Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2016

Bị viêm đường tiết niệu ở nữ có gây vô sinh?

Viêm đường tiết niệu là một bệnh lý viêm nhiễm xảy ra ở đường tiết niệu, nguyên nhân chính gây ra bệnh chủ yếu do vi khuẩn, virus. Bệnh không chỉ xảy ra ở các quý ông mà còn xuất hiện ở chị em phụ nữ, đặc biệt là nữ giới đang trong độ tuổi sinh sản.
KHI BỊ VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU CÓ ẢNH HƯỞNG GÌ KHÔNG?
viem-duong-tiet-nieu
Các số liệu thống kê được trích dẫn trong tài liệu y khoa cũng chỉ ra rõ viêm đường tiết niệu ở bé gái nhiều hơn hẳn bé trai với tỷ lệ 5:1. Trung bình có tới 20 – 40% phụ nữ đã từng bị mắc chứng bệnh này ít nhất một lần trong đời. Viêm đường tiết niệu ở nữ có gây vô sinh hay không đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi trong thời gian gần đây.
Theo các chuyên gia, viêm đường tiết niệu là bệnh do vi khuẩn điển hình là E.coli và vi khuẩn gây ra. Ngoài ra, cấu tạo sinh học của hệ tiết niệu cũng như tính chất của nghề nghiệp và lối sống không hợp lý cũng là các nguyên nhân gây ra bệnh. Ở nữ giới, niệu đạo ngắn hơn nam giới, âm đạo và hậu môn khá gần nhau và nằm trên cùng một bình diện, do đó rất dễ bị lây nhiễm bệnh qua các bộ phận sinh dục.
KHÓ CHỊU KHI BỊ VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU
Khi bị mắc bệnh, nữ giới sẽ phải đối mặt với vô số rắc rối. Đầu tiên là các phiền toái xảy ra khi đi tiểu như: Tiểu buốt, Tiểu rắt, đôi khi tiểu ra máu. Sau là các triệu chứng khác đi kèm như nóng, sốt, đau hông, nôn ói,… và theo tùy từng trường hợp.
Viêm đường tiết niệu ở nữ giới tuy rằng chỉ là một bệnh viêm nhiễm thông thường nhưng nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ biến chứng gây viêm đường tiết niệu trên (niệu quản, thận) làm suy giảm đi chức năng của thận, gây viêm thận, , suy thận cấp, nhiễm trùng huyết, áp xe quanh thận …Đó là tình trạng chung.
Trở lại vấn đề hiện đang được các chị em đặc biệt quan tâm đó là: “Viêm đường tiết niệu ở nữ có gây vô sinh”, theo các chuyên gia, viêm đường tiết niệu có thể gây vô sinh ở nữ nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Hoặc nếu có được khám chữa nhưng lựa chọn cơ sở y tế không uy tín, phương pháp điều trị không phù hợp, không đúng người đúng bệnh vẫn không thể đạt được hiệu quả như mong muốn.
viem-duong-tiet-nieu-o-phu-nu-va-tre-em
Sở dĩ viêm đường tiết niệu có thể trở thành nguyên nhân gây vô sinh là bởi khi bệnh kéo dài và biến chứng viêm nhiễm sẽ lan sang những bộ phận lân cận, bịt kín cổ tử cung, tử cung, gây khó khăn trong việc tinh trùng di chuyển vào tử cung gặp trứng. Với chị em đã có thai nhưng trót nhiễm viêm đường tiết niệu sẽ tăng nguy cơ đẻ non, sảy thai, nhiễm trùng sơ sinh…
Sự chủ quan khi gặp phải các dấu hiệu bất thường tại bộ phận sinh dục là tác nhân gây hại nguy hiểm cho chính bạn. Thay vào đó, bạn hãy chủ động hơn trong việc phòng tránh viêm nhiễm, phát hiện và điều trị tại cơ sở chuyên khoa uy tín để giúp sức khỏe sinh sản của chính bản thân mình luôn ở trạng thái hưng phấn, ổn định nhất.

