Thứ Hai, 16 tháng 5, 2016

Các nguyên nhân gây ra bệnh viêm đường tiết niệu

Bệnh viêm đường tiết niệu là một bệnh thường gặp và xảy ra ở đường tiết niệu. Những triệu chứng của bệnh thường rất rõ ràng dễ nhận biết, tuy nhiên người mắc bệnh thường không hay quan tâm đến.Vì vậy, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hại đến sức khỏe, ảnh hưởng trực tiếp đến công việc và cuộc sống thường ngày của người bệnh.
Biến chứng nguy hại trực tiếp của bệnh tiết niệu khi không được điều trị là sẽ gây nhiễm trùng lan từ bàng quang lên một thận hoặc hai thận. Khi bị vi khuẩn tấn công thận, chúng sẽ làm tổn thương thận và làm giảm chức năng của thận vĩnh viễn. Với những người bị bệnh thận, điều này có thể sẽ làm tăng nguy cơ bị suy thận. Tuy trường hợp này hiếm gặp nhưng nhiễm trùng cũng có thể sẽ xảy ra và đi vào mạch máu, thậm chí lan tới các cơ quan khác.
Hiện nay, tỉ lệ người mắc bệnh viêm đường tiết niệu ngày càng tăng cao. Chính vì thế chúng ta cần biết các nguyên nhân gây ra bệnh để có những biện pháp phòng tránh cũng như kiến thức trị bệnh tốt nhất và hiệu quả nhất.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu chủ yếu là do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu gây ra. Chúng thường xâm nhập theo các đường viêm ngược dòng, từ bộ phận sinh dục ngoài rồi lây lan đến thận. Đầu tiên mầm bệnh lây từ chất thải trong đại tràng vào trong bộ phận sinh dục ngoài gây ra bệnh viêm niệu đạo, bàng quang rồi sau đó xâm nhập và gây viêm lan lên các bộ phận trên.
Có đến trên 90% số trường hợp gây ra bệnh là do vi khuẩn  “ Escherichia coli ”. Vì vi khuẩn này có khả năng xâm nhập trực tiếp vào đường tiết niệu, hoặc qua đường sinh hoạt tình dục, qua các dụng cụ đặt xông dẫn lưu, phẫu thuật nội soi….
Một số các vi khuẩn khác gây bệnh viêm đường tiết niệu ví dụ như Klebsiella , Proteus , Staphylococcus Saprophyticus . Đa số các vi khuẩn này là vi khuẩn trong đường ruột, thường ký sinh ở ruột già của trẻ nhỏ, phần nhỏ khác là nguyên nhân do nấm gây nên.
Viêm đường tiết niệu do thấp nhiệt gây nóng trong, rát và buốt mỗi khi đi tiểu, đối tượng này thường bị bộc phát vào mùa hè.

Các yếu tố khác làm cho viêm đường tiết niệu dễ bị xảy ra như các bệnh sỏi đường tiết niệu , ứ trệ nước tiểu do u, phì đại tuyến tiền liệt, sinh hoạt tình dục với người bị bệnh đường sinh dục – tiết niệu mà không dùng phương tiện bảo vệ, mắc các bệnh như đái tháo đường , suy giảm miễn dịch , già yếu, suy kiệt… Bệnh rất dễ tái phát nếu bạn không điều trị dứt điểm.
Mức độ nghiêm trọng của bệnh còn phụ thuộc vào cơ quan bị viêm, chẳng hạn như bị ở bàng quang thì viêm nhiễm không mấy quan trọng. Nhưng khi vi khuẩn xâm nhập tới thận thì tính chất viêm nhiễm trong tình trạng này trở nên nghiêm trọng và cần đi khám ngay lập tức để có biện pháp điều trị kịp thời.
Quan hệ tình dục cũng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm đường tiết niệu, nó làm tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu.

