Thứ Tư, 18 tháng 5, 2016

Bệnh viêm đường tiết niệu ở nam giới gây tác hại gì

Bệnh viêm đường tiết niệu ở nam giới là căn bệnh xảy ra khá phổ biến mà nguyên nhân chính có thể do các vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục, do các vi trùng gây nhiễm trùng qua đường tiểu hoặc do những thói quen sinh hoạt chưa khoa học. Bệnh viêm đường tiết niệu ở nam giới có thể gây ra nhiều tác hại lớn đối với sức khỏe nam giới. Dưới đây là một số tác hại thường thấy do bệnh viêm đường tiết niệu gây ra.
Ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt tình dục
Bệnh viêm đường tiết niệu khiến cho người bị bệnh xuất hiện các triệu chứng như tiểu nhiều, tiểu buốt. Một số trường hợp viêm nhiễm còn lây lan ra bộ phận sinh dục nam giới gây đau rát, sưng ở dương vật. Điều này gây ra ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh hoạt tình dục của nam giới, làm giảm đi chất lượng cuộc sống cũng như hạnh phúc gia đình.

Nguy cơ hình thành ra nhiều bệnh khác nhau
Khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu mà không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ làm cho các vi khuẩn lây lan vào hệ thống bài tiết và gây ra các bệnh ở niệu đạo, tuyến tiền liệt, ống dẫn tinh, tinh hoàn, bàng quang, và một số bộ phận khác
Có thể dẫn đến suy thận mãn tính
Khi bị mắc chứng viêm đường tiết niệu mà người bệnh quá chủ quan không đi thăm khám và điều trị bệnh thì bệnh sẽ gây biến chứng nặng nề. Bệnh chuyển sang mãn tính và viêm nhiễm ngược dòng lên thận và còn có thể gây ra suy thận mãn tính.
Gây vô sinh ở nam giới
Tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu, trong đó phải kể đến bệnh viêm niệu đạo. Khi bị viêm niệu đạo kéo dài sẽ gây ra viêm tuyến tiền liệt làm ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng, chất lượng cũng như sự hoạt động của tinh trùng. Lâu ngày không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến vô sinh ở nam giới.

Cảnh báo mắc các bệnh lây truyền khi quan hệ tình dục
Viêm đường tiết niệu cũng là bệnh cảnh báo cho nam giới biết về khả năng mắc các loại bệnh hay lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm như lậu, sùi mào gà, nhiễm khuẩn Chlamydia…Đây là những chứng bệnh có mức độ nguy hiểm cao, đe dọa đến sức khỏe sinh sản cũng như đến tính mạng của người mắc bệnh.
Lời khuyên của các bác sĩ: Để ngăn chặn những tác hại của viêm đường tiết niệu gây ra, nam giới cần chú ý các triệu chứng lâm sàng và đến các cơ sở y tế chuyên khoa để các bác sĩ tiến hành xét nghiệm đặc hiệu tìm ra nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời. Việc phát hiện và điều trị sớm viêm đường tiết niệu là biện pháp hàng đầu ngăn ngừa những nguy hại mà bệnh có thể gây ra, đồng thời tiết kiệm thời gian và chi phí trong điều trị.

Viêm đường tiết niệu khi mang thai có nguy hiểm và cách chữa trị

Bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai chẳng may mắc phải có nguy hiểm và cách chữa trị thế nào để an toàn hiệu quả nhất mẹ bầu nên biết. Vì phụ nữ khi mang thai thường có nguy cơ bị mắc căn bệnh viêm đường tiết niệu là khá cao do rất nhiều nguyên nhân khác nhau mà tỉ lệ cao nhất là do khối lượng của tử cung lớn lên và chèn ép vào niệu quản làm giãn đài bể thận.Nếu sản phụ mắc phải bệnh này, thường sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình mang thai, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nguy hiểm tới cả sản phụ và thai nhi. Để nắm bắt rõ hơn về bệnh này và các cách phòng ngừa hiệu quả, hãy tham khảo bài viết dưới đây:
Nguyên nhân gây ra viêm đường tiết niệu khi mang thai