Nhận biết trẻ em bị nhiễm khuẩn tiết niệu

Không ít các trường hợp, nhất là trẻ nhỏ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu mà các bậc cha mẹ không hề hay biết, để được các bác sĩ tìm phương hướng điều trị kịp thời.
Biểu hiện của bệnh
Do bệnh không có các triệu chứng đặc hữu nên những dấu hiệu lâm sàng chỉ có giá trị gợi ý, như:
Các dấu hiệu nhiễm khuẩn ở trẻ: Sốt cao, rét run, toàn thân có biểu hiện nhiễm khuẩn, nhiễm độc. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có trường hợp không có sốt, có thể thấy các biểu hiện như một biểu hiện nhiễm khuẩn huyết: Vàng da, trẻ bị hạ thân nhiệt…
Các dấu hiệu tiểu ít, tiểu buốt, nước tiểu đục cũng có thể gặp.
Khi trẻ bị viêm bàng quang, hay nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới có thể trẻ có các biểu hiện khác thường như: Tiểu rắt, tiểu đau, tiểu rặn. Nhiều trẻ la hét, sợ hãi hoảng hốt khi đái.Khi để ý thấy bàn tay của trẻ khai do trẻ luôn nắm, hoặc nắm kéo dương vật (với bé trai). Có thể trẻ sẽ kêu đau vùng hạ vị.
Nếu trẻ bị bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu trên, ngoài tình trạng nhiễm khuẩn toàn thân trẻ còn có thể bị đau cả vùng thượng thận.
chu-y-voi-viem-duong-tiet-nieu-o-tre-em-gai1
Khi nghi ngờ trẻ bị nhiễm khuẩn tiết niệu
Khi thấy trẻ có những biểu hiện gợi ý, nghi ngờ như đã nêu trên bậc cha mẹ hãy cho bé đến các trung tâm y tế làm xét nghiệm để chẩn đoán chính xác kịp thời của bệnh.
Các bác sĩ, theo từng trường hợp để làm xét nghiệm nước tiểu sẽ có nhiều giá trị trong chẩn đoán nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Khi soi tươi nước tiểu sẽ thấy bạch cầu có trong nước tiểu có chỉ số cao hơn bình thường. Cấy nước tiểu sẽ phát hiện được vi khuẩn gây bệnh. Cũng có thể xét nghiệm nước tiểu nhanh bằng que nhúng để biết thêm thông tin cho chuẩn đoán bệnh.
Siêu âm, chụp X ­ quang sẽ có nhiều ý nghĩa cho việc chẩn đoán nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên và cho trẻ nhỏ dưới một tuổi, hay các loại nhiễm khuẩn đường tiết niệu tái phát.
 Điều trị ra sao?
Đối với những trường hợp viêm bàng quang, hoặc nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới, trẻ sẽ được điều trị ngoại trú tại nhà bằng một trong các loại kháng sinh uống, thời gian điều trị từ 5 – 7 ngày.
Đối với những trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên, tùy vào từng trường hợp bác sĩ sẽ giữ trẻ lại nằm viện để điều trị. Nếu trẻ có tình trạng toàn thân tốt bác sĩ khám có thể sẽ cho trẻ uống kháng sinh và theo dõi. Các trường hợp nặng hơn phải nằm điều trị bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch, hoặc phối hợp kháng sinh.
dieu-tri-viem-duong-tiet-nieu-o-be
Khi phát hiện có các dị dạng, hoặc bất thường ở đường tiểu, như khít, hẹp bao qui đầu (ở bé trai)… thì cần phối hợp các biện pháp điều trị ngoại khoa. Thời gian và liệu trình điều trị phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Các thể nhiễm khuẩn đường tiểu ở trẻ em ­
  • Viêm thận, bể thận hay nhiễm khuẩn đường tiểu trên. Trong trường hợp này ngoài viêm nhiễm ở đường tiểu còn kèm theo viêm mô kẽ thận. ­
  • Viêm bàng quang, hay nhiễm khuẩn đường tiểu dưới. ­
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không có triệu chứng.
>> Quan tâm đến bệnh phì đại tuyến tiền liệt tại đây.

Bị viêm đường tiết niệu người có bầu nên ăn gì?

