗ niệu đạo.
  • Nên đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục.
  • Phụ nữ trong các ngày kinh nguyệt cần được vệ sinh sạch sẽ và nhẹ nhàng, thường xuyên hơn.
  • Không nên nhịn tiểu lâu, đi tiểu ngay khi có nhu cầu.

Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

7 vị thảo dược chữa viêm đường tiết niệu hiệu quả

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm đường tiết niệu như là: Thấp nhiệt đường tiết niệu hoặc thấp nhiệt ở bàng quang gây ra viêm nhiễm. Ăn, uống các đồ chứa chất kích thích, cay nóng làm nhiệt dồn xuống bàng quang, dẫn tới gây ra ứ đọng lâu ngày làm “hóa hỏa” gây hiện tượng tiểu ra máu.
Nhịn tiểu lâu khiến tái hấp thu nhiều lần chất vẩn đục, đọng lại lâu ngày, cũng là nguyên nhân gây nên bệnh. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như: Quan hệ tình dục gây ra viêm nhiễm, vệ sinh bộ phận sinh dục không đúng cách và không thường xuyên, nguồn nước bị ô nhiễm…, cũng có thể gây bệnh (nhất là đối với nữ giới).
Bệnh nhân thường có gặp các biểu hiện như: Cơ thể mệt mỏi khó chịu, có thể  bị sốt nóng, sốt rét, tiểu dắt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần, nước tiểu có màu trắng đục, vàng đục hoặc màu đỏ, có thể dính máu…
tiền liệt tuyến
Bài thuốc trị bệnh này bao gồm có 7 vị:
– Cây cối xay (còn có tên cây đằng xay, kim hoa thảo) dùng cành, lá, hoa (nếu tươi dùng 50gr, nếu khô dùng khoảng 15gr);
– Bồ công anh (còn có tên cây lưỡi bò, rau bồ cóc), nếu tươi dùng 100gr, khô dùng 20gr;
– Kim tiền thảo (còn có tên đồng tiền lông, mắt rồng) dùng dây và lá, nếu tươi thì dùng 50 – 80gr, khô dùng 15 – 20gr;
– Thèn đen (phèn đen) dùng bộ phận cành, lá, tươi dùng 80gr, khô dùng khoảng 20gr;
– Mã đề thảo (xa tiền) dùng tất cả các bộ phận của cây, tươi dùng 50gr, khô dùng 20gr;
– Rễ cỏ tranh (mạch mao căn) tươi dùng 100gr, khô dùng 25gr;
– Tỳ giải (cúc kim cang) tươi dùng 50gr, khô dùng 15gr.
Tùy vào thể trạng cũng như biểu hiện của người bệnh mà có thể gia giảm những vị thuốc cho phù hợp: Nếu viêm do sỏi (thạch lâm) thì gia thêm Hoạt thạch (30gr), lớp màng màu vàng của mề gà (kê nội kim). Nếu đi tiểu ra máu gia thêm Cỏ nhọ nồi (tươi 100gr, khô 15gr), lá cây Cách diệp (tươi 100gr, khô 20gr) rửa sạch sao đen. Nếu đau, buốt nhiều, gia thêm củ con cây nghệ (uất kim) (tươi 30gr, khô 12gr), chỉ xác (vỏ quả chấp) tươi 30gr, khô 12gr.
bai-thuoc-dong-y-chua-mat-ngu(3)
7 vị thuốc trên đã tạo thành một bài thuốc hoàn chỉnh, khi sắc thuốc cần được rửa thật sạch. Lần đầu tiên cho nước ngập thuốc, cô đặc lại còn một bát thuốc, để nguội bớt rồi uống. Lần thứ hai, đổ vào 3 bát nước, đun cạn còn một bát và uống khi ấm. Lần thứ 3, cũng cho 3 bát nước đun cạn còn một bát thuốc,rồi uống khi thuốc còn ấm.
Mỗi ngày người bệnh sắc một thang, uống khi không no không đói, uống 3 lần/ngày, mỗi lần cách nhau chừng 3 giờ đồng hồ. Tùy vào thể trạng của người bệnh mà lượng thuốc có thể ít hay nhiều, tuy nhiên thông thường chỉ cần uống từ 5 – 7 thang thuốc là người bệnh đã thấy được hiệu quả rõ rệt, bệnh tình thuyên giảm.
Để đạt hiệu quả cao hơn người bệnh kiêng các chất gây cay, nóng; các chất gây kích thích như: Rượu, bia, đồ uống có ga; các loại thực phẩm như: cà muối, dưa chua, mỡ động vật,  thức ăn chế biến quá mặn, đồ ăn sẵn… Bệnh nhân nên làm  các việc nhẹ nhàng, hạn chế tối thiểu sinh hoạt tình dục, hạn chế vận động với các bệnh nhân có tình trạng tiểu ra máu.
Tác dụng của bài thuốc là thanh nhiệt, lợi thủy, thông lâm, có thể dùng cho viêm đường tiết niệu cấp và mãn tính đều được.