Khi mang thai, vì bàng quang của thai phụ bị thai nhi chèn ép, nên không kiểm soát được việc tiểu tiện dẫn đến việc ứ đọng nước tiểu, tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Sau khi xâm nhập, vi khuẩn sẽ sinh sôi và phát triển, gây ra bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu. Với phụ nữ khi mang thai, bệnh thường xảy ra vào đầu tháng thứ tư của thai nhi. Do các triệu chứng khởi phát của bệnh không rõ ràng nên nhiều chị em thường hay nhầm lẫn với những dấu hiệu của người mang thai ở thời kỳ đầu.
Triệu chứng của viêm đường tiết niệu khi mang thai
  • Đau buốt và nóng rát khi đi tiểu tiện.
  • Hay đ tiểu nhiều lần trong ngày.
  • Đau xương chậu, đau bụng và lưng.
  • Buồn nôn, nôn ói, thường hay bị nhầm với ốm nghén.
  • Run người, ớn lạnh, nóng sốt đổ mồ hôi.
Theo đó, viêm đường tiết niệu được chia thành 3 thể khác nhau tùy thuộc mức độ nặng nhẹ.
  • Thể nhiễm khuẩn: Khi vi khuẩn đã xâm nhập và phát triển ở niệu đạo. Không có các triệu chứng rõ ràng, gây khó phát hiện, có thể gây viêm thận, hoặc bể thận nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
  • Thể viêm bàng quang: Khi vi khuẩn đã bắt đầu phát triển mạnh và lan rộng ra. Thai phụ thường có cảm giác đau buốt khi đi tiểu, bí tiểu hoặc tiểu nhiều, có thể tiểu ra máu,…
  • Viêm thận, bể thận cấp: Đây là thể nặng nhất khi bị viêm đường tiết niệu. Cùng với các triệu chứng được nêu ở trên, người bệnh con bị sốt cao, tim đập nhanh, rét run, mệt mỏi, nôn ói,… khi đó cơ thể thai phụ dễ bị suy nhược nhanh dẫn tới suy hô hấp, suy tuần hoàn gây suy thai và có thể gây ra sinh non.

Cách phòng bệnh và điều trị cho bà bầu
  • Cách tốt nhất để phát hiện và phòng ngừa viêm đường tiết niệu là thường xuyên kiểm tra nước tiểu khi đi khám thai. Ngay trong lần khám thai đầu tiên, thai phụ nên yêu cầu làm xét nghiệm nước tiểu để xác định có bị nhiễm khuẩn tiết niệu hay không.
  • Thai phụ cũng nên sử dụng các loại nước trái cây tốt cho sức khỏe và có tác dụng lợi tiểu. Khi muốn đi tiểu cần đi ngay, không nên nín nhịn lâu sẽ dẫn tới những nguy cơ có hại cho hệ bài tiết, gây nguy hiểm cho bàng quang, thận,… Ngoài ra, cần vệ sinh sạch sẽ cơ thể, các cơ quan tiết niệu hàng ngày để không cho vi khuẩn có cơ hội sinh sôi, phát triển.
  • Nếu chẳng may mắc bệnh, đối với các thể nhẹ như nhiễm khuẩn đường tiết niệu hay viêm bàng quan, bạn có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Sau khi điều trị, cần xét nghiệm lại để có kết quả chính xác. Đối với thể viêm thận, bể thận cấp, thai phụ cần được nhập viện để điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Sau khi điều trị khỏi, bạn vẫn nên làm các xét nghiệm nước tiểu đề phòng bệnh tái phát.
>> Những điều cần biết về bệnh phì đại tuyến tiền liệt.

6 loại đồ uống cho người bị viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là một bệnh lý thường gặp hiện nay. Theo Đông y thì viêm đường tiết niệu thuộc phạm vi chứng “ngũ lâm”. Khi bị viêm đường tiết niệu người bệnh thường có các triệu chứng khác thường như: đi tiểu nhiều lần, tiểu dắt buốt, bí tiểu, muốn tiểu nhưng không tiểu được hoặc tiểu không hết, nước tiểu có màu sậm hoặc có máu, đau vùng bụng dưới từng cơn… Theo Đông y thì nguyên nhân  chính gây ra bệnh viêm đường tiết niệu đó là do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân như phòng lao quá độ, tình dục không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học… làm giảm chính khí quá mức.