Khi bị viêm đường tiết niệu bên cạnh việc uống thuốc theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa, các bà bầu cũng cần áp dụng một chế độ ăn uống thật hợp lý và khoa học để giảm sự phát triển của bệnh, bảo vệ sự an toàn cho bé con trong bụng.
Trong thời gian mang thai, nguy cơ bà bầu mắc các bệnh liên quan đến đường tiết niệu là rất cao. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe bà mẹ, mà còn gây ra  sinh non, sinh con nhẹ cân.
Lý giải cho nguyên nhân đó là do bộ máy tiết niệu của bà bầu thay đổi đáng kể trong thai kỳ, điển hình đó là niệu quản giãn nhẹ, xuất hiện triệu chứng trào ngược bàng quang do sức ép của thai nhi gây nên. Hai tình trạng này làm ứ đọng nước tiểu, yếu tố chính tạo thuận lợi cho vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn E.coliphát triển.
viem-duong-tiet-nieu-khi-mang-thai
Các vi khuẩn này sẽ từ vùng hậu môn, âm đạo có được điều kiện thuận lợi xâm nhập vào bàng quang qua niệu đạo, gây ra nhiễm khuẩn.Nếu di chuyển xa hơn nữa, vi khuẩn sẽ gây ra bệnh viêm bàng quang, và nghiêm trọng có thể gây viêm thận, bể thận cấp.
Vì vậy, để điều trị triệt để bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai, ngăn ngừa các nguy cơ tồi tệ hơn, bà bầu cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ và áp dụng các chế độ ăn uống hợp lý.
  1. Viêm đường tiết niệu khi mang thai nên có chế độ ăn như thế nào?
  • Uống thật nhiều nước, khoảng 2-3 lít nước mỗi ngày để cơ thể thanh lọc được bớt chất độc, vi khuẩn có hại đang trú ngụ trong cơ thể.
  • Nạp nhiều thực phẩm giàu vitamin C như ớt chuông, chanh, cam, dâu, ổi…, bởi vi khuẩn gây nhiễm trùng tiết niệu không thể sống trong mội trường giàu tính axit.
  • Bà bầu có thể uống thêm trà thảo dược giúp giải độc cho cơ thể. Gợi ý: Trà gừng, trà bạc hà, trà atisô,…
  • Ăn đủ lượng rau xanh, hoa quả hằng ngày, bởi những thực phẩm này giúp tăng sức đề kháng của cơ thể trước sự tấn công của vi khuẩn.
  • Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn, rất tốt trong việc cân bằng độ pH trong môi trường âm đạo, giúp ngăn ngừa khả năng mắc các bệnh phụ khoa.
  • Thực phẩm giàu vitamin E như dầu ô-liu, quả bơ, đậu phộng, vừng, dầu dừa,… có tác dụng điều tiết chất nhờn ở âm đạo, tránh nguy cơ âm đạo bị khô rát và tổn thương.
tiền liệt tuyến
2/ Bà bầu bị viêm đường tiết niệu không nên ăn gì?
  • Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh.
  • Hạn chế ăn đồ ngọt, quá nhiều chất béo, bởi những món này sẽ làm thay đổi độ cân bằng pH của môi trường trong âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, nảy nở.
  • Không sử dụng thực phẩm chứa chất kích thích như cà phê, đồ uống có gas,…
  • Bỏ ngay thói quen ăn đồ cay, nóng nhiều, đặc biệt không được ăn quá mặn.