Viêm đường tiết niệu có dẫn tới bị vô sinh không?

Viêm đường tiết niệu là một dạng bệnh lý viêm nhiễm thường xảy ra ở đường tiết niệu. Do đường tiết niệu chị em có cấu trúc đặt biệt, tương đối ngắn và thẳng khiến tỷ lệ chị em phụ nữ bị viêm đường tiết niệu nhiều hơn nam giới.
Khi vi khuẩn xâm nhập theo đường tiết niệu, từ tiết niệu lên đến buồng trứng, gây viêm nhiễm và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Do viêm đường tiết niệu có thể dẫn tới các biến chứng nặng nề nên cần điều trị bệnh triệt để. Bởi khi bị nhiễm khuẩn, vi khuẩn sẽ xâm nhập rất nhanh gây hiện tượng vô sinh – hiếm muộn ở phụ nữ.
Để ngăn chặn các biến chứng và gây vô sinh ở phụ nữ, trước tiên bạn cần đến ngay các cơ sở y tế – bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, theo dõi và có hướng điều trị tích cực. Ngoài ra, một nguyên nhân nữa gây mãn tính đó là sử dụng nhờn thuốc gây tình trạng bệnh nặng lên ảnh hưởng không ít đến sức khỏe, để tránh tình trạng này người bệnh nên bổ sung các kháng sinh thực vật chiết xuất từ thảo dược có trong thiên nhiên như Cao hoàng bá, Cao trinh nữ hoàng cung, Cao diếp cá, Dây kí ninh, Cao khổ sâm và chiết xuất từ các tế bào vi khuẩn có lợi Immune Gmama… giúp kiểm soát điều trị bệnh viêm đường tiết niệu, ngăn ngừa những viêm nhiễm phụ khoa khác do viêm đường tiết niệu gây nên.
viem-duong-tiet-nieu
Bên cạnh đó, vệ sinh bên ngoài vô cùng quan trọng, nó giúp bạn điều trị từ trong ra ngoài ngăn ngừa tái nhiễm, bằng cách lựa chọn sản phẩm có chứa tinh chất thảo dược như dịch chiết cây mít, dịch chiết chè xanh, và đặc biệt chứa thành phần kháng khuẩn tiên tiến Nano bạc…giúp cho vùng âm đạo luôn sạch sẽ, ngăn ngừa viêm nhiễm, nấm, ngứa, virus.
Ngoài ra, bạn hãy tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, theo dõi và thăm khám lại để chắc chắn bệnh đã khỏi. Trong quá trình điều trị cần kiêng quan hệ tình dục, chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ, uống nhiều nước và đi tiểu thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn. Sau khi điều trị khỏi, vợ chồng bạn có thể tiến hành thụ thai và sinh con bình thường.