Sau đây là một vài bài trà thuốc có tác dụng rất tốt để chữa viêm đường tiết niệu xin được chia sẻ với các bạn đọc.
Bài 1: Loại trà này là sự kết hợp của trà, hải kim sa, vị ngọt mát của cam thảo và vài lát gừng tươi. Nó có tác dụng rất tốt như thanh nhiệt thông lâm, lợi tiểu tiêu trướng, dùng để đặc trị chữa tiểu không thông, đái dắt, vùng bụng dưới đau tức.
Cách pha trà: Cho 30g hải kim sa tán thành bột, 15g trà. Mỗi lần pha lấy khoảng 9g bột thêm một ít gừng và cam thảo nấu nước uống. Ngày dùng khoảng 2-3 lần.
Bài 2: Sự kết hợp giữa công dụng của hạt ích mẫu với chè sẽ cho bạn một ly trà thơm ngon. Không những vậy nó còn có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, thông lâm, trị tiểu đục, tiểu ra máu, tiểu dắt, nóng buốt.
Cách pha chế: lấy 6-9 g mỗi loại hạt ích mẫu và chè(búp) vào nồi, đổ khoảng 600ml nước đun sôi trong 20 phút là được. Bệnh nhân nên uống ngày 2 lần pha, uống nóng lúc đói.
Bài 3: Nguyên liệu bao gồm: 5g chè xanh, 30-60g kim tiền thảo, 30-60g râu ngô hay còn gọi là ngọc mễ tu.
Cách pha: Cho tất 3 vị trên vào nồi đổ ngập nước rồi đun sôi tầm 10-15 phút. Sau đó chắt lấy nước đầu rồi lại đổ nước vào đun tiếp để lấy nước thứ hai. Hợp hai thứ nước lại uống dần trong ngày. Ngoài ra nếu muốn tiện hơn bạn có thể tán 3 vị trên thành bột nhỏ, khi nào cần uống thì đổ vào ấm hãm khoảng 20 phút là được.
Công dụng: Loại trà này vừa có công dụng thanh nhiệt hóa thấp vừa có tác dụng lợi niệu bài sỏi. Được dùng cho các trường hợp chữa niệu đạo, sỏi thận, sỏi túi mật.
Bài 4: Loại trà này là sự kết hợp từ 3 loại thảo dược với mật ong. Nó có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, lợi niệu tiêu thũng, mát máu giải độc dùng để chữa viêm niệu đạo, viêm thận, viêm bàng quang.
Cách pha chế: Chuẩn bị 15g cỏ seo gà, 45g ngải cứu (lấy cả rễ), 15g bạch mao căn. Tất cả trộn đều rồi cho vào nồi đun sôi tầm 15-20 phút. Sau đó lấy nước cốt hòa với 1 chút mật ong uống lúc nóng. Mỗi ngày cần uống 1 thang và chia ra làm 2 lần uống.

Bài 5: Các bạn cũng có thể sử dụng loại trà sau đây để có thể hỗ trợ điều trị bệnh viêm đường tiết niệu. Bài thuốc này được Đông y lưu truyền từ lâu và có kết quả khá tốt.
Hải kim sa 15g, chè 5g, cỏ seo gà 30g, dây mướp đắng 15g. Hải kim sa, cỏ seo gà, dây mướp đắng cho vào nồi, đổ khoảng 1 lít nước đun sôi trong vòng 15 – 20 phút,  rồi cho chè vào để sôi tiếp 2 phút là dùng được. Uống ngày 1 thang, uống dần. Hoặc có thể cho cả 4 vị tán thành bột, rồi cho vào ấm pha nước sôi hãm 15 phút là dùng được.
Công dụng: thanh nhiệt lợi thấp, tiêu viêm, giải độc. Chữa các chứng viêm đường tiết niệu, viêm thận thủy thũng và sỏi niệu đạo.
Bài 6: Loại trà này là sự kết hợp giữa vỏ trắng rễ của cây liễu, nụ hoa hòe và đường trắng. Có tác dụng rất tốt như: Thanh nhiệt lợi thấp, chữa tiểu tiện bí, đi tiểu buốt. Nhưng để phát huy hết công dụng khi sử dụng loại trà này người bệnh phải kiêng không được sử dụng rượu và các chất cay nóng. Người bị chứng hư hàn hoặc âm hư có nhiệt thì tuyệt đối không được dùng.
Cách pha chế: Dùng 60g vỏ trắng rễ cây liễu, 30g nụ hoa hòe cho vào nồi cùng 1500ml nước đun sôi, đến khi cạn còn 50ml nước thì hòa vào một lượng đường vừa đủ đun sôi kỹ lại.
Người bệnh dùng 1 ngày 1 thang thay trà uống hằng ngày.