Các loại nước uống hỗ trợ trị viêm đường tiết niệu

Các loại nước uống trị viêm đường tiết niệu
Bệnh viêm đường tiết niệu là một bệnh lý thường hay gặp ở mọi lứa tuổi và nhất là trẻ nhỏ. Bệnh nhiễm khuẩn chủ yếu là ở bàng quang và thận, và do nhiều nguyên nhân như do niệu đạo của bé gái ngắn và lỗ tiểu lại gần với hậu môn nên rất dễ bị nhiễm nhiều vi khuẩn từ phân lây sang, cũng như hiện tượng hẹp bao quy đầu ở bé trai khiến cho nước tiểu thường xuyên bị đọng lại gây ra viêm đường tiết niệu. Ngoài ra, việc đóng bỉm không đúng quy cách hoặc có các dị tật bẩm sinh ở đường tiểu cũng là nguyên nhân gây ra viêm đường tiết niệu ở trẻ. Xin giới thiệu một số loại nước uống tốt cho trẻ mắc bị mắc bệnh viêm đường tiết niệu để các bậc cha mẹ áp dụng khi cần thiết.
thuoc-chua-viem-duong-tiet-nieu-o-nam-gioi1
Nước rau dền cơm
Chúng ta dùng rau dền cơm kết hợp lá mã đề, thêm cam thảo đất giã nhỏ lọc bằng nước đun sôi để nguội, lấy 100ml nước đặc chia làm 2 lần uống trong ngày và uống liên tục 3 ngày.Sẽ giúp trẻ giảm sốt và giảm đau do viêm đường viết niệu gây ra.
Nước rau má
Dùng rau má nhặt kỹ, rửa sạch xay nhỏ, ép thành nước, mía đỏ ép lấy nước kết hợp với nước rau má quấy đều, chia ra 2 lần uống trong ngày và sử dụng liên tục trong 2 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Nước rau ngô
Dùng râu ngô và lá mã đề rửa sạch, cho thêm vào nồi 300ml nước đun sôi sau 20 phút thì chắt lấy 150ml nước đặc, cho đường vào quấy đều, chia 3 lần uống trong ngày vào lúc đói. Sử dụng trong 3 ngày liên tục để đạt được hiệu quả cao nhất.
Nước vỏ dưa hấu
Lấy vỏ dưa hấu rửa sạch rồi đem thái nhỏ kết hợp với rễ cỏ tranh nhặt kỹ rửa sạch cắt nhỏ, mía đỏ để cả vỏ chẻ nhỏ. Tất cả cho vào nồi rồi thêm 300ml nước đun sôi, chắt lấy khoảng 150ml nước đặc, chia ra ngày uống 3 lần. Sử dụng liên tiếp 2 ngày, giúp lợi tiểu và giảm sốt do viêm đường tiết niệu gây nên.
Nước dứa
Dứa xanh chọn quả gần chín, đem nướng đều trên lửa khoảng 1 – 2 phút, lau sạch, ép lấy nước pha với 10g đường phèn, chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống liền 3 ngày.
nước dứa chữa viêm đường tiết niệu
Nước đậu xanh
Đậu xanh còn vỏ vo sạch, cho vào nồi thêm 300ml nước đun thật kỹ, chắt lấy 150ml nước cô đặc pha vào 10g đường phèn, chia 3 lần uống trong ngày. Đậu xanh có tác dụng giải nhiệt hiệu quả, giúp giảm sốt, giảm đau do viêm đường tiết niệu gây nên. Chúng ta nên uống liên tục 3 ngày để mang lại hiệu quả cao nhất.
Để phòng viêm đường tiết niệu ở trẻ, cha mẹ cần quan tâm vệ sinh sạch sẽ cho trẻ. Khi lau rửa hậu môn, cần rửa từ trước ra sau, tránh đưa vi khuẩn từ hậu môn sang đường tiểu, đóng bỉm cho trẻ đúng cách. Nếu trẻ bị đái dầm hay hẹp bao quy đầu ở bé trai, dị tật bẩm sinh đường tiết niệu cần điều trị sớm. Khi trẻ sốt kéo dài không rõ nguyên nhân, ăn, ngủ, chơi kém, cần cho trẻ đi khám bệnh bởi vì nhiều trường hợp trẻ sốt không rõ nguyên nhân chính lại do viêm đường tiết niệu.