Một vài vị thuốc chữa viêm đường tiết niệu

Bệnh viêm đường tiết niệu là gì là bệnh nhân bị viêm nhiễm ở niệu đạo, bàng quang còn gọi là nhiễm trùng đường tiểu. Phần lớn là do vi khuẩn xâm nhập qua lỗ niệu đạo vào và gây ra viêm nhiễm.
Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu hay gặp nhất đó là do vi khuẩn E.Coli –một loại vi khuẩn nằm trong đường ruột.
TRIỆU CHỨNG
Triệu chứng của bệnh gây ra là đi tiểu buốt, tiểu gắt, mới tiểu xong một lát là đã mang biểu hiện căng tức bụng dưới (bàng quan) và muốn đi tiểu tiếp, đi tiểu đa số lần trong ngày. Nhẹ thì đi 7-8 lần, nặng hơn sở hữu thể đi tới 20 lần trong ngày, nhưng mỗi lần chỉ sở hữu rất ít nước tiểu và lúc tiểu cực kỳ đau buốt.
viem-duong-tiet-nieu (1)
Tiểu gắt – tiểu ít là do đường tiết niệu bị sưng, đường tiểu bị co hẹp lại làm nước tiểu không thoát ra bình thường được, ra không hết làm người bị dấu hiệu bệnh gan cứ mắc tiểu liên tục.
Tất cả những nếu viêm đường tiết niệu ở phụ nữ siêu dễ điều trị mang thể khỏi hoàn toàn sau vài ngày, viêm nhẹ mang khi không phải dùng thuốc chỉ phải uống nước mát vào thật đa dạng là mang thể tự hết được, uống khoảng 2-3 lít nước mỗi ngày, liên tục trong 3-5 ngày, để làm nâng cao lượng nước tiểu giúp thải vi khuẩn ra trong giai đoạn đi tiểu. có thể uống rễ cỏ tranh, nước râu ngô, mã đề… là những thảo dược tự nhiên mang tính thanh nhiệt lợi tiểu.
Khi bệnh viêm nặng hơn, uống mấy dòng ấy 1-2 ngày không hiệu quả, không giảm, đi tiểu ngày càng nhiều và đau buốt hơn thì cần uống thuốc thảo dược giúp điều trị viêm nhiễm mới khỏi hoàn toàn được, nhất là tình trạng viêm với kèm theo triệu chứng sốt ngày mấy lần.
Những dấu hiệu viêm đường tiểu :
– Sốt cao và kéo dài cả 4-5 ngày trở lên.
– Nước tiểu có dính mủ và máu: do đường tiết niệu bị viêm nhiễm nặng dẫn đến có mủ trắng, và những mạch máu bị vỡ ra, dẫn đến tiểu ra máu.
Bên cạnh đó bệnh nhân có thể đau mỏi toàn thân, đau hố sườn lưng, đau hơn khi ấn vào .

PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ ĐANG CHO CON BÚ
Còn có phụ nữ đang cho con bú, bị viêm đường tiết niệu cứ khẩn trương uống như hướng dẫn bên trên là uống C và nước mát. Ngày uống từ 2-3 lít nước mát, nấu cho đậm tí vào sẽ lợi tiểu vô cùng nhanh. Cứ đi tiểu được rộng rãi chừng nào thì nước tiểu sẽ giúp lọc sạch vi khuẩn nhanh hơn
Còn uống thêm viên C sủi vào cho với tác dụng kháng viêm tốt hơn, ngày uống một lần, lần một viên, cho vào ly nước lọc chừng 200ml chờ sủi xong là uống.