Chữa viêm đường tiết niệu bằng cách dùng thuốc nam

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý có thể xảy ra với mọi đối tượng và ở mọi độ tuổi. Bệnh thường lây lan phát triển mạnh vào mùa hè do thời tiết nóng ẩm cao tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm sinh sôi nảy nở và gây bệnh. Khi bị viêm đường tiết niệu thường sẽ làm người bệnh cảm thấy đau rát, tiểu khó,.. trường hợp nặng có thể có biểu hiện tiểu ra máu, bí tiểu. Sau đây là một số bài thuốc nam chữa bệnh viêm đường tiết niệu rất hiệu quả mà các bạn cần lưu tâm.
Có rất nhiều cách chữa viêm đường tiết niệu khác nhau, trong khi đó chữa viêm đường tiết niệu bằng thuốc nam lại có nhiều ưu điểm hơn hẳn. Nam Y là dùng các loại thảo dược lành tính để tiêu diệt các vi khuẩn. Vi khuẩn gây ra bệnh viêm đường tiết niệu chính là vi khuẩn nấm E. coli.

Viêm đường tiết niệu còn gây ra các triệu chứng như: chứng vàng da, nước tiểu đục hay kém ăn. Vậy nên khi có các triệu chứng tiểu rát, tiểu khó, tiểu nhiều lần,  thì cần kịp thời đi khám bác sĩ ngay.
Sau đây, mời các bạn cùng tham khảo các bài thuốc nam chữa viêm đường tiết niệu đơn giản tại nhà:
  • Bài thuốc 1: Chọn 5-7 búp măng tre loại nhỏ, cam thảo đất, râu ngô (bắp), mã đề, rễ cỏ tranh. Tất cả đem rửa sạch và sắc lấy nước uống hàng ngày, uống vào lúc cảm thấy khát. Bài thuốc này có tác dụng cho lợi tiểu, điều hòa việc tiểu tiện, và giảm đau rát cho người bị bệnh.
  • Bài thuốc 2: Chọn lấy các lá bạc sau non, rửa sạch, chấm muối ăn mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần ăn từ 5-7 lá.
  • Bài thuốc 3: Sử dụng lá nhọ nồi và nước dừa tươi. Đem một nắm lá nhọ nồi rửa sạch, giã hoặc say nhuyễn lấy nước rồi trộn chung với nước dừa tươi uống ngày 2 lần đến khi khỏi bệnh.
  • Bài thuốc 4: Chọn một nắm lá rau ngót to, rửa sạch, giã hoặc say nhuyễn lấy nước đem phơi sương một đêm. Ngày uống 2-3 lần, sẽ thấy tác dụng hiệu quả sau vài ngày
  • Bài thuốc 5: Chọn rau má ta, lá mã đề, mía đem ép lấy nước uống khoảng 5-7 ngày liên tục.
  • Bài thuốc 6: Lấy lá sen, rau dừa nước, rau húng tươi trộn với nhau rồi giã nhuyễn dùng làm nước uống hàng ngày.
  • Bài thuốc 7: Chọn dành dành 3-5 quả, cam thảo đất, rễ cỏ tranh đêm sắc uống 5-7 ngày liên tục.
  • Bài thuốc 8: Lựa kim ngân, rễ cỏ tranh, hạt mã đề, gỗ vang đem sắc uống hàng ngày.

Chữa bệnh viêm đường tiết niệu bằng cách dùng thuốc nam là biện pháp an toàn và hiệu quả nhất trong các phương pháp chữa bệnh hiện nay. Thuốc nam sử dụng các loại dược liệu có trong tự nhiên lành tính, có tác dụng chữa bệnh, diệt khuẩn. Khi chữa viêm đường tiết niệu bằng thuốc nam, người bệnh sẽ không lo về tác dụng phụ cũng như các bệnh về gan, thận, dạ dày. Hơn nữa, chữa bệnh bằng thuốc nam mang lại hiệu quả lâu dài, ít tái phát, thuốc nam cũng chữa trị dứt điểm được nguồn cơn gây bệnh.