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2016

Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ

Viêm đường tiết niệu là một bệnh lý viêm nhiễm ở hệ tiết niệu bao gồm có: thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo. Bệnh không chỉ gặp ở người lớn, viêm đường tiết niệu ở trẻ em cũng chiếm một tỉ lệ khá cao. Các biểu hiện, triệu chứng của viêm đường tiết niệu ở trẻ em cũng rất đa dạng, khó có thể nhận biết nên các bậc cha mẹ  cũng cần hết sức lưu ý. Trẻ em nếu bị viêm đường tiết niệu mà không phát hiện và  được điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ để lại các di chứng và biến chứng rất nguy hiểm.
Nguyên nhân viêm đường tiết niệu ở trẻ em
Theo các chuyên gia đầu ngành nghiên cứu hệ tiết liệu cho rằng: Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ em. Nhưng nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn Ecoli và có thể là do một số kí sinh trùng hoặc do vi khuẩn, virus khác gây nên. Những tác nhân này có rất nhiều trong phân của người, và phân bố khắp nơi, rất dễ gây bệnh nếu như vệ sinh không tốt.
– Ở bé gái: Do cấu tạo sinh lý nên lỗ niệu đạo ngắn hơn, lỗ tiểu tiện lại rất gần với hậu môn nên sẽ rất dễ bị viêm nhiễm.
– Ở bé trai: Có thể do một số dị dạng ở đường tiểu tiện như hiện tượng hẹp, dài bao quy đầu, làm cho một lượng nước tiểu đọng lại gây viêm đường tiết niệu ngược dòng.
viêm đường tiết niệu ở trẻ
– Ở trẻ nhỏ, việc sử dụng bỉm mà không đúng cách nhất là mỗi khi có cả phân lẫn với nước tiểu sẽ làm tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
– Với một số trẻ em (đặc biệt là những trẻ ở vùng quê), việc các bé hay ngồi bệt xuống nền đất, lau rửa sau khi đi vệ sinh không được sạch sẽ đúng cách sẽ làm vi khuẩn xâm nhập vào đường tiểu ngược dòng (từ niệu đạo đi lên bàng quang, niệu quản và cả thận) gây ra nhiễm khuẩn đường tiểu.
Biểu hiện viêm đường tiết niệu ở trẻ em
Các chuyên gia cũng cho biết: Tùy theo các độ tuổi khác nhau mà có biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm đường tiết niệu sẽ khác nhau, càng nhỏ tuổi thì triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu càng khó phát hiện.
– Bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ có thể bắt đầu chỉ là sốt nhẹ, hoặc sốt kéo dài, có khi sốt cao, cũng có khoảng 10-15 % bé không sốt mà thân nhiệt lại giảm.
trẻ biếng ăn, quấy khóc
– Trẻ khuấy khóc nhiều, kém chơi, biếng ăn, nôn hoặc tiêu chảy bất thường, kéo dài không rõ nguyên nhân.
– Đau khi đi tiểu, có thể tiểu dắt, tiểu buốt, đi tiểu nhiều lần trong khoảng một thời gian ngắn. Trẻ càng lớn thì hiện tượng này càng rõ nét hơn do trẻ nhận thức được.
– Nước tiểu có thể bị đục, có mùi khai nồng khi trẻ bị viêm đường tiểu.