Những triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu ở nam giới

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý không chỉ xảy ra ở nữ giới mà còn có thể gặp rất nhiều ở nam giới. Theo các chuyên gia y tế cho biết, thường thì nam giới có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn nữ giới, khi đó nam giới sẽ có nhiều cảm giác khó chịu như đau buốt lúc tiểu hoặc tiểu khó, tiểu rắt, … Vì vậy, bệnh viêm đường tiết niệu sẽ có thể xảy ra ở bất kì lứa tuổi nào, nếu chúng ta bất cẩn trong vệ sinh, ăn uống, sinh hoạt tình dục thì sẽ rất dễ  bị mắc bệnh này. Do đó, nam giới cần phải đặc biệt chú ý và phát hiện sớm các triệu chứng bệnh viêm đường tiết niệu sẽ giúp cho việc điều trị đạt kết quả hiệu quả nhất.
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU Ở NAM GIỚI
Theo các chuyên gia cho biết, bệnh viêm đường tiết niệu xuất hiện ở nam giới có thể do các nguyên nhân gây ra như sau:
-Có thể do vi khuẩn E.coli gây ra hoặc do các vi khuẩn khác gây ra như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, nấm,…
– Nam giới nếu vệ sinh cơ quan sinh dục không sạch sẽ dẫn đến bị vi khuẩn tấn công và gây nhiễm trùng đường tiết niệu.
– Có thể do quan hệ tình dục không an toàn, bừa bãi với nhiều người.

– Do bệnh nhân có tiền sử về bệnh phì đại tuyến tiền liệt hay sỏi thận mà chưa được điều trị dứt điểm.
– Do dương vật bị chấn thương hay cọ sát với quần áo, thủ dâm nhiều, … cũng có thể gây tổn thương đến niệu đạo, ảnh hưởng trực tiếp đến đường tiết niệu.
TRIỆU CHỨNG VÀ CÁC DẤU HIỆU CỦA BỆNH VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU Ở NAM GIỚI
Theo các chuyên gia cho biết thêm, khi nam giới thường bị mắc phải bệnh sẽ có các triệu chứng bên dưới:
– Có cảm giác bụng đau khó chịu, đi tiểu rắt, tiểu khó, thường xuyên đi tiểu và mỗi lần đi tiểu thì lượng nước tiểu lại không nhiều.
– Mỗi khi đi tiểu người bị bệnh thường có cảm thấy đau buốt và có cảm giác như bị kim châm.
– Màu sắc nước tiểu của người bệnh thường có màu vàng sậm hoặc đục, nước tiểu có mùi khai và biểu hiện mùi sẽ ngày càng nặng hơn.
– Người bệnh hay có cảm giác bị đau rát vùng bụng dưới và lưng.

– Nếu bệnh ngày càng nặng sẽ lây lan sang đến thận khiến bệnh nhân bị đau lưng, ớn lạnh, sốt, kèm theo buồn nôn và nôn.
Khi phát hiện các triệu chứng như trên, phái mạnh nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu chủ quan, xem thường và kéo dài bệnh có thể gây ảnh hưởng đến bàng quang, thận hoặc tổn thương hệ tiết niệu.

Các bệnh thường gặp về tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt là một trong những cơ quan quan trọng của hệ sinh dục nam. Với kích thước nhỏ, tuyến tiền liệt gần giống quả hạt dẻ, dẹt, và chỉ có ở nam giới. Nó nằm trước trực tràng, ngay dưới bàng quang và bao quanh ống niệu đạo, gồm hai múi. Những bệnh lý thường gặp ở tuyến tiền liệt là viêm, phì đại lành tính và ung thư. Để biết thêm chi tiết hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những căn bệnh về tuyến tiền liệt.
Đây là bệnh thường gặp về tuyến tiền liệt. Nó là u thường gặp nhất ở nam giới, một số người tuyến tiền liệt nhỏ đi nhưng đa số trường hợp tuyến phì đại và trở thành u lành. Ở Việt Nam, đối với nam giới trên 50 tuổi, tỉ lệ mắc bệnh này khoảng 50 – 60% và trên Thế Giới tỉ lệ này lên tới 70 – 80%, đây là con số đáng lo ngại.
Phì đại tuyến tiền liệt có thể dẫn đến các vấn đề về tiết niệu như viêm tuyến tiền liệt. Ở nhiều nam giới đến tuổi 60 có những dấu hiệu phì đại tuyến tiền liệt. Sang tuổi 70, hầu hết tuyến tiền liệt ở nam giới to ra trong một mức độ nào đó. Trường hợp xấu nhất, phì đại tuyến tiền liệt có thể làm cho bang quang yếu đi, nhiễm khuẩn bang quang hay thận, tắc dòng tiểu và suy thận.