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

Chú ý bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ em

Bệnh viêm đường tiết niệu là bệnh lý viêm nhiễm ở hệ tiết niệu bao gồm:niệu đạo, niệu quản, bàng quang, thận. Bệnh không những xảy ra ở người lớn mà còn xảy ra ở trẻ em, cả trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ bị mắc rất cao. Vì vậy, các bậc phụ huynh không được chủ quan vì bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ thường không có các biểu hiện hay triệu chứng rõ ràng.
Nguyên nhân chính gây nên viêm đường tiết niệu ở trẻ em.
Nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn E.Coli  gây ra và một số kí sinh trùng hoặc do vi khuẩn virus .
  • Ở bé gái: Do cấu tạo sinh lý nên lỗ niệu đạo của bé gái ngắn, lỗ tiểu lại rất gần với hậu môn khiến rất dễ bị viêm nhiễm .
  • Ở bé trai: Do một số bất thường ở đường tiểu như: hẹp bao quy đầu, dài bao quy đầu,.. làm cho một lượng nước tiểu đọng lại gây viêm đường tiết niệu ngược dòng.
  • Ở trẻ nhỏ việc sử dụng bỉm không đúng quy cách nhất là mỗi khi cả phân lẫn với nước tiểu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
  • Với một số trẻ em ( đặc biệt là những trẻ ở nông thôn ), việc các bé hay ngồi bệt trên nền đất , lau rửa sau khi đi vệ sinh không sạch sẽ, đúng cách sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu ngược dòng ( từ niệu đạo lên bàng quang, niệu quản và thận ) gây nhiễm khuẩn đường tiểu.
viêm đường tiết niệu ở trẻ
Biểu hiện của viêm đường tiết niệu ở trẻ em
>> Nghiên cứu thêm về bệnh phì đại tiền liệt tuyến
Tùy theo độ tuổi mà các biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm đường tiết niệu có những điểm khác nhau, tuổi càng nhỏ thì triệu chứng viêm đường tiết niệu càng khó phát hiện.
  • Viêm đường tiết niệu ở trẻ ban đầu chỉ là sốt nhẹ, hoặc sốt kéo dài, dẫn tới sốt cao, cũng có trường hợp nhỏ bé không sốt mà thân nhiệt lại giảm.
  • Trẻ hay khuấy khóc nhiều, không ham chơi, biếng ăn, nôn và tiêu chảy bất thường, kéo dài mà không rõ nguyên nhân.
  • Đau khi đi tiểu, có thể là tiểu dắt, tiểu buốt, đi tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu không nhiều. khi trẻ càng lớn thì hiện tượng này càng rõ nét hơn do trẻ nhận thức được.
  • Nước tiểu có thể bị sẫm màu, khai nồng nếu trẻ bị viêm đường tiểu.
Cách phòng tránh viêm đường tiết niệu ở trẻ em
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng kín của trẻ, thay bỉm thường xuyên đặc biệt là sau khi trẻ đại tiện để vi khuẩn không thể lây lan sang đường tiết niệu của trẻ.
  • Quan tâm chăm sóc bé nhiều hơn, khi có các dấu hiệu bất thường như mùi nước tiểu khai có thể là dấu hiệu của viêm đường tiết niệu, bố mẹ cần theo dõi và giám sát kỹ trẻ.
  • Tập cho trẻ thói quen đi tiểu tự chủ, không để trẻ đái dầm nhiều bằng cách cho trẻ đi tiểu trước khi đi ngủ. Lau vùng kín từ trước ra sau để tránh vi khuẩn độc hại xâm nhập vào đường tiểu.
  • Cho trẻ uống nước hàng ngày đầy đủ, có thể dùng thêm rau quả vào thực đơn ăn uống hàng ngày để giúp thận thường xuyên được lọc rửa và bài tiết nước tiểu hiệu quả hơn.