Mẹo trị bệnh viêm đường tiết niệu cho phụ nữ sau sinh

Phụ nữ sau khi sinh thường hay đối mặt với các chứng bệnh táo bón, xương khớp, chảy máu âm hộ… và có cả viêm đường tiết niệu. Bệnh viêm đường tiết niệu không những gây ra nhiều phiền toái, khó chịu trong sinh hoạt đời thường mà nó còn là nỗi khổ khó có thể dãi bày. Trong đó việc dùng thuốc chữa trị cũng là một trở ngại đối với phụ nữ. Chính vì thế một vài mẹo dưới đây sẽ giúp bạn tránh được phiền toái của bệnh viêm đường tiết niệu gây ra.
Viêm đường tiết niệu với các triệu chứng cơ bản như: Tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu đục, nước tiểu có mùi hôi… là bệnh thường xuyên gặp ở phụ nữ. Nguyên nhân là do bộ phận sinh dục của nữ có niệu đạo rất ngắn và lại gần với hậu môn, khiến vi khuẩn E.coli (thủ phạm của 80% các trường hợp viêm đường tiết niệu) dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.
cach-dieu-tri-benh-viem-duong-tiet-nieu-o-nu-gioi
Ở phụ nữ sau khi sinh, do quá trình sử dụng băng vệ sinh dài ngày đã tạo ra môi trường vô cùng thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo (ống trong bàng quang để dẫn nước tiểu) và vào bàng quang. Khi vi khuẩn đã phát triển mạnh, sẽ gây ra nhiễm trùng nhanh chóng. Đôi khi, các vi khuẩn có hại còn xuất phát từ khu vực hậu môn lên đường niệu đạo và lan dần các tuyến trên.
Ai cũng biết để loại bỏ các yếu tố gây ra bệnh thì nguyên tắc chính là phải dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, điều mà các chị em lo lắng chính là các loại thuốc này ít nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến con nhỏ, nhất là khi đang trong thời kỳ cho con bú. Ngoài ra, những loại kháng sinh được các hiệu thuốc sử dụng cho bệnh nhân viêm đường tiết niệu chủ yếu là kháng sinh khá nặng, có nhiều tác dụng phụ. Khi sử dụng thuốc có khá nhiều người thấy vô cùng mệt mỏi, mà đang trong giai đoạn “mẹ ăn gì con bú nấy”.
Vì vậy, các bà mẹ thường tự chịu đựng những khó chịu của bệnh như đau, rát khi đi tiểu, sợ hãi không dám đi tiểu … còn hơn là để ảnh hưởng đến đứa con thân yêu.
Để trị được bệnh viêm đường tiết niệu, các bà mẹ có thể không cần phải dùng đến thuốc kháng sinh mà có thể thực hiện theo một số mẹo dưới đây:
– Vi khuẩn gây bệnh xâm nhập ngược dòng nước tiểu, từ lỗ tiểu vào niệu đạo và bàng quang. Do đó, chỉ cần uống thật nhiều nước, quá trình đi tiểu liên tục sẽ giúp “xả sạch” vi khuẩn dần dần ra khỏi đường niệu mà không cần dùng đến thuốc ở những trường hợp viêm nhẹ.
– Một số phương pháp từ thiên nhiên
+ Nước rau dền cơm: rau dền cơm 50g (nếu khô thì 20g), lá mã đề 30g (khô 15g), cam thảo đất 10g (khô 5g).
Với các nguyên liệu này, các bạn có thể thực hiện theo 2 cách. Cách 1 là bạn lấy nguyên liệu tươi, rửa sạch, giã nhỏ lọc bằng nước đun sôi để nguội, lấy nước đặc chia 2 lần uống trong ngày, uống liền 3 ngày. Nếu dùng lá khô thì đun lấy nước đặc, chia 3 lần uống trong ngày. Uống liền 3 ngày.
+ Nước râu ngô: râu ngô 50g, lá mã đề 30g, đường trắng 20g. Râu ngô, lá mã đề rửa sạch, cho vào nồi thêm nước đun sôi kỹ, cho đường vào quấy đều, chia 3 lần uống trong ngày lúc đói. Uống liền 3 ngày.
+ Nước dứa: dứa xanh 1 quả, đường phèn 10g. Dứa xanh chọn quả gần chín, nướng trên lửa khoảng 1-2 phút, lau sạch, ép lấy nước, cho đường phèn vào quấy đều, chia 3 lần uống trong ngày. Uống liền 3 ngày.
viêm đường tiết niệu
+ Râu ngô, rau má, mã đề, ý dĩ, sài đất 8 – 10g. Nấu sôi trong 1 lít nước, chia ra uống trong ngày, uống liền 1 tuần.
+ Bài Rau má 10g, bồ công anh 20g, mã đề 16g, thài lài tía, chi tử, râu ngô, mộc thông, cam thảo dây, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang; chữa viêm đường tiểu, tiểu tiện không thông.
– Một số món ăn trị viêm đường tiết niệu
+ Cháo hạt dành dành:Nguyên liệu: Đậu xanh 60g, Hạt dành dành 20g, đậu đen 60g, gạo 100g, đường phèn vừa đủ.
Cho hạt dành dành vào nồi thêm nước đun sôi thật kỹ, chắt lấy nước. Rồi bỏ đậu xanh, đậu đen, gạo vo sạch vào nước hạt dành dành nấu cháo, khi cháo chín cho đường phèn vào quấy đều, đến lúc cháo sôi lại là được. Ngày chia 2 lần ăn lúc đói. Cần ăn liền 3 ngày.
+ Cháo chim sẻ: Nguyên liệu: Gạo nếp 100g, Chim sẻ 5 con, hành tươi 20g, gia vị các loại.
Chim sẻ làm thật sạch, bỏ hết nội tạng, ướp đầy đủ gia vị khoảng 30 phút. Hành rửa sạch thái nhỏ. Bỏ gạo nếp cho vào nồi thêm nước ninh thật nhừ, rồi cho chim sẻ vào ninh tiếp. Khi cháo chín thì cho gia vị và hành vào. Chia 2 lần ăn trong ngày. Ăn liền 3 ngày sẽ thấy hiệu quả.