2.Viêm tuyến tiền liệt
Là bệnh thường xảy ra ở người lớn tuổi nhưng đôi khi cũng gặp ở những người trẻ. Nguyên nhân chính dẫn tới bệnh viêm tuyến tiền liệt thường do virus hoặc vi khuẩn gây nên. Viêm tuyến tiền liệt bao gồm nhiều thể từ nhiễm khuẩn cấp cho tới hội chứng đau mạn tính tuyến tiền liệt. Hội chứng này có bốn thể chính:
  • Viêm tuyến tiền liệt mạn tính: Nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm khuẩn nhưng diễn ra một cách từ từ không đột ngột. Triệu chứng là nhiễm khuẩn bang quang hay tái diễn với cùng loại vi khuẩn. Có thể do một khuyết tật ở tuyến tiền liệt nên vi khuẩn hay có ở đường tiết niệu.
  • Viêm tuyến tiền liệt do nhiễm khuẩn cấp: Bệnh này thì ít gặp nhất nhưng lại dễ chẩn đoán và điều trị nhất. Nguyên nhân xảy ra đột ngột, là do trong nước tiểu có nhiều bạch cầu và vi khuẩn. Triệu chứng là sốt, gai rét, đau vùng thắt lưng và vùng sinh dục, có cảm giác nóng rát hay đau khi đái.
  • Hội chứng đau mạn tính vùng tiểu khung và viêm mạn tính tuyến tiền liệt không do nhiễm khuẩn là thể thường gặp nhất ở bệnh viêm tuyến tiền liệt nhưng cũng chưa được hiểu rõ nhất
  • Trong thể viêm, nước tiểu, tinh dịch và các dịch của tuyến tiền liệt không thấy bằng chứng của vi sinh vật gây bệnh nhưng lại có chứa những loại tế bào mà cơ thể thường tạo ra để chống lại sự nhiễm khuẩn.

3.Ung thư tuyến tiền liệt
Có thể nói ung thư tuyến tiền liệt là căn bệnh xảy ra khi các tế bào của tuyến tiền liệt đột biến và sinh sôi phát triển một cách nhanh chóng không thể kiểm soát được; những tế bào này có thể lan xa (gọi là di căn) ra các bộ phận khác của cơ thể, nhất là xương gây những ảnh hưởng nghiêm trọng cho những bộ phận mà nó lây lan.
Ung thư tuyến tiền liệt có thể gây đau, khó đái, rối loạn chức năng cương dương và nhiều triệu chứng khác. Có nhiều nguyên nhân liên quan đến sự phát triển ung thư tuyến tiền liệt, trong đó có yếu tố gen và chế độ ăn uống hàng ngày.
Những dấu hiệu cần lưu ý khi mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt bao gồm: Khi đi tiểu, dòng nước tiểu không còn mạnh như trước; tiểu dắt hoặc đái nhiều lần; đi tiểu đau; dò rỉ nước tiểu; nước tiểu có lẫn máu; đau bụng dưới; tiểu đêm; đau vùng tiểu khung…

Là một trong những căn bệnh thường gặp và gây hại, chúng tôi khuyên bạn hãy kiểm tra và phòng chống bệnh từ bây giờ nhé!
Cần phân biệt hai loại ung thư tuyến tiền liệt:
Loại 1: Ung thư tuyến tiền liệt không gây ra dấu hiệu hay triệu chứng gì suốt cả đời, chỉ đến khi chết, mổ tử thi mới phát hiện ra. Đây là loại ung thư không đe dọa tuổi thọ hay chất lượng sống và không cần điều trị.
Loại 2: Ung thư làm cho tuyến tiền liệt phát triển to đến mức có các triệu chứng và có nồng độ PSA tăng, khám trực tràng có thể sờ thấy. Loại này tiềm ẩn tiên lượng xấu và có thể gây biến nghiêm trọng nếu không được điều trị và chữa kịp thời.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi, mong rằng những chia sẻ cung cấp cho các bạn, đặc biệt là nam giới – phái mạnh hiểu thêm về tuyến tiền liệt và các bệnh thường gặp ở bộ phận này. Hãy kiểm tra và phòng chống bệnh từ bây giờ nhé!
Các bạn có thể tham khảo thêm bệnh viêm đường tiết niệu

Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2016

Ăn gì khi bị phì đại tuyến tiền liệt

Hiện tượng tuyến tiền liệt bị phì đại khi nam giới bắt đầu bước vào độ tuổi trung niên. Các rắc rối do chứng bệnh gây ra như: Tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu nhiều, tiểu đêm.v.v… Đây có lẽ là nỗi lo sợ của phái mạnh khi bước sang tuổi trung niên. Ngoài việc điều trị bằng các phương pháp thông thường, thì việc sử dụng các loại thực phẩm tốt cho những người mắc phì đại tuyến tiền liệt cũng vô cùng quan trọng góp phần hỗ trợ điều trị và hạn chế, giảm các biến chứng của bệnh. Cùng tuyentienliet.com hiểu phái mạnh nên ăn gì khi mắc u xơ tiền liệt tuyến.