Cảnh báo triệu chứng bệnh viêm đường tiết niệu bạn cần biết

Khi thấy các biểu hiện nước tiểu bị đục, kèm theo máu và có mùi khai khủng khiếp thì chắc chắn lúc đó bạn đã bị nhiễm trùng đường tiểu.
Viêm đường tiết niệu là do vi khuẩn gây ra viêm nhiễm được gọi là UTI (Urinary Tract Infection). Bệnh thực chất không đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống của bạn nhưng nó sẽ khiến cho bạn cảm thấy đau rát và rất khó chịu.
Đau bụng cũng là một trong các dấu hiệu cảnh báo của bệnh viêm đường tiết niệu.
Đau khi đi tiểu
Đây là một dấu hiệu phổ biến nhất của người mắc bệnh viêm đường tiết niệu. Người bệnh có cảm giác đau đớn hoặc nóng rát mỗi khi đi tiểu. Trên thực tế, nhiều người vì không chịu nổi cảm giác khó chịu này mà thậm chí không muốn đi tiểu và cố gắng nhịn để càng ít đi tiểu lần càng tốt.
Muốn đi tiểu thường xuyên
Nếu bị viêm đường tiết niệu, bạn sẽ muốn đi tiểu thường xuyên. Ngay cả khi bạn không hề đi tiểu lúc đã ngủ thì nay thậm chí đang ngủ rất say bạn vẫn phải dậy để giải quyết nỗi buồn này.
tiền liệt tuyến
Nước tiểu ít
Lượng nước tiểu được thải ra ngoài không liên quan tới tình trạng hay mức độ trầm trọng của bệnh, mà đơn giản chỉ là do bạn luôn có cảm giác muốn đi nên lượng nước tiểu chưa có nhiều như bình thường.
Theo trải nghiệm của những người đã từng bị viêm đường tiết niệu thì có vẻ như lúc nào bạn cũng có cảm giác muốn “giải phóng” hết chỗ nước tiểu ra khỏi bàng quang, nhưng thực tế bạn không thể làm được điều này.
>> Bạn cần hiểu phì đại tiền liệt tuyến là gì?
Bí tiểu
Trước đây khi không bị nhiễm trùng đường tiểu, bạn có thể đi tiểu bình thường. Nhưng khi thấy bí tiểu thì bạn nên cân nhắc đến lý do có thể bạn đã bị nhiễm trùng đường tiểu. Cách kiểm tra tốt nhất và chính xác nhất là đi khám về tiết niệu.
Nước tiểu đục, có máu hoặc có mùi
Khi thấy dấu hiệu nước tiểu có thể bị đục, kèm theo máu và có thể có mùi khủng khiếp thì chắc chắn bạn đã bị nhiễm trùng đường tiểu. Lúc này không có lý do gì để bạn trì hoãn việc đi khám bệnh càng sớm càng tốt.
Đau bụng và sốt
Triệu chứng này có thể ít gặp hơn, nhưng cũng không nên xem thường và bỏ qua. Bởi khi thấy có dấu hiệu đau bụng, đặc biệt là sốt thì rất có thể bệnh của bạn đã phát triển nhanh và xấu hơn bạn nghĩ.
viem-duong-tiet-nieu-1
Các cách phòng ngừa bệnh viêm đường tiết niệu
– Uống thật nhiều nước: Việc này giúp thải thật nhiều nước tiểu để cùng mang theo mầm bệnh ra ngoài, nhưng với điều kiện là phải bỏ thói quen nhịn tiểu. Nếu không, việc co thắt sẽ khiến mầm bệnh ở trong niệu đạo có cơ hội đi ngược lên.
– Vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục.
– Sau khi đi vệ sinh hãy rửa sạch sẽ từ trước ra sau để tránh tối đa sự tiếp xúc của vi khuẩn có hại.
– Tắm bằng vòi hoa sen thay cho tắm bằng bồn.
– Thường xuyên thay băng khi trong chu kỳ kinh nguyệt, dù có ít hay nhiều.
– Tránh mặc quần áo lót bằng chất liệu tổng hợp và đồ quá chật, sẽ ra nhiều mồ hôi làm gia tăng mầm bệnh tại chỗ.