10 bài thuốc trị bệnh viêm đường tiết niệu

Tình dục không điều độ, hay giận dữ, ăn uống không khoa học… cũng là một trong các tác nhân gây ra bệnh viêm đường tiết niệu.
Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm sàng trong Đông y. Nguyên nhân của bệnh chủ yếu là do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, dẫn tới gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, tình dục không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học… khiến cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa bị hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt. Thấp nhiệt tích tụ lâu ngày kết lại ở hạ tiêu làm nước tiểu sẫm, đỏ, tiểu tiện khó khăn, đau buốt. Xin giới thiệu một số bài thuốc nam thông dụng.
Bài 1: Tiểu tiện khó khăn, tiểu buốt nhỏ giọt, tiểu dắt do nhiệt gây ra dùng biển súc 16g, hải kim sa (bòng bong) 10g, cam thảo 6g, bông mã đề 10g, sắc uống  hàng ngày hoặc biển súc 16g độc vị uống ngày 1 thang.
Bài 2: Chữa viêm bàng quang dùng long đởm thảo 10g, chi tử 10g, hoàng cầm 10g, trạch tả 10g , đương quy 10g, mộc thông 10g, xa tiền tử 10g, sài hồ bắc 10g, sinh địa 12g, cam thảo 4g. Trong trường hợp thủy thũng đi tiểu khó dùng mã xỉ hiện (rau sam tươi) 50g, hoàng bá 10g, biển súc 30g sắc uống ngày 1 thang.
chua-benh-viem-duong-tiet-nieu-bang-thuoc-nam-01
Bài 3: Nếu viêm bàng quang, viêm niệu đạo, tiểu buốt, tiểu nóng dùng biển súc 16g, mộc thông 6g, mã đề 10g, hoạt thạch 8g. Hoặc bạch mao căn 12g, chi tử 12g, cam thảo 4 g, Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 4: Nếu gặp trường hợp đái ra dưỡng chấp dùng biển súc tươi 60g, sinh khương 8g, thêm hai quả trứng gà, sắc uống mỗi ngày 1 thang liên tục 20 ngày. Hoặc dùng  cây dừa nước 100-200g khô, thêm chút cam thảo sắc uống thay nước hàng ngày.
Bài 5: Nếu bị nhiễm khuẩn đường niệu, viêm bàng quang kèm theo bí tiểu do thấp nhiệt dùng râu diếp cá tươi 60g (nếu khô 20g), kim tiền thảo 30g, hạt mã đề 15g, sắc uống hoặc dùng cây trầu nước (hàm ếch) cả cây, sắc uống hàng ngày.
Bài 6: Chữa các bệnh tiết niệu do nhiệt gây ra dùng cụm hoa mào gà 15g, biển súc 15g, thài lài 30g hoặc thấp nhiệt đi tiểu khó khăn, nhỏ giọt, nước tiểu đục, phải thông lâm hóa trọc dùng tỳ giải 10g, ích trí nhân 10g, thạch xương bồ 10g, cam thảo 6g, ô dược 6g, sắc uống ngày 1 thang.
Bài 7: Nếu viêm đường tiết niệu đái buốt, đái dắt dùng hải kim sa 30g, hoạt thạch 30g, ngọn cành cam thảo 10g, tán thành bột mịn, ngày uống 6g với nước sắc 10g mạch môn.
Trường hợp tiểu tiện khó dùng rễ cối xay 30g, rễ cây ngái 30g, rễ cỏ xước 20g, bông mã đề 20g, thổ phục linh 50g, sắc uống ngày 1 thang.
 Bài 8: Chữa đái buốt, đái đục dùng vỏ rễ cây duối, rễ cây nhót rừng mỗi thứ 20g, sao vàng, sắc uống ngày 1 thang. Nếu kèm theo đái dắt nước tiểu vàng đỏ, có cặn, sỏi dùng bạch mao căn 30g, râu ngô 30g, bông mã đề 30g, cỏ nhọ nồi 20g, sắc uống ngày 1 tháng.
bai-thuoc-dong-y-chua-mat-ngu(3)
Bài 9: Trường hợp viêm tiết niệu đái ra máu dùng bạch mao căn 30g, rễ cây đại kế 15g hoặc có thể dùng cỏ nhọ nồi 30g, bông mã đề 30g. Nếu kèm theo có sỏi đường tiết niệu dùng cỏ nhọ nồi 20g, sinh địa 20g, lá tre 20g, mộc thông 16g, cam thảo đất 16g, sắc uống ngày 1 thang.
Bài 10: Nếu tiểu ra máu, đau buốt, nhỏ giọt do thấp nhiệt dùng địa phu tử (cây chổi xuể) 10g, phục linh 10g, đông quỳ tử 10g, tri mẫu 10g, thông thảo 6g, cỏ lá tre 10g, hoàng bá 6g, cam thảo 6g, sắc uống ngày 1 thang.