1) Phì đại tuyến tiền liệt là gì?

Tuyến tiền liệt là tuyến nằm ở dưới bàng quang, bao quanh niệu đạo. Cơ quan này sẽ  phát triển ở tuổi dậy thì và ở độ tuổi khoảng 20 đến 25 tuổi bắt đầu ổn định. Nhưng đến sau khi 40 tuổi trở đi, tuyến tiền liệt có khuynh hướng phát triển bất thường được gọi là phì đại lành tính tuyến tiền liệt. Tuy nhiên là bệnh lành tính nhưng lại gây ra khá nhiều bất tiện và khó chịu cho bệnh nhân.
Tuyến tiền liệt phì đại có thể gây ra các biểu hiện khó chịu về vấn đề tiết niệu. Nếu không được điều trị, mở rộng tuyến tiền liệt tuyến có thể ngăn chặn dòng chảy của nước tiểu trong bàng quang và có thể gây ra các vấn đề cho bàng quang, thận, đường tiết niệu. Bởi vậy, bệnh nhân nên điều trị sớm để nâng cao chất lượng cuộc sống và đề phòng các biến chứng do bệnh gây ra..

2) Chế độ ăn bị phì đại tuyến tiền liệt như thế nào?

Bên cạnh việc chữa trị và các chế độ ăn hợp lý giúp bệnh nhân hỗ trợ điều trị và cải thiện tình trạng bệnh. Chúng ta cùng tham khảo về chế độ ăn cho người bệnh phì đại tuyến tiền liệt nhé:

Nên ăn

  • Nên ăn nhiều các thực phẩm làm từ đậu xanh, đậu nành vì trong chúng chứa chất có công dụng ức chế viêm tấy tuyến tiền liệt.
  • Ăn rau họ nhà cải đặc biệt là bắp cải để bổ sung, tăng cường các chất oxy hóa giúp giải độc cho tuyến tiền liệt đang bị chứng phì đại
  • Hãy quan tâm đến giá sống vì trong chúng chứa chất tác dụng giảm thiểu nguy cơ biến thể ác tính ở các người bệnh phì đại tuyến tiền liệt
  • Cà chua là thực phẩm được dùng khá nhiều trong các bữa ăn thường xuyên, trong cà chua có chất phòng ngừa bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Bởi vậy, không có lý do gì để loại chúng ra khỏi các bữa ăn hàng ngày của bạn.
  • Ăn nhiều cá giúp tăng cường omega-3 giúp giảm tấy, viêm ở tiền liệt tuyến.

Kiêng ăn

  • Các loại mỡ động vật và các loại đạm có nguồn gốc động vật để giảm tình trạng viêm tấy xảy ra ở tuyến tiền liệt
  • Các gia vị và thực phẩm có tính cay nóng như: Ớt, hạt tiêu, gừng, cà phê…
  • Không nên uống nhiều rượu bia
Ngoài ra, nên có chế độ nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý. Không nên nằm hay ngồi lâu ở 1 chỗ vì dễ gây cương tụ máu ở vùng chậu

3) Biện pháp khắc phục và phong cách sống

  • 1 số thay đổi trong lối sống có thể giúp bạn kiểm soát được biểu hiện của phì đại tuyến tiền liệt và ngăn chặn chúng trước khi trở nên xấu đi
  • Hạn chế sử dụng đồ uống vào buổi tối, không nên uống thứ gì trước 1 tới 2 giờ trước khi đi ngủ để tránh bị thức dậy vào ban đêm.
  • Không uống quá nhiều rượu bia hoặc cà phê vào buổi tối vì các chất này sẽ làm tăng lượng nước tiểu trong bàng quang, gây kích thích bàng quang và làm các biểu hiện trở nên trầm trọng hơn.
  • Nếu sử dụng thuốc lợi tiểu thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước dùng.
  • Hạn chế sử dụng thuốc kháng histamine hoặc thuốc thông mũi. Các loại thuốc này thắt chặt các các cơ xung quanh niệu đạo kiểm soát lưu lượng nước tiểu, làm cho việc đi vệ sinh khó khăn hơn.
  • Không nên nhịn tiểu quá lâu có thể làm căng cơ bàng quang và gây tổn thương bàng quang
  • Giữ ấm thân nhiệt vì lạnh sẽ làm tăng nhu cầu đi tiểu.
Tìm hiểu thêm về bệnh viêm đường tiết niệu

Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2016

7 món ăn tốt cho tuyến tiền liệt

Có những thực đơn mỗi ngày giúp ta ngon miệng và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến và phì đại tiền liệt tuyến.
1) Đậu phụ nấu canh gà 
Nguyên liệu: 250g thịt gà được chặt thành các khúc. 3 bìa đậu phụ được cắt thành miếng nhỏ.
Ướp thịt gà với các gia vị (nước mắm, bột nêm, tiêu, hành băm nhuyễn, đường) trong thời gian khoảng 20 phút.
Cho nồi lên bếp, chế vào một muỗng canh dầu ăn, bỏ hành thái nhuyễn vào để phi lấy mùi thơm, sau đó bỏ thịt gà vào rồi xào lên.


Chế vào nồi một tô nước, nấu tới khi thịt chín. Tiếp theo đó cho đậu phụ vào. Đợi khi nước sôi thì ta tắt bếp. Bỏ thêm vào nồi canh ít hẹ được cắt thành các khúc.
Các nhà khoa học đã khẳng định rằng, ở các quốc gia sử dụng thường xuyên đậu nành trong bữa ăn, tỉ lệ mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến giảm hơn hẳn so với các nước khác. Theo các nhà nghiên cứu, có lẽ nhờ chứa hoạt chất isoflavon mà đậu nành có công dụng giúp giảm thiểu nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến.
2) Đậu phụ với canh cà chua
Nguyên liệu: 5 quả cà chua được thái thành miếng vừa ăn. 100g thịt heo nạc được thái hoặc xay nhuyễn. 3 bìa đậu phụ được cắt thành những miếng vừa miệng.
Ướp thịt heo với các gia vị (nước mắm, bột nêm, tiêu, hành băm nhuyễn, đường) trong thời gian khoảng 20 phút.
Cho nồi lên bếp, chế vào một muỗng canh dầu ăn, bỏ hành thái nhuyễn vào để phi lấy mùi thơm, sau đó bỏ thịt heo vào rồi xào lên.
Thêm vào nồi một tô nước, nấu cho thịt chín. Tiếp theo cho cà chua và đậu phụ vào nồi. Nấu thêm khoảng 2 phút rồi tắt bếp. Bỏ thêm ít hành ngò.
Đậu nành giàu chất isoflavon và cà chua giàu chất lycopen. Cả hai chất trên có công dụng phòng ngừa ung thư tiền liệt tuyến. Hết sức thú vị là theo các nhà khoa học Mỹ công bố, nếu biết kết hợp hai loại thực phẩm trên trong khẩu phần ăn mỗi ngày thì hiệu quả mang lại sẽ cao hơn.
3) Nho đỏ với xà lách trộn
200g nho đỏ, 200g xà lách được bỏ hạt cắt và làm đôi.
Trước tiên cần chế biến sốt dầu giấm. Cho chảo lên bếp với một muỗng canh dầu ăn. Bỏ hành băm nhuyễn vào và phi lên lấy mùi thơm. Tiếp đó, chế nước giấm vào cùng với hỗn hợp gồm muối, đường, bột ngọt, tiêu, tỏi băm nhuyễn. Dùng đũa khuấy đều cho đến khi giấm sôi lên thì tắt bếp. Nho đỏ và bày xà lách lên đĩa và tưới sốt dầu giấm lên.
Theo các nhà khoa học, chất resveratrol hiện diện nhiều trong vỏ nho đỏ không những có ích lợi cho sức khỏe tim mạch mà còn có công dụng ngăn ngừa ung thư tiền liệt tuyến và làm cho các tế bào ung thư tiền liệt tuyến nhạy cảm hơn với xạ trị.