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2016

Vì sao dễ bị bệnh viêm đường tiết niệu

Theo một số nghiên cứu mới công bố, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra lý do vì sao một số người lại rất dễ bị viêm đường tiết niệu. Phát hiện đó có thể sẽ giúp các bác sĩ tìm ra những phương pháp điều trị căn bệnh này hiệu quả hơn.
Nghiên cứu do các nhóm khoa học tại Đại học Washington University School of Medicine ở thành phố St. Louis, bang Missouri (Mỹ) thực hiện.
Những phát hiện rất thú vị trong nghiên cứu có thể sẽ hỗ trợ tích cực quá trình điều trị bệnh viêm đường tiết niệu, một trong các loại bệnh viêm, nhiễm trùng trong do vi khuẩn phổ biến nhất thế giới.
Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu thường là do vi khuẩn Escherichia coli gây nên. Có các triệu chứng thường gặp như là đau hay bỏng rát khi đi tiểu, tiểu nhiều và đau vùng bụng dưới. Hiện nay, y học thường dùng các loại kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn và điều trị bệnh này.

Tuy nhiên, khả năng kháng thuốc của các vi khuẩn ngày càng cao khiến các nhà khoa học phải tìm kiếm ra một biện pháp điều trị thay thế.
“Trong một thời gian dài, chúng ta cũng có thể điều trị bệnh bằng những loại  thuốc kháng sinh giá rẻ và cho hiệu quả khá tốt. Nhưng trong khoảng 10 đến 15 năm nay, chúng ta thấy các vi khuẩn có khả năng kháng rất nhiều loại thuốc điều trị”, giáo sư Jeffrey Henderson, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, cho biết.
Nhóm của ông quyết định nghiên cứu để tìm ra được cơ chế tự nhiên mà cơ thể có thể chống lại bệnh này. Họ đã nuôi loại vi khuẩn gây bệnh Escherichia coli trong nước tiểu của những một người khỏe mạnh. Sau đó, nhóm nghiên cứu chia nước tiểu ra làm 2 mẫu, mẫu có vi khuẩn sinh sôi và mẫu có vi khuẩn không sinh sôi.
Mẫu nước tiểu gây ức chế sự phát triển của vi khuẩn cho thấy được khả năng hoạt động mạnh hơn của một loại protein, đó là siderocalin. Loại protein này gây hạn chế sắt trong nước tiểu, thứ cần thiết để vi khuẩn phát triển.
Trước đây, các nhà khoa học nhầm tưởng rằng nước tiểu có độ axit cao sẽ hạn chế  được sự phát triển của vi khuẩn. Nhưng theo nghiên cứu lại chỉ ra rằng nước tiểu có độ axit thấp hơn sẽ tạo điều kiện cho protein siderocalin hoạt động tốt hơn, từ đó hạn chế được số lượng vi khuẩn.
Khi nắm được cơ chế này, giáo sư Henderson cho rằng chúng ta có thể điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn Escherichia coli gây viêm đường tiết niệu.
Cùng hiểu thêm về bệnh phì đại tuyến tiền liệt

Khi bị viêm đường tiết niệu có nên quan hệ tình dục

Viêm đường tiết niệu có nên quan hệ tình dục? Đó là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm. Chính vì thế bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này để người bị bệnh tham khảo.
Như chúng ta đã biết bệnh viêm đường tiết niệu là tình trạng các cơ quan trong hệ thống tiết niệu gặp phải những bệnh viêm nhiễm nguyên nhân có thể là do vi khuẩn hoặc do nóng trong người. Viêm nhiễm thường sẽ làm cho hệ thống tiết niệu xung huyết kéo theo đó là những bộ phận sinh dục cũng xuất hiện tình trạng tương tự và  sẽ gây kích thích hơn làm tăng ham muốn tình dục.
Chính vì thế khi các bộ phận sinh dục đang gặp phải tình trạng xung huyết mà người bệnh tiến hành quan hệ tình dục sẽ gây khó chịu hoặc đau rát ở khu vực niệu đạo và bàng quang. Độ hưng phấn của tình dục càng cao sẽ khiến cho niệu đạo và bàng quang co bóp mạnh hơn sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến đường tiết niệu.