4 bệnh dễ gặp ở nữ giới hay mặc quần tất.

Theo tiến sĩ Radhika Rible quần tất thường được sản xuất từ hỗn hợp các vật liệu nhân tạo, gồm Spandex và cả nylon, những loại nguyên liệu này giữ ấm và giữ ẩm tốt, nên dễ tạo ra môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn và nấm sinh trưởng và phát triển mạnh.
Vì quần tất thường được bó kín các chất liệu giữ nhiệt và ẩm của quần tất cũng có thể gây ra rắc rối ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, nơi mà phụ nữ toát mồ hôi, kể cả đôi chân. Đặc tính này rất dễ khiến phụ nữ bị nhiễm trùng nấm hoặc nhiễm trùng tiết niệu (UTI), đặc biệt nếu không mặc quần lót cotton bên trong quần tất bó chặt.
Gây kích ứng da
Quần tất hay được mặc bó sát vào da và đó có thể là một nguyên nhân gây ra mụn mà nhiều chị em thường không nghĩ tới. Theo chuyên gia da liễu, tiến sĩ Carlos Charles có giải thích do phụ nữ mặc quần tất liên tục nhất trong những ngày thời tiết nóng lạnh thất thường sẽ làm tuyến mồ hôi đọng lại trên cơ thể suốt một thời gian dài sẽ dẫn tới sự phát triển mạnh mẽ của các vi khuẩn, có thể khiến tình trạng mọc mụn tăng cao. Vì các tuyến mồ hôi của lỗ chân lông không thoát ra được gây ra các bệnh về da.
kích ứng da
Ngoài ra, nhiều chị em phụ nữ cho rằng, không cần phải giặt quần tất thường xuyên, do vậy họ thường mặc đi mặc lại nhiều lần mới giặt. Việc này khiến cho khả năng nhiễm khuẩn hoặc kích ứng da tăng cao sau nhiều lần vì lượng vi khuẩn sinh sôi nảy nở.
Theo khảo sát của trang Women’s Health, chị em phụ nữ có xu hướng trì hoãn việc giặt quần tất tới vài lần mặc hoặc cho đến khi chúng bị bẩn hoặc có mùi hôi. Ngoài ra, nhiều người cũng ngại giặt quần tất thường xuyên vì lo sợ làm hỏng các sợi vải mong manh.
>> Bạn đã biết gì về bệnh phì đại tiền liệt tuyến
Ảnh hưởng đến đường tiết niệu, bàng quang
Tới mùa đông, độ ẩm ngày càng cao, quần tất thường mặc bó sát vào da nên khi nữ giới mặc quần tất quá lâu sẽ khiến cho vùng kín bị khó chịu. Tuy việc mặc các loại quần ôm sát sẽ tạo sự cuốn hút cho người mặc do khoe được các đường cong trên cơ thể nên nhiều chị em vẫn quyết định lựa chọn mà không nghĩ rằng chúng có thể dẫn đến các bệnh về đường tiết niệu, bàng quang.
Theo một số nghiên cứu khoa học tại Anh quốc, người thường xuyên mặc ôm bó chặt rất dễ có nguy cơ bị mắc các bệnh về đường tiết niệu, xoắn buồng trứng, gây suy yếu chức năng của bàng quang.
Mắc bệnh phụ khoa
Âm đạo của phụ nữ thường có khí hư tiết ra, có tác dụng làm ẩm ướt âm đạo, bài tiết những chất thải ra khỏi cơ thể, diệt trừ vi sinh vật gây bệnh, là “tấm lá chắn” bảo vệ sức khỏe phụ nữ. Tuy nhiên, khi chúng  mặc những loại quần tất  có chất liệu bó sát người  sẽ khiến vùng kín không được thông thoáng, vừa bị chèn ép, vừa bị rối loạn tuần hoàn máu và cũng là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn xâm nhập điều này làm cho chúng ta dễ mắc các bệnh phụ khoa.