4) Bông cải xanh trộn cùng với nước sốt dầu giấm
250g bông cải xanh, cắt mỏng. Đầu tiên chần qua bông cải xanh trong nước sôi rồi vớt ra, và bày lên đĩa. Sau đó tưới nước sốt dầu giấm lên bông cải xanh.
Theo các nhà nghiên cứu Mỹ, bông cải này có hoạt chất sulfuraphan có tính năng chống ung thư tiền liệt tuyến hết sức hiệu quả.
5) Cật heo xào nhân hạt óc chó
20g nhân hạt óc chó, 1 cái cật heo. Đầu tiên dùng dầu ăn chiên chín nhân hạt óc chó. Bổ cật heo ra, lấy màng gân rồi cắt thành các khúc. Bắc chảo lên bếp, cho gừng và hành băm nhuyễn vào để phi lấy mùi thơm, cho cật heo vào xào. Khi cật heo gần chín, cho nhân hạt óc chó với gia vị vào. Xào cho đến khi cật heo chín.
Theo các nhà khoa học thuộc trường đại học Texas (Mỹ) thì ăn quả óc chó với lượng 60 gam mỗi ngày có thể giúp phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt.
6) Nước ép hạt lựu
2 cốc hạt quả lựu, 1 quả xoài chín bỏ hạt, gọt vỏ. Cho tất cả vào máy ép lấy nước để sử dụng. Nước ép hạt lựu giàu chất polyphenol có công dụng phòng ngừa ung thư tiền tiệt tuyến.
7) Hạt bí ngô rang
100g hạt bí ngô khô. Rang chín, bỏ vỏ ngoài, ăn phần thịt bên trong. Dùng thường xuyên trong nhiều ngày. Theo các nghiên cứu khoa học, hạt bí ngô chứa nhiều chất phytosterol có công dụng giảm kích thước phì đại tiền liệt tuyến.
Tìm hiểu về viêm đường tiết niệu tại đây

Phì đại tiền liệt tuyến và dầu cọ lùn

Người Mỹ bản địa đã biết đến và sử dụng  cây cọ lùn suốt  hàng trăm năm nay như một loại thuốc bổ dưỡng và có công dụng mạnh mẽ đối với chức năng sinh lý. Cọ lùn cũng được dùng với công dụng lợi tiểu, đào thải sỏi thận, tăng khả năng sinh sản của đàn ông và giảm kích ứng đường tiết niệu và dòng nước tiểu kém. Ngày nay, cọ lùn được coi là một loại thảo dược hiệu quả trong việc làm giảm các các biến chứng tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (BPH)


  1. Phì đại tiền liệt tuyến là gì?
  • Phì đại tiền liệt tuyến  tác động trực tiếp đến gần như tất cả những người đàn ông lớn tuổi. Hơn 85 % đàn ông lớn tuổi mắc chứng phì đại tiền liệt tuyến. Khi tuyến tiền liệt to ra, nó sẽ chèn ép bàng quang và niệu đạo, làm cản trở dòng nước tiểu, gây tiểu lắt nhắt, đi tiểu yếu (đặc biệt là vào ban đêm), bí đái, đau và có thể tổn thương thận.
  • Lý do  gây ra phì đại tiền liệt tuyến vẫn chưa được lý giải một cách rõ ràng và đầy đủ. Nhưng các nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy rằng  phì đại tiền liệt tuyến có liên quan đến sự tăng sản và sự mất cân bằng của dihydrotestosterone (DHT) và testosterone trong tuyến tiền liệt. Các enzyme 5a-reductase chuyển đổi testosterone thành DHT.
  • Công dụng của dầu cọ lùn đối với căn bệnh phì đại tiền liệt tuyến
  • Bằng chứng khoa học cho thấy chiết xuất dầu cọ lùn cũng ức chế hoạt động 5a-reductase
  • Dầu cọ lùn ức chế DHT ràng buộc với các thụ thể của tế bào, đó là một cách khác để làm giảm khả năng thúc đẩy các tế bào tuyến tiền liệt phát triển.
  • Dầu cọ lùn cũng đã được kiểm chứng tác dụng chống co thắt trên các mô cơ bắp trong ống nghiệm. Khi tiền liệt tuyến bị phì đại cơ trơn của niệu đạo, bàng quang và cơ vùng chậu cũng bị tăng trương lực khiến niệu đạo co thắt và bàng quang bị kích thích, gây ra các dấu hiệu rối loạn tiểu tiện . Dầu cọ lùn có công dụng làm  giãn các cơ trơn vùng chậu và do đó làm hạn chế các dấu hiệu phì đại tiền liệt tuyến.
  • Ngoài ra, các đặc tính chống viêm của dầu cọ lùn  là không nghi ngờ.  Dầu cọ lùn đã được chứng minh là có ức chế hoạt động gây viêm nhiễm. Công dụng  này có thể làm giảm đáng kể tình trạng viêm tuyến tiền liệt và giảm các biểu hiện phì đại tuyến tiền liệt.
  1. Một số nghiên cứu khoa học

  • Một nghiên cứu mù đôi trên 110 người bệnh mắc phì đại tiền liệt tuyến đã được tiến hành ở Anh. Một nửa số người bệnh nhân dùng 160 mg  dầu cọ lùn 2 lần hàng ngày và một nửa dùng tân dược. Người bệnh đã được đánh giá và kết quả là  những người bệnh dùng dầu cọ lùn có những  cải thiện được ghi nhận là “cao hơn đáng kể” so với những người dùng giả dược. Ngoài ra, trong số nhưng người bệnh dùng dầu cọ lùn, theo các báo cáo cho thấy có giảm tần số đi tiểu đêm, tăng tốc độ dòng chảy và giảm lượng nước tiểu tồn đọng có chứa trong bàng quang. Và đặc biệt là hầu như dầu cọ lùn không gây ra các phản ứng phụ gì trong quá trình sử dụng, khác với tân dược thường có chứa rất nhiều tác dụng phụ.

  • ​Các nhà nghiên cứu người Pháp La Chartreuse, Pierre Fabre, Castres đã tiến hành so sánh hiệu quả và các tác dụng phụ giữa dầu cọ lùn và biệt dược Finasteride  trị phì đại tiền liệt tuyến. Trong vòng nửa năm, có tới 1.100 người bệnh mắc phì đại tiền liệt tuyến  dùng 320 mg thấy dầu cọ lùn mỗi ngày hoặc 5 mg finasteride.  Cả hai phương pháp điều trị đều có được hiệu quả như nhau, nhưng trong khi thuốc gây ra mức giảm nhẹ của chức năng tình dục và các cấp thấp hơn của tuyến tiền liệt cụ thể kháng nguyên thì thảo dược không gây nên tác dụng phụ.
Có thể bạn chưa biết:Viêm đường tiết niệu là gì

Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2016

Bệnh phì đại tuyến tiền liệt có cần phải mổ ?

Điều trị bệnh phì đại tuyến tiền liệt thông thường là phẫu thuật với các bệnh nhân có khối u xơ quá to, tuy bỏ được khối u xơ nhưng sẽ giảm chất lượng cuộc sống, còn có thể gây mất khả năng đàn ông. Phẫu thuật chỉ nên áp dụng khi khối u quá to, việc điều trị bằng các phương pháp khác không mang lại hiệu quả.
Vì lý do quá chủ quan hoặc không hiểu biết nên các quý ông thường không để ý tới các triệu chứng của bệnh trong khi đó khối u vẫn âm thầm lớn hơn. Triệu chứng dễ nhận biết của phì đại tuyến tiền liệt là gây ra những rối loạn tiểu tiện như: tiểu bí, tiểu són, tiểu buốt, tiểu nhiều lần ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt thường nhật của nam giới. Mặc dù không phải là u ác tính nhưng nếu để qua lâu, phì đại tuyến tiền liệt còn có thể dẫn đến các nguy cơ biến chứng khác như: sỏi bàng quang và suy giảm chức năng thận thậm chí dẫn tới suy thận. Vì thế, khi có các biểu hiện rối loạn về tiểu tiện thì các quý ông nên đi kiểm tra ngay để có các biện pháp điều trị kịp thời. Khi quý ông mới bị chớm các biểu hiện của bệnh hoặc khối u còn nhỏ (dưới 45g) thì sẽ được các bác sĩ chuyên khoa khuyên điều trị theo phương pháp nội khoa. Còn các trường hợp phát hiện quá muộn, khối u đã phát triển quá lớn thì thường sẽ được chỉ định sử dụng phương pháp mổ cắt bỏ khối u.

Điều trị phì đại tuyến tiền liệt bằng nội khoa
Các phương thuốc được sử dụng phổ biến nhất hiện nay đó là thuộc nhóm ức chế alpha 1, làm giãn cơ trơn của thành mạch, tuyến tiền liệt và cổ bàng quang giúp làm giảm bớt tình trạng tắc nghẽn của niệu đạo do bị phì đại tuyến tiền liệt, ví dụ terazosin (hytrin), alfuzosin (xatral) , prazosin, doxazosin và tamsulosin. Các thuốc ức chế alpha 1 không làm khối u biến mất mà chỉ giúp cho đi tiểu tiện dễ dàng do cổ bàng quang và niệu đạo dễ dàng mở rộng khi đi tiểu.Loại thuốc này cũng làm giãn một số cơ vòng khác của cơ thể và gây ra tác dụng phụ làm giảm huyết áp. Ngoài ra còn một số loại thuốc như các thuốc kháng androgen như finasteride (proscar) , ức chế men 5­alpha­reductase và dutasteride thường được dùng kết hợp với thuốc trên để làm giảm các triệu chứng.Thuốc gây ra các tác dụng phụ của thuốc là giảm đi ham muốn tình dục, các vấn đề về cương dương hay phóng tinh.
Vận động thân thể
Theo Y học cổ truyền “tỳ chủ tứ chi và cơ nhục”. Vận động cơ bắp và khí hóa của tỳ, vị có liên quan mật thiết với nhau. Ở người cao tuổi và những người kém vận động thể lực tỳ, vị thường suy yếu biểu hiện qua việc kém ăn, sức không bền, dễ mệt mỏi, cơ bắp mềm nhũn. Do đó, rèn luyện thân thể trong điều kiện sức khỏe cho phép là biện pháp tự nhiên và quan trọng để kiện tỳ. Vận động thân thể vừa giúp nâng cao sức khỏe, cải thiện tim mạch vừa làm săn chắc cơ bắp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu nhiếp các cơ vùng xương chậu, kể cả tiền liệt tuyến. Cách vận động đơn giản nhất là đi bộ, đi từ chậm đến nhanh dần. Mỗi lần khoảng 30 phút, mỗi tuần 5 lần.
Bài tập làm săn chắc các cơ vùng xương chậu
Thực hành phương pháp thở bụng nghịch sau đây có thể giúp cải thiện tình trạng yếu liệt các cơ vùng xương chậu bao gồm cơ vòng hậu môn, cơ vòng bàng quang, các cơ sinh dục và cả tiền liệt tuyến. Ngồi ở tư thế ổn định. Ngồi xếp bằng thông thường hoặc ngồi trên ghế, chân chạm đất. Tập trung tư tưởng vào vùng xương chậu, hít vào trong khi cố nhíu chặt nhị âm (bộ phận sinh dục và hậu môn), thở ra trong khi từ từ buông lỏng toàn thân. Lập lại động tác khoảng 10 lần tương ứng với 10 hơi thở. Mỗi ngày có thể tập 1 lần.

Thư giãn thần kinh và cơ bắp
Tâm lý hay bị căng thẳng, khí uất là một yếu tố quan trọng trong cơ chế phát sinh bệnh hoặc phát triển của bệnh, kể cả u xơ tuyến tiền liệt. Các cảm xúc và ức chế về tình dục cần phải được giải tỏa, thư giãn triệt để hoặc tăng cường cảm giác thăng hoa. Vì vậy các sinh hoạt dưỡng sinh, ngồi thiền đặc biệt là những tư thế yoga có tác dụng quan trọng trong việc thư giãn cơ bắp, thư giãn được thần kinh giải tỏa stress sẽ đáp ứng tốt quá trình điều trị phì đại tuyến tiền liệt.
Ăn nhiều rau quả tươi
Việc u xơ tuyến tiền liệt biến chứng có liên quan tới yếu tố tuổi tác, đến quá trình lão hóa. Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến các chất chống oxy hóa và xem đó là một biện pháp đặc biệt quan trọng để làm chậm lại quá trình lão hóa của cơ thể. Trong lớp màng ngoài của nhiều loại ngũ cốc, các loại hạt, các loại đậu và có cả trong những rau quả tươi, nhất là các loại rau màu xanh đậm, màu vàng hoặc màu đỏ có rất nhiều chất chống oxy hóa khác nhau bao gồm các sinh tố C, E, các chất lycopen, selenium, beta caroten. Đó là những chất chống oxy hóa rất tốt, có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, trung hòa những gốc tự do và chống lại sự phát triển của những tế bào bất thường. Trên thực tế, có nhiều trường hợp u xơ ở cả nam lẫn nữ đã thu nhỏ lại hoặc bị mất hẳn chỉ bằng chế độ ăn uống thích hợp. Thông thường, người bệnh cần trải qua một vài ngày tiết thực trước khi thực hành chế độ ăn uống bằng rau quả và ngũ cốc thô.