Vậy khi bị viêm đường tiết niệu có nên quan hệ tình dục không? Câu trả lời là không nên quan hệ tình dục khi đang bị viêm đường tiết niệu.
Ngoài ra, với các trường hợp viêm đường tiết niệu (đặc biệt nguyên nhân xuất phát là do vi khuẩn) thì bệnh có khả năng rất cao lây truyền từ người mắc bệnh sang đối tác quan hệ tình dục (người khỏe mạnh).
Với những trường hợp là nữ giới mắc bệnh viêm đường tiết niệu nếu không được kịp thời phát hiện và điều trị, mà còn quan hệ tình dục thì sẽ gây ra biến chứng viêm nhiễm ngược dòng lên tử cung, ống dẫn trứng và cả buồng trứng, cản trở lại hoạt động thụ tinh và có khả năng dẫn đến vô sinh là rất cao.
Qua những phân tích trên, các bác sĩ đầu ngành về chuyên khoa điều trị các bệnh lý đường tiết niệu đưa ra lời khuyên dành cho người bệnh đó là: Những người đang mắc bệnh viêm đường tiết niệu (cả nam giới và nữ giới) cần kịp thời đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và được điều trị dứt điểm rồi mới nghĩ đến chuyện quan hệ tình dục lại. Đây là cách hiệu quả nhất để ngăn chặn các biến chứng xấu có thể xảy ra đối với người bị bệnh, đồng thời ngăn chặn sự lây nhiễm của bệnh cho người khác thông qua con đường tình dục.
Trên đây là những lời khuyên chân thành mà các chuyên gia muốn gửi tới những người bị mắc bệnh viêm đường tiết niệu. Còn nếu bạn đang gặp phải những rắc rối nặng nề do bị viêm đường tiết niệu mà đang bị bế tắc không biết nên làm thế nào để dứt điểm thì tìm đến các phòng khám với đội ngũ chuyên viên đầu ngành về đường tiết niệu, họ sẽ giúp bạn giải đáp nhiều thắc mắc và đưa ra các phương pháp điều trị sao cho phục hồi nhanh nhất, nhất là cách phòng tránh khi dấu hiệu mới chớm của bệnh để tránh biến chứng thêm nặng.

Phòng tránh và điều trị bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ

Biến chứng viêm đường tiết niệu ở trẻ em
Bệnh viêm đường tiết niệu không chỉ làm cho trẻ em cảm thấy đau mỗi khi đi tiểu tiện, trẻ khuấy khóc, giảm cân, gây rối loạn tiêu hóa mà còn làm ảnh hưởng và gây ra các biến chứng nguy hiểm khác như nhiễm trùng huyết hoặc viêm thận dẫn đến suy thận…
Phòng tránh bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ
Việc quan tâm đến sức khỏe của trẻ là điều vô cùng cần thiết, các bậc làm cha làm mẹ không nên phó thác trách nhiệm cho ông bà, cô nuôi trẻ cho dù công việc bận tới đâu.
– Cha mẹ cần có các phương pháp vệ sinh đúng cách vùng âm hộ, đáy chậu và hậu môn, hãy vệ sinh từ trước ra sau để tránh vi khuẩn từ hậu môn vào lỗ đi tiểu, nhất là với các bé gái.
– Lưu ý khi đóng bỉm cho trẻ, cần xem có các cặn trắng ở bỉm hay không mỗi khi thay bỉm. Cần để ý việc thay bỉm ngay khi trẻ tiểu tiện, đại tiện… tránh làm vi khuẩn phát triển và lây lan.
– Cần cho trẻ uống đủ nước hàng ngày, ăn uống đảm bảo vệ sinh với các loại rau quả để tăng lượng nước làm cho hệ bài tiết nước tiểu của trẻ tốt hơn.
– Quan sát khi trẻ nam đi tiểu mà bị phồng ở bao quy đầu và tiểu khó thì cần cho trẻ đi khám ngay, vì có thể do dài hoặc hẹp bao quy đầu.

Chữa bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ em
Các chuyên gia cho biết: Viêm đường tiết niệu ở trẻ em không phải là một căn bệnh khó chữa, nếu như bệnh được phát hiện sớm thì quá trình điều trị sẽ diễn ra nhanh chóng, ngăn cản được những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra, đồng thời tiết kiệm được thời gian, chi phí, và điều quan trọng là không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Việc điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ em sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, khi đã xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh thì sẽ điều trị dứt điểm được bệnh. Vì vậy, các bậc phụ huynh khi thấy con em mình có các biểu hiện của bệnh viêm đường tiết niệu thì cần cho trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và làm các xét nghiệm để xác định được nguyên nhân gây bệnh, khi đó tùy vào tình trạng viêm nhiễm và sức khỏe của trẻ để bác sĩ sẽ điều trị bằng phác đồ cho phù hợp.
Các chuyên gia cũng lưu ý với các bậc phụ huynh có con nhỏ bị bệnh viêm đường tiết niệu rằng : Không được tự ý mua thuốc về điều trị khi chưa có sự chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa, việc làm này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ.